Điểm lại hơn 80 dự án điện gió từ Bình Thuận, Lâm Đồng, Cà Mau... trước nguy cơ không kịp hưởng giá ưu đãi trong chưa đầy 3 tháng tới

17/08/2021 16:01
Làn sóng đại dịch Covid-19 vừa qua đã khiến kế hoạch vận hành thương mại của hàng loạt nhà máy điện gió vào ngày 31/10/2021 tới đây có nguy cơ đi vào "ngõ cụt". Thời hạn để hưởng cơ chế giá ưu đãi cho các dự án này theo Quyết định 39/2018/TTg còn lại chưa đầy 3 tháng. Như vậy, những nỗ lực của các chủ đầu tư có lẽ là bất khả thi.

Chưa đầy 20% nhà máy điện gió đi vào vận hành thương mại

Theo thống kê của Tập đoàn điện lực quốc gia Việt Nam (EVN), đến hết ngày 3/8 vừa qua, đã có tổng cộng 106 nhà máy điện gió gửi văn bản và hồ sơ đăng ký chương trình đóng điện và hòa lưới, thử nghiệm, đề nghị công nhận ngày vận hành thương mại. Song, hiện chỉ có 21 nhà máy điện gió đã vào vận hành thương mại.

Điểm lại hơn 80 dự án điện gió từ Bình Thuận, Lâm Đồng, Cà Mau... trước nguy cơ không kịp hưởng giá ưu đãi trong chưa đầy 3 tháng tới - Ảnh 1.
Điểm lại hơn 80 dự án điện gió từ Bình Thuận, Lâm Đồng, Cà Mau... trước nguy cơ không kịp hưởng giá ưu đãi trong chưa đầy 3 tháng tới - Ảnh 2.
Điểm lại hơn 80 dự án điện gió từ Bình Thuận, Lâm Đồng, Cà Mau... trước nguy cơ không kịp hưởng giá ưu đãi trong chưa đầy 3 tháng tới - Ảnh 3.

Quyết định số 39/TTg ngày 10/9/2018 của Thủ tướng Chính phủ nêu rõ, đối với các dự án điện gió trong đất liền, giá mua điện tại điểm giao nhận điện là 1.928 đồng/kWh (chưa bao gồm VAT, tương đương 8,5 Uscents/kWh).

Đối với các dự án điện gió trên biển, giá mua điện tại điểm giao nhận điện là 2.223 đồng/kWh (chưa bao gồm VAT, tương đương 9,8 UScent/kWh).

Giá mua điện được áp dụng cho một phần hoặc toàn bộ nhà máy điện gió nối lưới có ngày vận hành thương mại trước ngày 1/11/2021 và được áp dụng 20 năm kể từ ngày vận hành thương mại.

Theo Thông tư số 02/ ngày 15/1/2019 của Bộ Công Thương về Quy định thực hiện phát triển dự án điện gió và Hợp đồng mua bán điện mẫu cho dự án điện gió, trước 90 ngày trước ngày vận hành thương mại, bên bán điện có trách nhiệm gửi bên mua điện dự thảo quy trình chạy thử nghiệm thu của nhà máy điện phù hợp với các quy định hiện hành và các tiêu chuẩn công nghệ của nhà máy điện gió để hai bên thống nhất xác định ngày vận hành thương mại và tính toán sản lượng điện chạy thử nghiệm của nhà máy điện.

Theo đó, thời gian quan, EVN đã ký hợp đồng mua bán điện (PPA) với 144 dự án nhà máy điện gió với tổng công suất 8.144,88 MW.

Đến hết ngày 3/8/2021, đã có 106 nhà máy điện gió với tổng công suất 5.655,5 MW gửi văn bản và hồ sơ đăng ký chương trình đóng điện và hòa lưới, thử nghiệm, đề nghị công nhận vận hành thương mại theo đúng quy định trước 90 ngày.

Tuy vậy, hiện chỉ có 21 nhà máy điện gió với tổng công suất 819 MW vào vận hành thương mại. Như vậy, các nhà máy còn lại sẽ có khả năng không kịp phát điện một phần hoặc toàn bộ dự án theo kế hoạch.

Nguy cơ hàng loạt chủ đầu tư dự án điện gió bị phá sản

Nguyên nhân chậm tiến độ một phần là diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, các địa phương phải thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16. Ngoài ra còn từ giải phóng mặt bằng, thiên tai... Do đó, việc vận chuyển thiết bị, nhất là các tua bin gió cũng gặp khó khăn.

Trước những trở ngại này, nhiều nhà đầu tư dự án điện gió từ khắp các tỉnh/thành trên cả nước như Bình Thuận, Gia Lai, Sóc Trăng, Trà Vinh, Lâm Đồng, Bạc Liêu, Cà Mau… đang xoay xở mọi cách hoàn thành dự án để được hưởng giá ưu đãi theo Quyết định 39.

Trong bối cảnh này, Hiệp hội Năng lượng sạch Việt Nam, UBND các tỉnh có dự án điện gió đã gửi văn bản kiến nghị lên Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương, EVN và các bộ, ngành liên quan, xem xét gia hạn thời điểm phát điện thương mại từ 3-6 tháng đối với những dự án điện gió đang thực hiện theo Quyết định 39, nhằm tránh việc hàng loạt chủ đầu tư dự án điện gió bị phá sản.

Công văn 198 của Hiệp hội Năng lượng sạch Việt Nam gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương, EVN vào cuối tháng 7/2021 nhấn mạnh, mặc dù các chủ đầu tư đang gấp rút hoàn thành dự án theo mục tiêu để phát điện thương mại hạn chót vào ngày 31/10/2021, nhưng do dịch Covid-19 đang diễn biến rất phức tạp đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt đời sống, kinh tế, xã hội, trong đó có các dự án điện gió.

Một số nhà cung cấp thiết bị điện gió trên thế giới bị gián đoạn sản xuất, dẫn đến nguồn cung thiết bị của các dự án không về kịp theo đúng tiến độ đã cam kết làm ảnh hưởng rất lớn đối với các dự án điện gió đang triển khai. Hơn nữa, các chuyên gia nước ngoài không thể đến Việt Nam đúng thời hạn.

Vận chuyển thiết bị đến công trường đang gặp rất nhiều trở ngại do phải thực các quy định để phòng chống dịch Covid-19 tại các địa phương. Ngoài ra, nguồn lao động đang thi công trên các công trường bị thiếu hụt rất trầm trọng, vì nhiều tỉnh thành đang thực hiện cách ly theo Chỉ thị 16.

Mới đây, UBND các tỉnh Trà Vinh, Gia Lai, Sóc Trăng đồng loạt có văn bản đề xuất tới các cấp có thẩm quyền báo cáo về tình trạng các dự án điện gió trên địa bàn không kịp hoàn thành, vận hành thương mại trước tháng 11 tới để hưởng mức giá ưu đãi 9,8 UScent/kWh theo Quyết định 39 và nguyên nhân được đưa ra tương tự như trong văn bản của Hiệp hội Năng lượng sạch Việt Nam.

Tin mới

Vì sao có thứ nước khác bán được giá đến cả trăm USD, Việt Nam chỉ 5 USD?
8 giờ trước
Châu Âu có thời điểm bán đến 100 USD mỗi tín chỉ carbon. Trong khi đó, đơn giá thỏa thuận trong chương trình tín chỉ carbon với WB là 5 USD/tấn CO2.
Việt Nam trở thành đối tác xuất khẩu gạo lớn nhất tại Singapore
8 giờ trước
Thương vụ Việt Nam tại Singapore cho biết: 3 tháng đầu năm 2024 đánh dấu sự vươn lên của Việt Nam bởi lần đầu tiên chạm ngưỡng quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất vào thị trường Singapore trong giai đoạn gần đây, chiếm 32,03% thị phần, kim ngạch cao hơn so với Ấn Độ (6,96%) và Thái Lan (8,28%). Cùng đó, Ấn Độ, Thái Lan lần lượt giữ 2 vị trí tiếp theo với kim ngạch lần lượt là 33,63 triệu SGD và 33,16 triệu SGD. Cả 3 nước xuất khẩu hàng đầu chiếm 91,21% thị phần gạo tại Singapore.
Vàng tăng giá 5 tuần liên tiếp
8 giờ trước
Giá vàng thế giới tăng trong phiên giao dịch ngày 19/4 và ghi nhận tuần tăng thứ năm liên tiếp. Bao trùm thị trường là tâm lý lo ngại về các hoạt động trả đũa giữa Iran và Israel - nhân tố đã kích thích nhu cầu đối với các tài sản vốn được coi là nơi
iPhone 16 màu tím đẹp lịm tim, thiết kế cụm camera mới!
6 giờ trước
Những ngoại hình hứa hẹn đưa thế hệ iPhone 16 nối tiếp của Apple trở thành siêu phẩm trong năm 2024.
Các ông lớn TMĐT kiếm hơn 71.000 tỷ đồng trong quý I/2024, một ngành hàng tăng trưởng gần 150%
6 giờ trước
Đây là ngành hàng liên tiếp nằm ở vị trí quán quân trong bảng xếp hạng doanh thu cao nhất trên sàn thương mại điện tử.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Dầu thô Brent

BRENT CRUDE

2.217.668 VNĐ / thùng

87.29 USD / bbl

0.21 %

+ 0.18

Dầu thô WTI

WTI CRUDE OIL

2.114.775 VNĐ / thùng

83.24 USD / bbl

0.62 %

+ 0.51

Khí tự nhiên US

NATURAL GAS US

1.210.954 VNĐ / m3

1.76 USD / mmbtu

0.41 %

+ 0.01

Than đá

COAL

3.601.265 VNĐ / tấn

141.75 USD / mt

0.53 %

+ 0.75

» Xem tất cả giá Năng lượng

Tin cùng chuyên mục

OPEC sắp đón thành viên mới – là quốc gia có trữ lượng dầu gấp 2,5 lần Việt Nam, sắp khai thác 700.000 thùng/ngày
9 giờ trước
Sản lượng từ quốc gia này có thể bù đắp cho việc Angola vừa rời đi khỏi OPEC.
Giá dầu có thể lên tới 130 USD/thùng
9 giờ trước
Các nhà phân tích không loại trừ khả năng giá dầu sẽ đạt 100 USD/thùng. Thậm chí, giá dầu có thể lên tới 130 USD/thùng nếu xung đột lan rộng ở Trung Đông.
YouTuber triệu view Quang Linh Vlogs và Lôi Con "vượt khó" sau sự cố, fan chờ đón về Việt Nam
10 giờ trước
Dù buộc phải hủy chuyến bay theo lịch đã dự kiến vì giấy tờ của Lôi Con có vấn đề, không được xuất cảnh nhưng Quang Linh Vlogs vẫn kịp xử lý, mua vé máy bay khác để về Việt Nam.
Không phải Nga, đây mới là vựa dầu "miễn nhiễm" với lệnh trừng phạt: Xuất khẩu dầu tăng cao nhất 6 năm, Trung Quốc mạnh tay gom hàng
10 giờ trước
Bất chấp bị các cường quốc trừng phạt, doanh số bán dầu của quốc gia này đạt kỷ lục trong 6 năm.