ĐHĐCĐ lần 2 của OGC bất thành do HĐQT không chấp thuận yêu cầu bổ sung chương trình họp của nhóm cổ đông sở hữu 51% cổ phần

29/10/2021 19:28
Sáng ngày 29/10, CTCP Tập đoàn Đại Dương (OGC) đã tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2021 lần 2. Tổng cộng có các cổ đông và người được ủy quyền đại diện cho hơn 262 triệu cổ phiếu, tương ứng 87,6% cổ phần của công ty đã có mặt.

Tuy nhiên, việc phê duyệt chương trình đại hội đã không được thông qua với chỉ 40,5% biểu quyết tại đại hội tán thành, điều này đồng nghĩa với việc đại hội lần 2 không thể tiến hành.

Nguyên nhân dẫn đến việc đa số phản đối chương trình đại hội là do HĐQT công ty đã không đưa vào chương trình họp các kiến nghị theo đề xuất của nhóm cổ đông lớn được đại diện bởi IDS Equity Holdings.

Hiện OGC có vốn điều lệ 3000 tỷ đồng, tương ứng với 300 triệu cổ phiếu. Có 16 cổ đông sở hữu hơn 153 triệu cổ phiếu, tương đương 51,02% cổ phần đã ủy quyền cho IDS Equity Holdings.

Trước thềm ĐHĐCĐ thường niên 2021 lần 2 của Tập đoàn Đại Dương, ngày 20/10/2021, IDS Equity Holdings đã có văn bản đề nghị bổ sung vào chương trình họp theo đúng và chính xác toàn bộ các nội dung đã được nhóm cổ đông kiến nghị bổ sung từ ngày 22/04/2021 trước đó, đồng thời yêu cầu bãi nhiệm 02 thành viên Hội đồng quản trị là ông Nguyễn Thành Trung và bà Nguyễn Mai Phương.

Tuy nhiên, OGC đã có văn bản chính thức gửi IDS Equity Holdings, phản hồi rằng đa số thành viên HĐQT không tán thành thông qua việc bổ sung nội dung nói trên vào chương trình Đại hội đồng cổ đông.

Việc các thành viên HĐQT của OGC không tán thành và không bổ sung nội dung được đa số cổ đông đề nghị đưa vào chương trình họp mà thấy họ quyết định đi ngược lại với mong muốn của đa số những chủ sở hữu của công ty. Bất đồng quan điểm giữa HĐQT hiện thời của OGC với nhóm cổ đông lớn sở hữu quá bán cổ phần đã diễn ra một thời gian dài, gây ảnh hưởng nhất định đến hoạt động của công ty.

Những đề nghị miễn nhiệm liên tục được đưa ra cho thấy những người trong ban lãnh đạo đang không còn nhận lòng tin của đa số các cổ đông – những người đang sở hữu công ty nhưng lại không nắm được quyền điều hành.

---

Bài sửa

ĐHĐCĐ lần 2 của OGC bất thành do HĐQT không chấp thuận yêu cầu bổ sung chương trình họp của nhóm cổ đông sở hữu 51% cổ phần

Sáng ngày 29/10, CTCP Tập đoàn Đại Dương (OGC) đã tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2021 lần 2. Tổng cộng có các cổ đông và người được ủy quyền đại diện cho hơn 262 triệu cổ phiếu, tương ứng 87,6% cổ phần của công ty đã có mặt.

Tuy nhiên, việc phê duyệt chương trình đại hội đã không được thông qua với 59,5% biểu quyết tại đại hội không tán thành, điều này đồng nghĩa với việc đại hội lần 2 không thể tiến hành.

Nguyên nhân dẫn đến việc đa số phản đối chương trình đại hội là do HĐQT công ty đã không đưa vào chương trình họp các kiến nghị theo đề xuất của nhóm cổ đông lớn được đại diện bởi IDS Equity Holdings.

Hiện OGC có vốn điều lệ 3000 tỷ đồng, tương ứng với 300 triệu cổ phiếu. Có 16 cổ đông sở hữu hơn 153 triệu cổ phiếu, tương đương 51,02% cổ phần đã ủy quyền cho IDS Equity Holdings. Đáng chú ý trước đó vào cuộc họp báo ngày1 tháng 12 năm 2020 do ông Mai Hữu Đạt và Nguyễn Thành Trung tổ chức lại phủ nhận thông tin nhóm cổ đông IDS Equity Holdings đã sở hữu chi phối OGC.

Trước thềm ĐHĐCĐ thường niên 2021 lần 2 của Tập đoàn Đại Dương, ngày 20/10/2021, IDS Equity Holdings đã có văn bản đề nghị bổ sung vào chương trình họp theo đúng và chính xác toàn bộ các nội dung đã được kiến nghị bổ sung từ ngày 22/04/2021 trước đó, đồng thời yêu cầu bãi nhiệm 02 thành viên Hội đồng quản trị là ông Nguyễn Thành Trung và bà Nguyễn Mai Phương.

Tuy nhiên, OGC đã có văn bản chính thức gửi IDS Equity Holdings, phản hồi rằng: "đại đa số thành viên HĐQT không tán thành thông qua việc bổ sung nội dung nói trên vào chương trình Đại hội đồng cổ đông". OGC không cung cấp thêm các lý do hay dẫn chiếu các quy định khi chính các thành viên HĐQT quyết định không đưa nội dung miễn nhiệm mình vào để bổ sung họp vào theo yêu cầu của cổ đông 51%.

Việc HĐQT của OGC không thực hiện bổ sung nội dung được đa số cổ đông đề nghị vào chương trình họp cho thấy quyết định đi ngược lại của các thành viên hội đồng quản trị với quyết định của đa số những chủ sở hữu thật sự của công ty. Đây cũng là một trong các bất cập của Luật Doanh Nghiệp hiện hành, đã xảy ra các trường hợp tương tự như các kỳ đại hội của Eximbank, khi mà người đại diện cổ đông để điều hành một công ty đại chúng, mặc dù không còn được tín nhiệm thì có rất nhiều lỗ hổng để tiếp tục tại vị.

Tin mới

Trung tâm thương mại chật cứng người mua sắm, ăn uống ngày lễ 30/4
7 giờ trước
Hàng ngàn người đổ về trung tâm thương mại để ăn uống, mua sắm vui chơi trong ngày đầu của kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5.
‘Cháy’ xe khách về một số tỉnh thành, bến ‘tung’ xe tăng cường
7 giờ trước
Trong 2 ngày bắt đầu nghỉ lễ 30/4-1/5, khách ra các bến xe ở Hà Nội đã tăng cao, trên một số tuyến đã “cháy vé”, bến xe đã phải điều xe tăng cường.
Honda CR-V 2025 ra mắt: Thêm bản offroad 204hp, ngay từ bản base đã có màn 9inch và 1 option rất quen thuộc
7 giờ trước
Honda CR-V 2025 bổ sung một số trang bị cho bản tiêu chuẩn đồng thời mang tới cho người dùng cấu hình off-road TrailSport.
Việt Nam xuất khẩu hàng trăm nghìn tấn sản vật trị giá hơn 10 tỷ USD của TG: Mỹ, Nga liên tục chốt đơn
7 giờ trước
Mỹ chi hơn 6 triệu USD chỉ trong 3 tháng đầu năm để nhập khẩu sản vật này từ Việt Nam.
Trung Quốc lại lập kỳ tích: Cỗ máy "hóa thành con người", làm được điều không tưởng nhờ bảo bối DeepSeek
8 giờ trước
Không còn là thử nghiệm, những sản phẩm này đã làm được việc thay thế con người, dù rất phức tạp.

Tin cùng chuyên mục

Cổ phiếu ORS chịu áp lực bán mạnh, thanh khoản tăng đột biến
20/03/2025 15:44
Kết phiên hôm nay (20/3), VN-Index giảm 0,7 điểm xuống 1.323,93 điểm. Thanh khoản giảm so với phiên hôm qua, giá trị khớp lệnh trên HoSE đạt khoảng 17.843,41 tỷ đồng.
Chân dung tỷ phú Phạm Nhật Vượng - Top 500 người giàu nhất thế giới
12/03/2025 16:18
Theo cập nhật mới nhất của Forbes, ông Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vingroup lọt top 500 người giàu nhất thế giới và giữ vững vị trí giàu nhất Việt Nam.
"Pháp sư Trung Quốc" lại gây sốc thế giới với sản phẩm AI mới, lần này cái tên là Manus
12/03/2025 03:40
Sau khi DeepSeek khuấy đảo cộng đồng công nghệ thế giới, Trung Quốc tiếp tục khiến dư luận quốc tế ngỡ ngàng với sự xuất hiện của Manus, một trí tuệ nhân tạo (AI) do startup Monica phát triển.
Sự sụp đổ của 1 startup xe điện Mỹ: Từng trị giá 30 tỷ USD, 'cháy' tiền mặt nên phải bán toàn bộ tài sản, founder tù tội
21/02/2025 03:06
Startup này bắt đầu rơi vào khủng hoảng sau khi người sáng lập Trevor Milton bị cáo buộc lừa dối các nhà đầu tư về hoạt động kinh doanh.