Dịch bệnh ở Bắc Giang, Bắc Ninh sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhóm hàng động lực xuất khẩu trong những tháng tới

04/06/2021 10:23
Hai tỉnh, với các khu công nghiệp có vốn FDI chiếm khoảng 10% tổng vốn FDI cả nước, Bắc Ninh và Bắc Giang đang là tâm điểm của dịch bệnh với số ca nhiễm lớn và phải cắt giảm lao động tại các nhà máy. Đây là 2 địa phương tập trung nhiều các nhà máy FDI sản xuất mặt hàng máy móc, linh kiện điện tử, với tổng mức xuất khẩu chiếm khoảng 15% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước.

Báo cáo phân tích vĩ mô tháng 5/2021 của Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) cho biết, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 5/2021 ước tính đạt 26 tỷ USD, tăng 35,6% so với cùng kỳ, trong khi nhập khẩu ước đạt 28 tỷ USD, tăng 56,4%. Lũy kế 5 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 130,94 tỷ USD, nhập khẩu 131,31 tỷ USD, cùng tăng trên 30% so với cùng kỳ. Do đó, cán cân TM đã quay lại trạng thái nhập siêu, ở mức 369 triệu USD, lần đầu tiên trong vòng hơn 1 năm trở lại đây (kể từ tháng 1/2020).

Tất cả các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam đều ghi nhận tăng trưởng xuất khẩu dương trong 5 tháng đầu năm 2021. Thị trường Mỹ vẫn là thị trường XK lớn nhất với mức tăng trưởng 49,8% so với cùng kỳ. 

Đối với thị trường nhập khẩu, Trung Quốc vẫn là thị trường lớn nhất đối với Việt Nam, cùng mức tăng trưởng 52,8% so với cùng kỳ.

Tác động của dịch bệnh Covid-19 trong năm 2020 khiến đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa. Do đó, sản lượng xuất nhập khẩu giảm mạnh trong thời gian này, tạo ra mức nền so sánh thấp, là yếu tố hỗ trợ cho đà tăng của xuất nhập khẩu trong tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2021. Kim ngạch nhập khẩu tăng mạnh trong năm nay do 2 yếu tố chính. 

Thứ nhất, nhóm tư liệu sản xuất, chiếm trên 90% tổng tỷ trọng nhập khẩu, ghi nhận mức tăng rất mạnh về giá trên thị trường thế giới, đẩy giá trị nhập khẩu tăng mạnh. Thứ hai, Trung Quốc – thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam, đã hồi phục nền kinh tế và các hoạt động sản xuất kinh doanh sau ảnh hưởng của dịch Covid-19, giúp cho lượng nhập khẩu từ qiốc gia này tăng mạnh, trái ngược với năm ngoái khi hoạt động sản xuất của Trung Quốc bị ngừng trệ do dịch bệnh.

So với tháng trước, tác động tiêu cực của dịch Covid đã bắt đầu phản ánh khi kim ngạch xuất khẩu ghi nhận tăng trưởng âm với nhiều nhóm hàng chứng kiến sự sụt giảm, bao gồm máy móc, điện thoại và linh kiện; nông sản và công nghiệp chế biến.

Dự báo trong tháng 6/2021, nếu dịch bệnh không được kiểm soát tại các khu công nghiệp, nhiều khả năng hoạt động sản xuất và xuất nhập khẩu cũng sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực.

Nhóm các sản phẩm máy móc, điện thoại di động và linh kiện, chiếm 38,8% tổng tỷ trọng xuất khẩu đã ghi nhận sụt giảm theo tháng, trước tác động của làn sóng Covid-19 thứ 4, ở mức 3-12%. 

Hai tỉnh, với các khu công nghiệp có vốn FDI chiếm khoảng 10% tổng vốn FDI cả nước, Bắc Ninh và Bắc Giang đang là tâm điểm của dịch bệnh với số ca nhiễm lớn và phải cắt giảm lao động tại các nhà máy. Đây là 2 địa phương tập trung nhiều các nhà máy FDI sản xuất mặt hàng máy móc, linh kiện điện tử, với tổng mức xuất khẩu chiếm khoảng 15% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Do đó, việc kiểm soát dịch bệnh, đặc biệt tại những địa phương này trên có ảnh hưởng lớn đối với kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này trong những tháng tiếp theo.

Về các mặt hàng, nhóm công nghiệp chế biến ghi nhận mức tăng trưởng mạnh nhất. Đặc biệt, giá trị xuất khẩu sắt thép tăng tới 3 lần so với cùng kỳ, một phần do giá cả trên thị trường thế giới tăng mạnh.

Nhóm hàng nông, lâm, và thuỷ sản phần lớn cũng đạt mức tăng từ 12-70% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, xuất khẩu gạo có mức giảm tương đối mạnh, khoảng 17% YoY trong tháng 5, khi cước thuê container vận chuyển cao và mặt hàng chịu cạnh tranh tương đối gay gắt trên thị trường thế giới.

Tin mới

Phát hiện 11.500 hộp trà, sữa hạt 'quảng cáo công dụng quá mức'
11 giờ trước
11.500 hộp gồm trà, sữa hạt, viên uống của Công ty Thảo dược Mộc Can ghi nhãn sai sự thật, mô tả công dụng gây hiểu lầm là thuốc chữa bệnh.
Loại quả chát xít, ngày xưa ăn với muối ớt “cho vui”, giờ thành đặc sản phố cổ Hà Nội khiến khách Tây phát cuồng
11 giờ trước
Từng là món quà vặt gắn liền tuổi thơ, loại quả này nay đã thành đặc sản Hà Nội, khiến cả du khách nước ngoài cũng mê mẩn.
Con số gây bất ngờ, vượt xa kỳ vọng ở thành phố đang lưu hành 9 triệu xe máy
11 giờ trước
Mục tiêu của chiến dịch là để giảm thiểu khí thải gây ô nhiễm từ xe máy.
‘Nên hỗ trợ chi phí cho chủ xe nâng cấp để đạt chuẩn khí thải’
11 giờ trước
Cựu Tổng Thư ký VAMA, ông Vũ Tấn Công, cho rằng dự thảo quy chuẩn quốc gia về khí thải đối với ô tô có ý nghĩa quan trọng đối với môi trường, nhưng để thành hiện thực cần đáp ứng nhiều yếu tố.
Đề xuất quy định mới về kinh doanh xuất khẩu gạo
11 giờ trước
Bộ Công Thương đề xuất các thương nhân xuất khẩu gạo phải nộp báo cáo về tình hình ký kết và thực hiện hợp đồng trước ngày 20 hằng tháng, báo cáo về lượng thóc, gạo tồn kho, phân theo từng chủng loại và phẩm cấp trước ngày 5.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

37.728.016 VNĐ / tấn

172.40 JPY / kg

1.71 %

- 3.00

Đường

SUGAR

10.012.176 VNĐ / tấn

17.52 UScents / lb

0.85 %

- 0.15

Cacao

COCOA

282.492.507 VNĐ / tấn

10,898.00 USD / mt

6.25 %

+ 641.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

214.095.990 VNĐ / tấn

374.64 UScents / lb

2.14 %

- 8.18

Gạo

RICE

15.050 VNĐ / tấn

12.76 USD / CWT

1.16 %

- 0.15

Đậu nành

SOYBEANS

10.000.744 VNĐ / tấn

1,050.00 UScents / bu

0.12 %

- 1.30

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.443.488 VNĐ / tấn

295.50 USD / ust

1.50 %

- 4.50

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam có cà phê đặc sản, giá cao gấp đôi mặt bằng thế giới
12 giờ trước
Ông Trịnh Đức Minh - Chủ tịch Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột - cho biết, mục tiêu xuất khẩu cà phê trong năm nay có thể vượt mốc 6 tỷ USD. Đáng chú ý, Việt Nam đã bắt đầu sản xuất cà phê đặc sản, giá bán cao gấp rưỡi đến gấp đôi so với mặt bằng thế giới.
Đối thủ sầu riêng mới nổi chính thức gia nhập thị trường Trung Quốc: Muốn đe dọa thị phần Thái Lan, Việt Nam nhưng chuyên gia nhận xét còn thiếu một điều quan trọng
14 giờ trước
Sầu riêng của quốc gia này được đánh giá có giá trị thị trường cao do quá trình trồng trọt tốn nhiều công sức và diện tích đất thích hợp để trồng trọt ở nước này có hạn.
Lý do Việt Nam có thể nhập khẩu gạo lớn thứ 2 thế giới
15 giờ trước
Việt Nam từ lâu được biết đến là một trong những quốc gia sản xuất và xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Thế nhưng, theo dự báo mới nhất của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), Việt Nam lại có thể trở thành nước nhập khẩu gạo lớn thứ hai toàn cầu trong thời gian tới.
Khan hàng loại quả xuất khẩu tỉ USD, giá tăng mạnh
15 giờ trước
Đơn hàng xuất khẩu dồn dập nhưng một số doanh nghiệp phản ánh khó mua quả dừa tươi do khan hiếm nguồn cung.