Deloitte: EVFTA sẽ ảnh hưởng thế nào đến cơ cấu từng ngành hàng của Việt Nam?

31/07/2020 20:54
Mới đây, tại buổi hội thảo trực tuyến EVFTA - Những điểm đáng lưu ý về thương mại hàng hóa do Deloitte tổ chức, các lãnh đạo khối dịch vụ Tư vấn Hải quan và thương mại toàn cầu của công ty này đã tóm tắt các lợi ích thương mại của EVFTA và các yêu cầu từ Hiệp định này để doanh nghiệp tiếp cận thị trường và hưởng những ưu đãi nhất định.

Tại hội thảo, bà Nguyễn Hải Vân, Trưởng phòng Tư vấn Thuế tại Deloitte, cho biết ngày 1/8 tức là ngày mai sẽ là ngày Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) có hiệu lực, cũng như ngày mà cả hai bên ký kết Hiệp định thực hiện việc cắt giảm thuế quan lần đầu tiên.

Tuy nhiên, việc cắt giảm thuế quan sẽ được áp dụng từng mốc thời gian khác nhau đối với từng mặt hàng khác nhau. Mốc cắt giảm thuế quan lần thứ hai sẽ được tính vào ngày đầu tiên của năm dương lịch kế tiếp. Điều này có nghĩa là mốc cắt giảm thuế quan tiếp theo sẽ vào ngày 1/1/2021.

Bà Nguyễn Hải Vân chỉ ra rằng, đối với một số mặt hàng mà Việt Nam có thế mạnh, điển hình như các mặt hàng về nông nghiệp như động vật sống, thủy hải sản, rau củ quả, gạo, cà phê, mật ong, hàng dệt may, gỗ thì EU sẽ tạo điều kiện thuật lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam. Hầu như hàng hóa xuất xứ từ Việt Nam trong các lĩnh vực trên sẽ được cắt giảm thuế ngay lập tức vào ngày 1/8/2020 khi nhập vào thị trường châu Âu.

Tuy nhiên, chỉ 50% mặt hàng trong nhóm hàng thủy hải sản được cắt giảm thuế ngay lập tức vào ngày mai. Những mặt hàng còn lại sẽ rơi vào các mốc cắt giảm khác nhau, trong khoảng từ năm thứ tư, năm thứ tám, hoặc năm thứ 16.

Theo Hiệp định, hầu như các mặt hàng của Việt Nam nhập khẩu vào EU có lộ trình dài nhất là 8 năm. Những mặt hàng có lộ trình cắt giảm thuế quan càng dài thì có nghĩa rằng càng có cái tính nhạy cảm đối với thị trường nội địa của EU, cụ thế hơn là đối với các doanh nghiệp sản xuất trong nước của EU.

Ví dụ như do EU có thế mạnh về các mặt hàng về ca cao hoặc phụ gia ca cao nên Việt Nam sẽ nhận được ít ưu đãi hơn. Mặt hàng này sẽ được cắt giảm thuế vào năm thứ tám của Hiệp định.

Về phía Việt Nam, lộ trình cắt giảm thuế quan của Việt Nam dài gấp đôi so với EU. Mốc cuối cùng của Việt Nam là vào năm thứ 16 của Hiệp định, áp dụng với mặt hàng thuốc lá.

Hiện nay, mặt hàng thuốc lá tại VN đang áp dụng theo chế độ hạn ngạch thuế quan theo cam kết trong WTO.

Tuy vậy, vào ngày 1/8 tới, Việt Nam cũng đã dành rất nhiều ưu đãi đối với hàng hóa có xuất xứ từ EU. Số lượng dòng hàng được cắt giảm 0% thuế chiếm tới gần 50% trên biểu thuế xuất nhập khẩu của Việt Nam, tập trung chủ yếu vào một số nhóm ngành như máy móc thiết bị, dược phẩm, hóa chất, các cái sản phẩm từ sữa, hàng dệt may, sách in.

Tương tự như đối với EU, Việt Nam cũng không áp dụng ưu đãi thuế xuất nhập khẩu 0% với toàn bộ các mặt hàng thuộc nhóm máy móc thiết bị ngay lập tức vào ngày 1/8 tới, mà sẽ tùy thuộc vào tính chất từng mặt hàng.

Ví dụ như hàng dệt may, 80% sản phẩm dệt may nhập khẩu vào EU từ Việt Nam sẽ được hưởng mức thuế suất EVFTA là 0% vào 1/8/2020. Tuy nhiên, các mặt hàng còn lại sẽ rơi vào các mốc cắt giảm khác nhau.

Theo nghiên cứu của Deloitte, các mặt hàng dệt may được hưởng ưu đãi thuế 0% chủ yếu rơi vào các mặt hàng sợi hay các mặt hàng nguyên phụ liệu dệt may phục vụ cho sản xuất của ngành dệt may trong nước.

Đối với những mặt hàng có tính chất nhạy cảm với Việt Nam, ví dụ rượu, đồ uống có cồn, xe máy, ô tô, phụ tùng xe máy, linh kiện ô tô hoặc các loại thịt như thịt gà, thịt lợn thì sẽ có lộ trình cắt giảm dài.

Các mặt hàng này sẽ được cắt giảm vào năm thứ tám, năm thứ 10 hoặc năm thứ 11 của Hiệp định. Đồng thời, dầu khí cũng là một mặt hàng có lộ trình cắt giảm dài, vào năm thứ 11 của Hiệp định.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và EU từ năm 2010 dự kiến đến năm 2020 cho thấy, kể từ năm 2010, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam tăng lên rất ấn tượng.

Năm 2010, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU là 9,63 tỷ USD. Đến năm 2015, kim ngạch này đã tăng lên hơn gấp 3 lần, đạt mức 30 tỷ USD và dự kiến vào năm 2020, con số này sẽ xấp xỉ 50 tỷ USD.

Trong suốt 10 năm vừa qua, Việt Nam liên tục xuất siêu sang thị trường châu Âu và con số số xuất siêu ngày càng tăng. Cụ thể vào năm 2010, xuất siêu của Việt Nam đạt mức 47 tỷ USD. Đến năm năm 2015, con số này là 21,57 tỷ USD. Vào năm 2020, mặc dù với tình hình bất định của đại dịch, nhưng Tổng cục Thống kê vẫn dự báo con số này sẽ lên đến khoảng 32,59 tỷ USD.

Mặc dù kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ EU thấp hơn so với xuất khẩu, nhưng nếu so với các thị trường khác thì đây cũng là một con số đáng kinh ngạc.

Năm 2010, kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ EU đạt mức 4,9 tỷ USD. Dự kiến vào năm 2020, con số này sẽ tăng lên gần gấp 4 lần, ở mức 17,19 tỷ USD.

Với các tác động của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) từ 2020 đến 2030, dự kiến kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng. Các chuyên gia cho rằng con số này tăng nhiều nhất ở giai đoạn 5 năm đầu tiên và sẽ giữ vững mức độ tăng đến năm 2030.

Theo dự báo của Tổng cục Thống kê, kim ngạch xuất khẩu sang EU của Việt Nam sẽ đạt mức hơn 59 tỷ USD và kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ EU sẽ ở mức gần 20 tỷ USD vào năm 2025.

Ngoài ra, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) cũng có những tác động thương mại đáng kể về thị phần các ngành hàng của một số doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường EU.

Theo thống kê của Trung tâm Thương mại Quốc tế (International Trade Centre), 5 ngành sản xuất và xuất khẩu chính của Việt Nam sang thị trường EU đó là ngành dệt may, da giày, ngũ cốc, sản phẩm nuôi trồng thủy sản và máy móc thiết bị.

Trong đó, tiềm năng ngành dệt may, da giày trên thị trường châu Âu ở mức lớn nhất. Đối với ngành dệt may, thị phần của Việt Nam tại EU đạt 2,2% vào năm 2019 và dự kiến Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) sẽ giúp ngành này tăng tỷ trọng lên tới 3,6%. Năm 2019, thị phần của Việt Nam tại EU đối với ngành da giày là 11,7%, dự kiến đến năm 2025, con số này sẽ đạt mức 15,3%.

Đối với các mặt hàng ngũ cốc, mặc dù tỷ lệ tăng không nhiều nhưng Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) cũng sẽ tạo điều kiện giúp tác động tích cực trong các ngành hàng này.

Tin mới

'Nỗi đau' làm xe điện của Ford: Mỗi quý lỗ tới 1,3 tỷ USD, càng bán càng lỗ, là 'con sâu' đánh tụt hiệu suất của cả tập đoàn
9 giờ trước
Cứ mỗi chiếc xe điện được bán ra trong quý vừa qua, Ford lỗ tương đương 132.000 USD/chiếc.
VinFast tung ưu đãi lớn tặng 3 tháng thuê pin cho khách hàng mua xe máy điện
8 giờ trước
Người dùng mua xe máy điện VinFast có cơ hội nhận 3 tháng thuê pin hoặc tiền mặt trị giá 1,05 triệu đồng.
Thái Lan đang mạnh tay săn lùng một báu vật tiền tỷ của Việt Nam: xuất khẩu tăng hơn 200%, giá trong nước tăng không ngừng nghỉ
8 giờ trước
Giá xuất khẩu mặt hàng này đã tăng gần 50% so với cùng kỳ.
LG đưa TV OLED không dây đầu tiên trên thế giới về Việt Nam
7 giờ trước
Đây là dòng tivi OLED không dây đầu tiên trên thế giới, sở hữu hình ảnh với độ phân giải 4K cùng tần số quét 144Hz.
Thanh long nghịch vụ tăng giá
7 giờ trước
Mùa khô năm nay, do ảnh hưởng của hiện tượng El nino, các địa phương trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu rơi vào cảnh khan hiếm nguồn nước tưới. Nhiều cây trồng suy kiệt, giảm năng suất; trong đó, có cây thanh long. Sản lượng giảm mạnh dẫn đến giá thanh long khoảng hơn 2 tuần trở lại đây tăng cao.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Thịt bò

BEEF

1.212.542.420 VNĐ / tấn

293.50 BRL / kg

-5.63 %

- -17.50

Thịt gà

CHICKEN

29.828.130 VNĐ / tấn

7.22 BRL / kg

0.00 %

- 0.00

» Xem tất cả giá Thực phẩm

Tin cùng chuyên mục

Masan đạt gần 19.000 tỷ đồng doanh thu trong quý I/2024
7 giờ trước
Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan (HOSE: MSN) vừa công bố báo cáo tài chính chưa kiểm toán của quý I/2024. Trong đó, mảng kinh doanh tiêu dùng cốt lõi của Masan ghi nhận lợi nhuận hoạt động kinh doanh tăng trưởng ở mức 69,7% so với cùng kỳ.
Thế giới rầm rộ làn sóng cấm TikTok: Nhiều sai phạm ở Việt Nam vẫn tăng trưởng khủng
7 giờ trước
Trong khi TikTok đang trở thành mạng xã hội bị "cấm cửa" tại nhiều quốc gia nhất thì ở Việt Nam, nền tảng này vẫn cho thấy tốc độ phát triển thần tốc, thậm chí vượt mặt Lazada để trở thành thị trường trực tuyến số 2 của Việt Nam sau Shopee.
Mặt hàng ở Việt Nam có thời điểm giá rẻ như cho, bán đầy đường để "giải cứu" bỗng rơi vào khủng hoảng, tăng vọt 20-30% khắp thế giới
13 giờ trước
Giá mặt hàng này đã tăng cao kỷ lục do ảnh hưởng bởi cúm gia cầm đang lây lan toàn thế giới.
Giá nhiều loại hải sản ở Trà Vinh tăng cao
16 giờ trước
Giá một số loại hải sản cua biển, nghêu, vọp, sò huyết, tôm càng xanh ở tỉnh Trà Vinh đã bắt đầu tăng trong 3 ngày vừa qua. Việc hải sản tăng giá là do nhu cầu người tiêu dùng tăng trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5.