Dịch bệnh không dừng nhà máy, an toàn đến đâu tăng công suất đến đóicon

Các doanh nghiệp đưa ra nhiều kiến nghị để ổn định sản xuất trong điều kiện dịch bệnh.

Các doanh nghiệp đưa ra nhiều kiến nghị để ổn định sản xuất trong điều kiện dịch bệnh.

 

Cục Công nghiệp Bộ Công Thương vừa tổ chức buổi trao đổi trực tuyến với các hiệp hội và doanh nghiệp ngành chế biến chế tạo để lắng nghe, tiếp thu ý kiến tìm ra giải pháp giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn trong thời gian thực hiện Chỉ thị 16, duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh.

Các doanh nghiệp chia sẻ khó khăn lớn nhất trong việc triển khai “3 tại chỗ” đó là cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp không đủ điều kiện đáp ứng công tác phòng chống dịch, chi phí thực hiện lớn, bên cạnh đó quy định, hướng dẫn của các cơ quan liên quan chưa cụ thể, thiếu nhất quán khiến doanh nghiệp lúng túng trong quá trình thực hiện.

Dịch bệnh không dừng nhà máy, an toàn đến đâu tăng công suất đến đó
Vừa sản xuất vừa chống dịch: Tìm mô hình mới thay cho "3 tại chỗ"

"Khi thấy có một số bất cập xảy ra, thay vì tìm giải pháp tháo gỡ, hỗ trợ doanh nghiệp, các tỉnh lại ra quy định dừng thực hiện “3 tại chỗ” làm ảnh hưởng đến những doanh nghiệp có đủ điều kiện triển khai", các doanh nghiệp nêu.

Các doanh nghiệp cũng đưa ra nhiều kiến nghị để ổn định sản xuất trong điều kiện dịch bệnh.

Thứ nhất, liên quan đến quy định về hình thức tổ chức sản xuất trong điều kiện vừa thực hiện cách ly, vừa sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, ngoài các quy định về hình thức “3 tại chỗ”, “1 cung đường, 2 địa điểm”, doanh nghiệp kiến nghị bổ sung các hình thức khác cho doanh nghiệp được lựa chọn.

Theo đó, cần có các quy định cụ thể đối với trường hợp người lao động được về nhà, có cam kết của doanh nghiệp với địa phương, người lao động với doanh nghiệp, và di chuyển bằng phương tiện cá nhân giữa nơi ở của gia đình và cơ sở sản xuất, kinh doanh (đảm bảo các biện pháp an toàn tương tự trường hợp F1 tự cách ly tại gia đình và di chuyển theo tuyến cố định, không dừng đỗ dọc đường).

Thứ hai, doanh nghiệp kiến nghị bổ sung quy định cụ thể đối với trường hợp người lao động dừng tham gia “3 tại chỗ” giữa chừng và trở về nơi cư trú để người lao động yên tâm đăng ký tham gia “3 tại chỗ”.

Thứ ba, doanh nghiệp kiến nghị cần có hướng dẫn các địa phương xây dựng các kịch bản, lộ trình phục hồi sản xuất tương ứng với các kịch bản diễn biến của dịch bệnh để các doanh nghiệp có kế hoạch bố trí sản xuất phù hợp.

Thứ tư cần có quy trình, thời hạn các cơ quan y tế địa phương cần phối hợp với doanh nghiệp trong việc tách F0, F1 ra khỏi môi trường làm việc để doanh nghiệp sớm ổn định lại sản xuất và đảm bảo an toàn cho những người lao động khác trong doanh nghiệp yên tâm tập trung làm việc.

Thứ năm cần bổ sung quy định về tổ chức thực hiện xét nghiệm cộng gộp định kỳ, lấy mẫu trực tiếp tại doanh nghiệp nhằm cắt giảm chi phí, thời gian cho doanh nghiệp và các cơ sở y tế cũng như tránh tập trung đông người gây mất an toàn phòng dịch.

Thứ sáu kiến nghị bổ sung quy định cụ thể các điều kiện cần thiết để cho phép doanh nghiệp được hoạt động trở lại tương ứng với các kịch bản khác nhau (hoạt động 30%, 50%, 70% cho tới 100% công suất như trước thời điểm diễn ra dịch bệnh) tuỳ vào điều kiện đảm bảo an toàn của doanh nghiệp và kết quả thực hiện phòng chống dịch bệnh để doanh nghiệp có kế hoạch bố trí lao động và nguồn lực sản xuất thích hợp.

Thứ bảy, cần bổ sung quy định về việc địa phương khi quyết định tạm dừng hoạt động sản xuất trên quy mô lớn trong phạm vi toàn bộ khu, cụm công nghiệp trên địa bàn cần báo cáo Tổ công tác đặc biệt của Chính phủ thực hiện công tác phòng, chống dịch Covid-19 và Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 xem xét, quyết định.

Liên quan đến tiêm vắc xin, các doanh nghiệp kiến nghị cho người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp vào đối tượng ưu tiên tiêm vắc xin. Trong nhóm doanh nghiệp, ưu tiên tiêm vắc xin cho các doanh nghiệp thuộc các ngành xuất khẩu và sản xuất các sản phẩm thiết yếu gồm điện tử, dệt may, da giày, ô tô, thép, chế biến nông sản, thực phẩm...

Ngoài ra, cho phép các cơ sở y tế triển khai tiêm chủng có thu phí (do doanh nghiệp, cá nhân chi trả) dưới sự hướng dẫn và giám sát về chuyên môn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

"Trong trường hợp các Hiệp hội, doanh nghiệp đã liên hệ và tìm được nguồn cung vắc xin từ nước ngoài, đề nghị Bộ Y tế khẩn trương báo cáo Chính phủ đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp ký kết các hợp đồng cung ứng vắc xin để giúp các doanh nghiệp sớm tiếp cận nguồn vắc-xin trong thời gian ngắn nhất", doanh nghiệp kiến nghị trong cuộc làm việc với Cục Công nghiệp.

Lương Bằng

Tin mới

Mazda CX-5 2025 ra mắt: Nội thất mới hoàn toàn, màn hình lớn, ít phím bấm, 'úp mở' bản hybrid gây bất ngờ
10 giờ trước
Mazda CX-5 thế hệ mới có sự tăng tiến về kích thước xe và cấu hình bên trong. Trong khi đó, phần ngoại thất được thay đổi nhẹ nhưng vẫn giữ lại phong cách kodo đã làm nên tên tuổi của hãng xe Nhật Bản.
Siêu phẩm xe ga 125cc của Yamaha mở bán: Thiết kế độc lạ, tiêu thụ chưa tới 2L/100 km xăng
9 giờ trước
Mẫu xe ga mới có thiết kế độc đáo, hướng tới nhu cầu cho phương tiện di chuyển hàng ngày trên đường phố của người dùng trẻ.
Giá xăng, dầu cùng tăng, RON 95 vượt 20.000 đồng/lít
8 giờ trước
Tại kỳ điều chỉnh hôm nay, giá xăng tăng 190 - 210 đồng/lít.
Xe hybrid nửa đầu năm 2025: Tăng 71% so với năm ngoái, bộ đôi nhà Toyota và XL7 đua tam mã, HR-V mới ra mắt đã kịp làm nên chuyện
7 giờ trước
Bộ đôi Toyota gồm Innova Cross, Corolla Cross và Suzuki XL7 đang chia nhau 3 vị trí dẫn đầu bảng xếp hạng doanh số xe hybrid nửa đầu năm 2025.
Loại quả của Việt Nam khiến người Trung Quốc siêu mê: diện tích trồng hơn 110.000 ha, đến cựu Đại sứ Hoa Kỳ cũng phải xuýt xoa khen 'ngon nhất thế giới'
7 giờ trước
Tại Trung Quốc, loại quả này của Việt Nam rất nổi tiếng vì chất lượng thơm ngon và giá cả hợp lý.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

35.605.268 VNĐ / tấn

162.70 JPY / kg

0.06 %

+ 0.10

Đường

SUGAR

9.426.274 VNĐ / tấn

16.36 UScents / lb

1.21 %

- 0.20

Cacao

COCOA

216.463.138 VNĐ / tấn

8,282.50 USD / mt

1.12 %

- 93.50

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

167.120.464 VNĐ / tấn

290.05 UScents / lb

1.47 %

+ 4.20

Gạo

RICE

15.215 VNĐ / tấn

12.80 USD / CWT

0.91 %

+ 0.12

Đậu nành

SOYBEANS

9.676.909 VNĐ / tấn

1,007.70 UScents / bu

0.45 %

- 4.50

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.168.766 VNĐ / tấn

283.55 USD / ust

0.23 %

+ 0.65

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Một 'mỏ vàng dưới lòng đất' của Việt Nam khiến Trung Quốc có bao nhiêu mua bấy nhiêu: Thu về gần 700 triệu kể từ đầu năm, nước ta cạnh tranh với Thái Lan ngôi vương của thế giới
16 giờ trước
Không phải sầu riêng, đây là mặt hàng mà Thái Lan và Việt Nam đang cạnh tranh gay gắt tại thị trường Trung Quốc.
Đường dây bán thịt lợn chết tại chợ Phùng Khoang: Giá ban đầu chỉ 20.000 đồng/kg, biết kém chất lượng vẫn xẻ bán cho khách mỗi ngày
1 ngày trước
Các đối tượng tiến hành mổ phanh và sử dụng ô tô tải vận chuyển lợn chết ra khu vực ki ốt tại chợ Phùng Khoang để tiêu thụ.
Giá gạo xuất khẩu nửa đầu năm giảm
1 ngày trước
Với mặt hàng gạo, giá gạo xuất khẩu bình quân 6 tháng đầu năm ước đạt 517,5 USD/tấn, giảm 18,4% so với cùng kỳ năm 2024.
5 tháng đầu năm, Việt Nam chi gần 1 tỷ USD nhập khẩu trái cây
1 ngày trước
Số liệu mới nhất từ Tổng cục Hải quan cho thấy, trong 5 tháng đầu năm nay, Việt Nam đã chi gần 1 tỷ USD để nhập khẩu các loại trái cây.