Dệt may đặt mục tiêu xuất khẩu 48 tỷ USD năm 2025

16/12/2024 04:30
Theo thông tin từ Hiệp hội Dệt may Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu dệt may năm nay đạt mục tiêu 44 tỷ USD như dự kiến, tăng hơn 11% so với năm ngoái.

Theo Hiệp hội, nhiều doanh nghiệp trong ngành ghi nhận sự tăng trưởng đơn hàng trong năm nay và năm sau. Trong đó năm sau, dự báo lượng đơn hàng sẽ dồi dào hơn so với năm nay. Toàn ngành dệt may đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu năm sau đạt khoảng 48 tỷ USD.

Theo ông Vũ Đức Giang Hiệp hội Dệt may Việt Nam, nhiều doanh nghiệp trong ngành ghi nhận sự tăng trưởng đơn hàng trong năm 2024 và năm 2025. Trong bối cảnh tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, cước vận tải biến động mạnh, kinh tế thương mại phục hồi chậm, tổng đầu tư toàn cầu sụt giảm... nhưng ngành dệt may Việt Nam vẫn giữ được mức tăng trưởng khá.

Phó Tổng giám đốc Tổng công ty cổ phần May Việt Tiến, ông Phan Văn Kiệt cho biết, giai đoạn cuối năm, nhiều lao động tại doanh nghiệp đang tăng ca để kịp đáp ứng đơn hàng, phục vụ dịp lễ, tết cho các đối tác nước ngoài. Ngoài ra, Việt Tiến đã có đơn hàng đến tháng 5/2025.

Trong khi đó, với các doanh nghiệp ngành sợi, mặc dù thị trường còn khá ảm đạm khi giá đơn hàng còn ở mức rất thấp, nhưng bằng nhiều giải pháp tiết kiệm, tối ưu chi phí trong sản xuất… nhiều doanh nghiệp đã có những tín hiệu tích cực. Vì vậy, năm 2025 toàn ngành dệt may đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 48 tỷ USD. Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch VITAS cho hay, đây là con số có sự tính toán và nghiên cứu kỹ lưỡng về xu thế đơn hàng; trong đó, ngành may được dự đoán sẽ có lượng đơn hàng sẽ dồi dào hơn so với năm 2024.

Tuy nhiên, theo ông Vũ Đức Giang, tuy dự báo tình hình sẽ lạc quan nhưng trong năm 2025, ngành dệt may vẫn gặp nhiều thách thức khi ít cơ hội tiếp cận đơn hàng lớn, đơn giá không tăng, nhu cầu tiêu dùng chưa phục hồi... Doanh nghiệp ngành dệt may cũng đang phải đối mặt những thách thức mới trong năm 2025 như: tình trạng giá đơn hàng thấp trong khi chi phí đầu vào tiếp tục tăng, các nhãn hàng có sự thay đổi lớn trong cách mua hàng cũng như các quy định liên quan đến thanh toán, giảm sản lượng…

Hơn nữa, áp lực giảm giá đơn hàng đi cùng những quy định mới với các tiêu chí, tiêu chuẩn khắt khe liên quan đến "xanh hoá" trong sản xuất, tự chủ nguồn nguyên liệu… là những vấn đề trước mắt các doanh nghiệp dệt may tiếp tục phải đối mặt trong năm tới.

Ngoài ra, trước sức ép cạnh tranh gay gắt từ thị trường cung ứng, các doanh nghiệp dệt may Việt cũng đồng thời đáp ứng các yêu cầu nghiêm ngặt về tiêu chuẩn lao động, truy xuất nguồn gốc và phát thải carbon thấp từ các thị trường xuất khẩu lớn như EU.

Ông Nguyễn Xuân Dương, Chủ tịch HĐQT Tổng công ty May Hưng Yên cho biết, năm 2024, xuất khẩu dệt may cán mốc 44 tỷ USD nhưng xuất khẩu vào EU rất khiêm tốn. Một trong những thách thức chính ngành dệt may đối mặt với vấn đề về xuất xứ với nguồn nguyên liệu nhập khẩu đa phần từ Trung Quốc và một số nước khác không thuộc FTA.

Để khai thác tốt hơn thị trường lớn này, tận dụng hiệu quả ưu đãi thuế quan do EVFTA mang lại, ông Nguyễn Xuân Dương đề xuất cơ quan chức năng sớm giải quyết hạn chế trên của ngành. Bài toán đáp ứng quy tắc xuất xứ cần gắn liền với phát triển nguồn nguyên liệu tại chỗ. Muốn thực hiện được cần quy hoạch các khu công nghiệp lớn để thu hút nhà đầu tư sản xuất. Bản thân các doanh nghiệp dệt may tiếp tục nỗ lực đầu tư, công nghệ hóa, robot hóa quy trình sản xuất… Đồng thời, triển khai quyết liệt các giải pháp tiết kiệm năng lượng, sử dụng năng lượng tái tạo trong sản xuất để đạt các chứng chỉ xanh, một trong những tiêu chí bắt buộc cho các đơn hàng vào các thị trường lớn hiện nay.


Tin mới

Trung tâm thương mại chật cứng người mua sắm, ăn uống ngày lễ 30/4
2 giờ trước
Hàng ngàn người đổ về trung tâm thương mại để ăn uống, mua sắm vui chơi trong ngày đầu của kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5.
‘Cháy’ xe khách về một số tỉnh thành, bến ‘tung’ xe tăng cường
2 giờ trước
Trong 2 ngày bắt đầu nghỉ lễ 30/4-1/5, khách ra các bến xe ở Hà Nội đã tăng cao, trên một số tuyến đã “cháy vé”, bến xe đã phải điều xe tăng cường.
Việt Nam xuất khẩu hàng trăm nghìn tấn sản vật trị giá hơn 10 tỷ USD của TG: Mỹ, Nga liên tục chốt đơn
2 giờ trước
Mỹ chi hơn 6 triệu USD chỉ trong 3 tháng đầu năm để nhập khẩu sản vật này từ Việt Nam.
Apple tôn vinh Việt Nam theo cách đặc biệt nhân ngày đại lễ 30/4
18 phút trước
Việc Apple dành riêng một chiến dịch để vinh danh các nhà phát triển Việt trong dịp 30/4 là một hành động đặc biệt, cho thấy Việt Nam đang dần chuyển mình thành nơi tạo nên những nhà phát triển tài năng có bản sắc, có sức lan tỏa trên bản đồ công nghệ toàn cầu.
Loạt ô tô mới ra mắt tại Việt Nam trong tháng 4
2 giờ trước
Thị trường ô tô Việt Nam trong tháng 4 đón chào nhiều mẫu xe "tân binh", trải dài từ phân khúc phổ thông, cao cấp cho tới xe siêu sang.

Tin cùng chuyên mục

Smartphone pin khủng 6.500mAh ra mắt tại Việt Nam, có sạc nhanh 90W và ưu đãi thay pin 5 năm
23 giờ trước
vivo tiếp tục ra mắt sản phẩm mới vivo V50 Lite tại thị trường smartphone Việt Nam. Điểm nhấn ấn tượng nhất của sản phẩm này chính là viên pin dung lượng khủng lên đến 6.500 mAh cùng với khả năng sạc nhanh 90W.
Không điều chỉnh giá xăng dầu vào dịp nghỉ lễ 30-4, 1-5
1 ngày trước
Giá xăng dầu sẽ được điều chỉnh vào thứ Hai ngày 5-5, tức ngày làm việc đầu tiên sau kỳ nghỉ lễ 30-4, 1-5.
Omoda C7 SHS và C3 chính thức ra mắt, có khả năng về Việt Nam "đấu" Honda CR-V và Toyota Yaris Cross
1 ngày trước
Hai mẫu xe Omoda C7 SHS và Omoda C3 đã chính thức được giới thiệu tới người tiêu dùng quốc tế thông qua triển lãm ô tô Thượng Hải 2025.
Mỹ nhắm vào một ‘vựa dầu’ giá rẻ quan trọng, Trung Quốc tăng mạnh gom hàng đề phòng bất trắc: Nhập gần 2 triệu thùng/ngày, tồn kho tăng mạnh nhất trong 3 năm
1 ngày trước
Sau Nga, lượng nhập khẩu từ quốc gia này vào Trung Quốc tăng vọt lên 20% so với tháng trước.