Điểm danh những dự án giao thông kết nối liên vùng phía Đông TPHCM

01/09/2021 07:51
Các tỉnh thuộc vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam: Đồng Nai, Bình Thuận và Bà Rịa - Vũng Tàu đang cùng hợp sức với TPHCM đẩy nhanh tiến độ triển khai đầu tư hàng loạt dự án hạ tầng giao thông góp phần thực hiện nhanh việc liên kết vùng, phát triển kinh tế trong tình hình bình thường mới.

Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam được quy hoạch và phát triển theo mô hình "tập trung - đa cực" với mục tiêu trở thành một vùng đô thị lớn phát triển năng động và bền vững, có vai trò, vị thế quan trọng trong khu vực Đông Nam Á và hướng tới quốc tế với hạt nhân là TP.HCM - một trong những trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa và giáo dục quan trọng nhất của Việt Nam, đóng vai trò đầu tàu kinh tế.

Trong những năm gần đây, hạ tầng giao thông kết nối giữa TPHCM với các tỉnh trong Vùng được đẩy mạnh, nhiều khu đô thị mới được hình thành với tốc độ phát triển nhanh chóng. Một số điểm nóng đáng chú ý như thành phố Biên Hoà, huyện Nhơn Trạch, Long Thành (tỉnh Đồng Nai), Bà Rịa (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), hay các khu đô thị đang nở rộ tại La Gi (Bình Thuận),... Ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội bất động sản TPHCM nhấn mạnh rằng chính sự phát triển về hạ tầng, kéo theo dòng đầu tư dịch chuyển về vùng lân cận, giúp "giải cứu" TPHCM khỏi áp lực gia tăng dân số và đô thị hóa.

Bên cạnh dự án trọng điểm quốc gia như Cảng hàng không quốc tế Long Thành, hàng loạt các công trình đã, đang và chuẩn bị được triển khai xây dựng kết nối TPHCM với vùng vệ tinh như tuyến Metro số 1, cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây, cao tốc TPHCM - Trung Lương, Vành đai 2, Vành đai 3, xa lộ Dầu Giây - Vũng Tàu, cao tốc Vũng Tàu - Phan Thiết, cao tốc Biên Hòa - Phan Thiết,… giúp rút ngắn quãng đường và thời gian di chuyển, tạo lực đẩy về hạ tầng và thúc đẩy phát triển bất động sản các tỉnh ven thành phố.

Đánh giá tính cấp thiết của các dự án liên kết vùng kể trên, đại diện Sở GTVT TPHCM từng khẳng định đó là việc cần làm ngay. Bởi để TPHCM phát triển bền vững thì giao thông phải đi đầu. Theo đó, bên cạnh những dự án chuyển tiếp, những dự án cấp bách thì việc sớm hình thành các tuyến vành đai, tuyến quốc lộ, cao tốc có tính liên kết vùng được thành phố đặt mục tiêu hoàn thiện trong giai đoạn 2021 - 2025. 

"Khi các dự án kết nối liên vùng đưa vào sử dụng không chỉ giúp tăng năng lực giao thông cho khu vực mà còn tạo sức bật phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh, thành và TPHCM. Trong đó, TPHCM đang hợp tác chặt chẽ với các địa phương khác trong vùng để đẩy nhanh tốc độ triển khai dự án", đại diện Sở GTVT TPHCM đánh giá.

Điểm danh những dự án giao thông kết nối liên vùng phía Đông TPHCM - Ảnh 1.

Hạ tầng kết nối giúp đẩy mạnh thị trường BĐS phía Đông TPHCM.

Trong số các tỉnh thuộc Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, thời gian qua Bình Thuận đã tổ chức nhiều chương trình kêu gọi vốn đầu tư và quy hoạch hàng loạt dự án giao thông kết nối thông suốt với những công trình lớn. Theo UBND tỉnh này, mới đây, địa phương đã ký ban hành kế hoạch thực hiện đề án xây dựng Bình Thuận trở thành trung tâm du lịch - thể thao biển mang tầm quốc gia, giai đoạn 2021 - 2025. Từ đề án này, kỳ vọng Bình Thuận sẽ trở thành địa phương trung tâm về du lịch - thể thao biển của Việt Nam với trọng tâm là Mũi Né - Phan Thiết - La Gi. Trong đó, tỉnh luôn đặt vấn đề phát triển mạng lưới giao thông kết nối phải đi trước một bước.

Bằng chứng là, để sẵn sàng kết nối liền mạch với cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết dự kiến sẽ hoàn thành trong năm 2022, tỉnh Bình Thuận khẩn trương thi công 2 tuyến đường nối thẳng cao tốc đến La Gi đoạn qua Hàm Tân và QL55. Khi đi vào sử dụng, các tuyến đường sẽ giúp rút ngắn thời gian di chuyển từ TPHCM tới Mũi Né - Phan Thiết chỉ hơn 2 giờ lái xe và tới La Gi chỉ với 1,5 giờ.

Song song với cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết và hệ thống đường kết nối trực tiếp, trong 2 năm trở lại đây, Bình Thuận đã phối hợp với Bà Rịa - Vũng Tàu chi hơn 2.000 tỷ đồng để nâng cấp trục đường ven biển Long Hải - Bình Châu - La Gi - Mũi Né. Tuyến đường chạy qua 4 thiên đường biển nhiệt đới tiêu biểu của Việt Nam, sở hữu chiều dài kỷ lục hơn 150km, gấp 4 lần đường biển Đà Nẵng - Hội An, gấp 5 lần đường biển Cam Ranh - Nha Trang và gấp 3 lần đường biển Hạ Long - Vân Đồn - Lan Hạ.

Hiện, UBND tỉnh Bình Thuận đang đầu tư nâng cấp, mở rộng tuyến đường biển quốc gia ĐT.719B kéo dài từ TP Phan Thiết đến La Gi - Kê Gà với tổng mức đầu tư 998.955 tỷ đồng, làm mới tuyến đường song hành ĐT.719 hiện hữu,...

Bên cạnh hạ tầng giao thông trọng điểm, Bình Thuận đặc biệt chú trọng thực hiện dự án sân bay Phan Thiết với tổng vốn đầu tư giai đoạn 2020 khoảng 10.272,9 tỷ đồng, giai đoạn đến năm 2030 khoảng 332,5 tỷ đồng. Dự án đã được khởi công xây dựng hồi tháng 5/2021, dự kiến hoàn thành trong năm 2022, cùng thời điểm với cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết. Theo đó, du khách từ các tỉnh, thành phía Bắc như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh chỉ khoảng hơn 1,5 giờ bay để đến Bình Thuận thay vì từ 8 - 10 giờ di chuyển bằng đường bộ như hiện tại.

Hệ thống hạ tầng đồng bộ từ sân bay, cao tốc, đường kết nối và các tuyến đường ven biển,… đồng loạt đi vào hoạt động sẽ giúp việc tiếp cận cung đường du lịch Mũi Né - Phan Thiết - La Gi của du khách trong nước và quốc tế sẽ trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn. Từ đó, tạo đà cho Bình Thuận phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng chung với du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn.

Tin mới

Peugeot 408 Legend Edition ra mắt tại Việt Nam: Giới hạn 215 chiếc, giá từ 1,04 tỷ đồng
6 giờ trước
Phiên bản giới hạn chỉ 215 chiếc của mẫu xe Peugeot 408 chính thức trình làng, mang đậm dấu ấn lịch sử và được cá nhân hóa riêng cho thị trường Việt Nam.
BLACKPINK bán bao nylon giá nửa triệu, fan ngỡ ngàng
5 giờ trước
Bạn có thấy chiếc túi này thời trang không?
SUV VinFast mới giống VF 9 có bản thiết kế rõ nét mọi góc cạnh: Mặt khác hoàn toàn 'xe gốc', người Việt tham gia 'tạo hình'
4 giờ trước
Mẫu SUV mới có kiểu dáng giống VinFast VF 9 được đăng ký bảo hộ kiểu dáng tại Indonesia.
Giá rẻ cùng thuế nhập khẩu 0%, ô tô từ Đông Nam Á ồ ạt đổ bộ Việt Nam
3 giờ trước
5 tháng đầu năm, người Việt đã chi hơn 1,8 tỷ USD để nhập khẩu ô tô vào Việt Nam.
Hàng chục nghìn tấn "vàng đen" của Việt Nam ồ ạt tràn vào Mỹ, Đức, là mặt hàng VN xuất đi hơn 125 nước
2 giờ trước
Mặt hàng này của Việt Nam hiện xuất khẩu hàng chục nghìn tấn.

Tin cùng chuyên mục

VW Teramont hạ giá kỷ lục còn 1,788 tỷ đồng: Là bản Limited nhiều 'option' xịn, tăng cạnh tranh trước Palisade, làm khó Explorer
13 giờ trước
Đổi lấy mức giá thấp hơn niêm yết tới 350 triệu đồng, người mua Volkswagen Teramont Limited phải đánh đổi bằng năm sản xuất cũ.
5 chiếc VinFast VF 9 xuyên 5 nước Đông Nam Á: ‘Khởi đầu dù vỡ lốp, vướng thủ tục nhưng không nản lòng’
13 giờ trước
Hành trình xuyên 5 nước Đông Nam Á của 5 chiếc VinFast VF 9 bắt đầu từ Hà Nội, qua Lào, Thái Lan, Malaysia, Singapore trước khi về Việt Nam có độ dài khoảng 10.000km, dự kiến diễn ra trong 30 ngày.
Vì sao máy điều hòa vẫn 'vắng bóng' giữa mùa hè nắng nóng kỷ lục ở châu Âu?
15 giờ trước
Điều hòa nhiệt độ vẫn không phải lựa chọn để giảm nhiệt của người dân châu Âu giữa đợt nắng nóng khắc nghiệt.
"Mỏ vàng" tỷ đô của Việt Nam khiến nền kinh tế giàu top 40 thế giới khao khát: Tăng trưởng sốc gấp 69 lần chỉ sau 3 năm
16 giờ trước
Quốc gia này hiện đứng thứ 36 trong danh sách các quốc gia giàu nhất với GDP hàng năm đạt khoảng 23.723 USD bình quân đầu người.