Đến năm 2025, Việt Nam có thể thiếu hơn 27 tỷ KWh điện

17/06/2021 15:46
Trong trường hợp các nguồn điện chậm tiến độ, nguồn năng lượng tái tạo ngừng triển khai sau mốc tháng 10/2021 thì hệ thống sẽ bị thiếu hụt nguồn cung lớn.

Thiếu hụt điện dự phòng

Bộ Công thương cho biết, đến hết năm 2020, hệ thống điện Việt Nam có tổng công suất lắp đặt nguồn điện khoảng 69.000 MW. Bên cạnh đó, công suất phụ tải cực đại của hệ thống điện khoảng 38.700 MW, tỷ lệ dự phòng là 79% nếu tính cả điện gió, mặt trời và 34% nếu không tính đến các nguồn điện này. Như vậy, trong năm 2021, khả năng cung ứng điện vẫn đảm bảo với tỷ lệ dự phòng tương đối cao.

Đến năm 2025, Việt Nam có thể thiếu hơn 27 tỷ KWh điện - Ảnh 1.

Tỷ trọng các nguồn điện trên tổng công suất lắp đặt năm 2020

Giải trình về dự thảo Quy hoạch Điện VIII, Bộ Công thương cũng cho rằng, nếu có xét đến nguồn năng lượng tái tạo thì tỷ lệ dự phòng công suất toàn quốc và các miền tương đối ổn. Trong đó, miền Bắc là 13%, miền Trung 291% và miền Nam là 36%. Tuy nhiên, nếu không xét các nguồn năng lượng tái tạo thì hệ thống điện miền Bắc và miền Nam sẽ thiếu công suất dự phòng.

Số liệu từ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho hay, công suất tiêu thụ điện toàn quốc đạt đỉnh mới 41.558 MW vào ngày 2/6/2021, cao hơn 3.200 MW so với mức đỉnh của năm 2020. Thực tế cho thấy, công suất tiêu thụ đạt đỉnh xảy ra từ chiều tối đến nửa đêm và chủ yếu là tiêu thụ điện trong sinh hoạt. Với công suất lắp đặt nguồn điện khoảng 69.000 MW; trong đó có khoảng 17.000 MW nguồn điện mặt trời, thì vào buổi tối, khi không có pin lưu trữ điện mặt trời, công suất nguồn điện cả nước giảm mạnh, chỉ còn khoảng 52.000 MW.

Bộ Công thương nhấn mạnh, nếu không tính đến các loại hình năng lượng tái tạo thì tỷ lệ dự phòng công suất toàn quốc đến năm 2025 chỉ khoảng 18%. Điều này sẽ gây khó khăn cho việc xếp đặt lịch bảo dưỡng, sửa chữa các nhà máy điện, đặc biệt là thời điểm phụ tải cực đại vào buổi tối và mùa khô.

Đến năm 2025, Việt Nam có thể thiếu hơn 27 tỷ KWh điện - Ảnh 2.

Nguy cơ thiếu điện cao hơn vào mùa khô, hoặc thời điểm ngừng cấp khí, sửa chữa, bảo dưỡng các nhà máy điện ở khu vực miền Nam sẽ dẫn đến tỷ lệ dự phòng hệ thống điện miền Nam sẽ giảm mạnh từ năm 2023 và không đủ điện vào năm 2025.

Ngoài ra, tỷ lệ dự phòng năm 2025 chỉ còn 10% ở khu vực phía Bắc. Như vậy trong giai đoạn 2023 - 2025, miền Bắc hầu như không có công suất dự phòng và phải nhận hỗ trợ từ miền Trung trong cao điểm mùa khô hoặc trường hợp sửa chữa bảo dưỡng các nhà máy điện.

Theo tính toán của EVN, trong giai đoạn 2021 – 2025, nhu cầu tiêu thụ điện tăng trưởng khoảng 8,9%/năm, tương đương nhu cầu cung cấp điện phải tăng từ 23,6 - 30,5 tỷ kWh/năm mới đáp ứng được nhu cầu điện. Dẫu vậy, sản lượng các nguồn mới bổ sung chỉ đạt khoảng 6,1 – 16,7 tỷ kWh/năm, thấp hơn rất nhiều so với nhu cầu.

Trong trường hợp các nguồn điện chậm tiến độ, nguồn năng lượng tái tạo ngừng triển khai sau mốc tháng 10/2021 thì hệ thống sẽ bị thiếu hụt nguồn cung lớn. Sản lượng thiếu hụt có thể lên tới 27,7 tỷ kWh điện vào năm 2025.

Thiếu điện là do dự án chậm tiến độ

Cụ thể, Bộ Công thương cho biết, có 10 dự án nguồn điện lớn dự kiến đưa vào vận hành giai đoạn 2016 –2020 nhưng bị chậm tiến độ gồm: Sông Hậu 1, Thái Bình 2, Long Phú 1, Na Dương 2, Cẩm Phả 3, Công Thanh, Ô Môn III... Trong khi đó, các nguồn điện năng lượng tái tạo chủ yếu là mặt trời lại được triển khai vượt quá mức quy hoạch dẫn tới khó khăn trong cân đối cung cấp điện.

Trong các kịch bản của dự thảo Quy hoạch Điện VIII đang được Bộ Công thương lấy ý kiến và hiệu chỉnh, có thể nhận thấy, tỷ lệ dự phòng thô nếu tính cả điện gió và điện mặt trời luôn đạt cao từ khoảng 60%.

Tuy nhiên, nguồn điện gió và mặt trời là nguồn năng lượng tái tạo biến đổi, đóng góp rất thấp vào dự phòng hệ thống điện, đặc biệt vào lúc phụ tải cực đại buổi tối là thời điểm không có mặt trời. Vào lúc này, tỷ lệ dự phòng thô nguồn điện toàn quốc chỉ đạt 21% vào năm 2020, từ 11-14% năm 2030 và từ 5-8% năm 2045 tùy theo kịch bản phụ tải.

Bộ Công thương nhận định có thể xảy ra trường hợp các rủi ro cộng dồn, gồm phụ tải điện phát triển theo kịch bản cao, nguồn khí lô B (công suất 3.800 MW) chậm tiến độ và chỉ bắt đầu vào vận hành từ năm 2027, nguồn khí Cá Voi Xanh (3.750 MW) bắt đầu vào vận hành năm 2031, chậm tiếp 5 năm so với cân đối trong kịch bản cao. Khoảng 2.500 MW nguồn nhiệt điện than chậm sau năm 2030 do khó khăn trong huy động vốn xây dựng các nhà máy nhiệt điện than như Phả Lại 3, Công Thanh, Quảng Trạch II.

Vì vậy, sẽ cần thiết phải đưa thêm vào các nguồn điện gió, điện mặt trời và các nguồn điện khác vào vận hành để đáp ứng nhu cầu nguồn điện và xây dựng thêm các đường dây một chiều từ khu vực Nam Trung Bộ ra Bắc Bộ để truyền tải công suất các nhà máy điện.

Bên cạnh đó, để có thể kết luận về công suất dự phòng thừa hay thiếu sẽ cần phải tính toán số giờ kỳ vọng không đáp ứng nhu cầu phụ tải. Nhằm đảm bảo cung ứng điện giai đoạn 2021-2025, cần xem xét các giải pháp như đảm bảo tiến độ cung cấp nguồn điện, có cơ chế thúc đẩy phát triển nguồn năng lượng tái tạo, tiếp tục tăng cường nhập khẩu điện từ Trung Quốc, Lào và đẩy nhanh tiến độ các nhà máy điện khí hóa lỏng (LNG)…

Tin mới

Thêm một loại pin xe điện ‘khủng’ vừa được trình làng: Tuổi thọ kéo dài 15 năm, đi 1,5 triệu km
2 giờ trước
Đối tác pin của VinFast kết hợp cùng 'trùm' xe buýt tại Trung Quốc trình làng loại pin có tuổi thọ lên tới 15 năm.
Sức mạnh không tưởng của Trung Quốc: Có khả năng 'chia thế giới' làm 2, Mỹ không có cửa địch lại
3 giờ trước
Trung Quốc đang chia thế giới làm 2.
Tăng giá điện: Sát thời điểm tăng giá điện, Tổng cục Thống kê cảnh báo "nóng"
4 giờ trước
Tổng cục Thống kê vừa đưa ra khuyến cáo, việc tăng giá điện tác động trực tiếp đến đời sống người dân, đặc biệt là chỉ số giá tiêu dùng CPI.
Lãnh đạo Bình Dương mời gọi nhà đầu tư từ Úc
4 giờ trước
Đoàn công tác xúc tiến đầu tư của tỉnh Bình Dương đang có mặt tại Úc để quảng bá và giới thiệu cơ hội đầu tư tại tỉnh đến các hiệp hội doanh nghiệp, nhà đầu tư và các tổ chức ở nước Úc.
Giá vàng: Tổng cục Thống kê nói về tăng trưởng GDP và chỉ số giá vàng
4 giờ trước
Theo Tổng cục Thống kê, GDP 3 tháng đầu năm 2024 tăng trên 5,66%, cao hơn so với cùng kỳ quý I của các năm 2023, 2022 và 2021.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Dầu thô Brent

BRENT CRUDE

2.156.220 VNĐ / thùng

86.97 USD / bbl

-0.03 %

- -0.03

Dầu thô WTI

WTI CRUDE OIL

2.060.473 VNĐ / thùng

83.11 USD / bbl

2.16 %

+ 1.76

Khí tự nhiên US

NATURAL GAS US

1.176.802 VNĐ / m3

1.75 USD / mmbtu

-0.64 %

- -0.01

Than đá

COAL

3.200.663 VNĐ / tấn

129.10 USD / mt

0.08 %

+ 0.10

» Xem tất cả giá Năng lượng

Tin cùng chuyên mục

Giá xăng dầu hôm nay 29/3: Đồng loạt tăng mạnh
8 giờ trước
Giá xăng dầu hôm nay 29/3 trên thế giới và trong nước đồng loạt tăng mạnh. Trong đó, giá dầu Brent gần chạm mốc 87 USD/thùng.
Đề xuất mới: Doanh nghiệp được tự quyết giá xăng dầu
8 giờ trước
Các doanh nghiệp đầu mối sẽ được quyền tự quyết định giá bán xăng dầu; cơ quan quản lý sẽ siết chặt hơn việc thuê kho của doanh nghiệp và thương nhân phân phối không được mua xăng dầu của nhau… là những đề xuất mới nhất của Bộ Công Thương liên quan đến kinh doanh xăng dầu.
Bộ Công Thương đề xuất gây sốc: Doanh nghiệp đầu mối được tự quyết giá bán lẻ xăng dầu
9 giờ trước
Bộ Công Thương đề xuất cho doanh nghiệp đầu mối xăng dầu được tự quyết định giá bán lẻ xăng dầu dựa trên căn cứ tính toán chi phí đầu vào. Nhà nước chỉ công bố giá bình quân và hậu kiểm giá bán ra.
Giá xăng tăng tiếp 530 đồng/lít, RON 95 sát mốc 25.000 đồng/lít
12 giờ trước
Từ 15h ngày 28/3, giá xăng E5 RON 92 tăng 410 đồng/lít, xăng RON 95 tăng 530 đồng/lít.