Dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc: Tại sao chưa chắc Việt Nam vượt được Thái Lan, Indonesia, Ấn Độ để đón sóng?

10/05/2020 19:25
Hiệp hội công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (VASI) cho biết công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam hầu như không đáp ứng được việc chuyển giao sản xuất, mua hàng của các tập đoàn đa quốc gia có ý định tìm kiếm nguồn cung mới bên ngoài Trung Quốc.

Báo cáo của VASI gửi Bộ KHĐT đánh giá chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ tiếp tục khó khăn, do các nền kinh tế lớn tiêu thụ sản phẩm chế tạo đều có thể còn rất lâu mới hoạt động ổn định trở lại. Do đó, việc phụ thuộc vào thị trường xuất khẩu sẽ làm cho nhiều công ty công nghiệp hỗ trợ  phải đóng cửa.

Theo VASI, có thông tin và nhận định cho rằng, sau đại địch này, các công ty đa quốc gia có thể chuyển sản xuất hoặc mua hàng từ Trung Quốc sang các quốc gia thứ 3, và đây là cơ hội tốt của Việt Nam.

Tuy nhiên, VASI cho biết đến thời điểm này, các doanh nghiệp hội viên nhận được rất ít thông tin lạc quan từ thị trường. Một vài công ty sản xuất linh kiện nhựa và cơ khí nhận được thêm đơn hàng từ khách hàng tại Việt Nam, do việc cung ứng từ Trung Quốc khó khăn trong thời gian trước. Tuy nhiên, ngay khi Trung Quốc phục hồi sản xuất thì các đơn hàng thêm này đã giảm dần và sẽ dừng hẳn.

Theo VASI, thực tế, việc chuyển sản xuất, mua hàng sang quốc gia thứ 3 ngoài Trung Quốc, đã được các công ty trong mạng lưới sản xuất của các tập đoàn đa quốc gia tìm kiếm từ vài năm trở lại đây. VASI và các doanh nghiệp hội viên đã tiếp rất nhiều các khách hàng như vậy.

Tuy nhiên, Hiệp hội này nhấn mạnh: CNHT của Việt Nam hầu như không đáp ứng được các yêu cầu để đáp ứng việc chuyển giao. Trong khi đó có nhiều quốc gia có lợi thế hơn hẳn Việt Nam trong việc nhận chuyển giao này, như: Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Ấn độ…

VASI cho rằng có 3 nguyên nhân chính của thực trạng trên.

Thứ nhất, quy mô doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam rất nhỏ (trung bình là dưới 200 lao động, máy móc ít, có vài dây chuyền, trình độ quản lý dừng ở mức này), nên chỉ đáp ứng được các đơn hàng nhỏ và linh kiện rời, chỉ một vài công ty có thể sản xuất cả cụm linh kiện. Trong khi khách hàng chuyển từ Trung Quốc luôn cần sản lượng rất lớn/sản phẩm phải là cụm linh kiện hoàn chỉnh.

Thứ hai, số lượng doanh nghiệp đạt yêu cầu về chất lượng rất ít (chỉ khoảng 1000 công ty, so với Trung Quốc là hàng trăm ngàn). Để có thể tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu với sản phẩm là cụm linh kiện hoàn chỉnh, chuỗi phải đầy đủ công đoạn, như thế cần có nhiều doanh nghiệp đảm nhận các khâu.

Việc chia nhỏ này cũng góp phần cạnh tranh về giá. Hiện tại với nhiều hạng mục hoàn thiện, doanh nghiệp Việt Nam phải gửi sang Thái Lan/Trung Quốc gia công rồi gửi về, làm chi phí cao thêm.

Cuối cùng, vấn đề khó khăn nhất hiện nay là ngay cả khi đã đạt về chất lượng và chủng loại sản phẩm, doanh nghiệp Việt Nam rất khó cạnh tranh về giá so với Trung Quốc.

Theo VASI, chi phí cao đến từ lãi vay ngân hàng cao (trong khi doanh nghiệp FDI tại Việt Nam vay theo hệ thống ngân hàng của họ chỉ 1-2%/năm), thuế và phí các loại cao (không có ưu đãi gì), chi phí không chính thức cao, khấu hao nhiều, sản xuất chưa tinh gọn nên lãng phí không tận dụng hết năng lực, thiếu nhiều công đoạn gia công, công nghiệp phụ trợ phải nhập khẩu hầu hết đầu vào.

Mặt khác, các hỗ trợ của Chính phủ về đất đai, công nghệ, vốn, nhân lực chỉ tồn tại trên chính sách, hầu như doanh nghiệp không tiếp cận được, không hiệu quả, hoặc rất ít. Nếu so với các hỗ trợ mà công nghiệp hỗ trợ ngành chế tạo được chính phủ Trung Quốc hỗ trợ (cũng như các quốc gia khác như Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia, Indonesia) thì doanh nghiệp Việt Nam quá thiệt thòi – VASI cho biết.

Tin mới

Tất tần tật về iPhone 17 Pro và 17 Pro Max: Camera đẳng cấp hay sẽ lại gây tranh cãi nhất?
25 phút trước
Những thông tin rò rỉ về các thay đổi mới trên bộ đôi iPhone 17 Pro và 17 Pro Max, hai mẫu flagship đang là tâm điểm khi ngày Apple ra mắt iPhone mới đang đến gần.
Mặt hàng Việt quen thuộc kỳ vọng thu 700 triệu đô, được Hàn, Nhật mua mạnh: Chìa khóa phát triển bền vững
40 phút trước
Năm 2025 ghi dấu sự phục hồi mạnh mẽ của ngành hàng mực, bạch tuộc Việt Nam sau giai đoạn trầm lắng kéo dài từ năm 2022 đến 2024.
Xuất khẩu thủy sản tăng chậm lại trong tháng 6
54 phút trước
Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tháng 6 tiếp tục tăng so với cùng kỳ nhưng tốc độ đã chậm lại, sau khi ghi nhận mức tăng trưởng mạnh trong tháng 5.
Hyundai Santa Fe tiếp tục 'dọn kho', giảm sốc 235 triệu đồng tại đại lý: Bản đắt nhất còn 1,13 tỷ, rẻ hơn CX-8
2 giờ trước
Đây là mức giảm sâu nhất đối với dòng Hyundai Santa Fe VIN 2024 tính từ đầu năm đến nay.
Nhận tin mật rồi đột kích xưởng sản xuất quy mô lớn: Cảnh sát triệt phá đường dây pha 9.000 lít sữa giả bằng 750kg hóa chất
3 giờ trước
Mạng lưới sữa giả này đã hoạt động trong thời gian dài, phân phối ra nhiều khu vực khác nhau.

Tin cùng chuyên mục

Công an Hà Nội: Từ chối thanh toán bằng chuyển khoản, chỉ nhận tiền mặt là hành vi vi phạm pháp luật có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự
7 giờ trước
Thời gian qua, nhiều hàng quán từ chối hình thức thanh toán bằng chuyển khoản, chỉ nhận tiền mặt nhằm “né” thuế .
Hàng giả bùng nổ khiến Đông Nam Á bị Mỹ để mắt: Việt Nam bất ngờ được tán dương vì một hành động
1 ngày trước
Khi hàng giả bùng nổ ở Đông Nam Á, Việt Nam được đánh giá cao vì đã có những bước tiến rõ rệt.
Ứng dụng FWD phiên bản mới: Quản lý bảo hiểm dễ dàng như lướt mạng xã hội
1 ngày trước
Không chỉ nâng cấp ứng dụng di động với giao diện thân thiện và thao tác mượt mà như lướt mạng xã hội, Bảo hiểm Nhân thọ FWD Việt Nam còn cải tiến bộ hợp đồng bảo hiểm để mang lại trải nghiệm minh bạch, rõ ràng và dễ tiếp cận hơn cho khách hàng.
Nguồn cung ô tô quá dư thừa
2 ngày trước
Thị trường ô tô Việt Nam đang chứng kiến tình trạng dư thừa nguồn cung nghiêm trọng.