Doanh nghiệp bất động sản giữa áp lực “xoay vốn”: Trong quý 3, Novaland, Nam Long, Phát Đạt… tìm kiếm dòng vốn từ đâu?

14/11/2022 15:09
Từ các quý trước, DN bất động sản đã tận dụng kênh vốn từ khách hàng qua việc nỗ lực hoàn thiện các thủ tục pháp lý và tiến độ triển khai dự án để có thể mở bán; từ đó nhận các khoản trả trước từ khách hàng, nhất là khách hàng cá nhân.

Nguồn vốn đang là vấn đề lớn nhất với các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp bất động sản khi tín dụng ngân hàng bị thu hẹp, kênh trái phiếu doanh nghiệp đứt gãy và thị trường cổ phiếu giảm mạnh.

Trong bối cảnh đó, cấu trúc vốn của các doanh nghiệp bất động sản lớn đã chuyển hướng mạnh. Nhiều công ty nhanh chóng đa dạng hóa các nguồn vốn để tránh bị lệ thuộc vào tín dụng ngân hàng hay trái phiếu. Thống kê báo cáo tài chính quý 3/2022 của các DN bất động sản niêm yết có thể thấy, khoản thu trước của khách hàng tăng mạnh.

Đơn cử như Novaland (NVL), VinGroup (VIC), Phát Đạt (PDR), Nam Long (NLG), Khang Điền (KDH), CEO… khoản tiền thu trước của khách hàng tại thời điểm 30/9/2022 gấp đôi so với đầu kỳ. Đây được biết là khoản tiền trả trước của khách hàng theo hợp đồng. Các khoản tiền này sẽ được ghi nhận là doanh thu của DN sau khi hoàn thành dự án và bàn giao cho khách hàng.

Điểm qua một số đơn vị đầu ngành, khoản người mua trả tiền trước ngắn hạn tại NVL tăng mạnh từ 8.305 tỷ lên 14.864 tỷ đồng.

Doanh nghiệp bất động sản giữa áp lực “xoay vốn”: Trong quý 3, Novaland, Nam Long, Phát Đạt… tìm kiếm dòng vốn từ đâu? - Ảnh 1.

BCTC quý 3/2022 của NVL.

Mặt khác, giá trị phải trả ngắn hạn cũng tăng mạnh, chủ yếu là giá trị Hợp tác đầu tư phát triển dự án gấp hơn 3 lần lên 9.254 tỷ đồng. Giá trị hợp tác dài hạn cũng tăng mạnh đến 26.228 tỷ đồng. Theo thuyết minh, "đây là khoản tiền Tập đoàn nhận hợp tác đầu tư từ các bên thứ ba cho một số dự án... Khoản tiền này sẽ được Tập đoàn hoàn trả sau khi dự án hoàn thành....".

Ngoài ra, Công ty cũng ghi nhận quỹ bảo trì tiền 2% (một hình thức thu từ khách hàng, số tiền này sẽ chuyển cho Ban quản trị chung cư khi thành lập).

Doanh nghiệp bất động sản giữa áp lực “xoay vốn”: Trong quý 3, Novaland, Nam Long, Phát Đạt… tìm kiếm dòng vốn từ đâu? - Ảnh 2.

BCTC quý 3/2022 của VIC.

Con số tại một “ông lớn” khác, khoản tiền khách hàng trả trước tăng từ 40.561,5 tỷ (đầu năm) lên hơn 67.744 tỷ đồng (cuối tháng 9/2022). Cùng với đó, VIC cũng tăng thu tiền từ các hợp đồng đặt cọc, vay vốn và hợp đồng khác liên quan đến dự án bất đông sản gần 20.000 tỷ đồng, thu đặt cọc đầu tư gần 20.000 tỷ đồng nữa (con số đầu kỳ chỉ khoảng 3.386 tỷ).

Dù không biến đổi, báo cáo cũng cho thấy khoản thu tiền cọc thuê nhà định kỳ của VIC vào khoảng 2.000 tỷ đồng (ngắn và dài hạn).

Doanh nghiệp bất động sản giữa áp lực “xoay vốn”: Trong quý 3, Novaland, Nam Long, Phát Đạt… tìm kiếm dòng vốn từ đâu? - Ảnh 3.

BCTC quý 3/2022 của PDR.

Tăng bằng lần còn có Phát Đạt (PDR) , khoản phải thu trước người bán trong kỳ tăng gần gấp đôi lên 2.110 tỷ đồng. PDR đang đối mặt với áp lực lệnh “giải chấp” hàng loạt từ các công ty chứng khoán. Công ty này đã thế chấp cổ phiếu để huy động vốn trong giai đoạn 2020-2021. Theo ghi nhận, trừ các khoản vay tại ngân hàng (thế chấp dự án) thì các khoản vay trái phiếu đều được đảm bảo bằng tài sản là cổ phiếu PDR.

Doanh nghiệp bất động sản giữa áp lực “xoay vốn”: Trong quý 3, Novaland, Nam Long, Phát Đạt… tìm kiếm dòng vốn từ đâu? - Ảnh 4.

BCTC quý 3/2022 của NLG.

Tăng thu trước thêm ngàn tỷ còn có Nam Long (NLG) , từ 2.463 tỷ lên 3.120 tỷ đồng (tại thời điểm 30/9/2022). NLG gây chú ý khi doanh thu quý 3 tăng đột biến 484% lên 882 tỷ đồng, nhờ tăng doanh thu từ các dự án trọng điểm trong năm 2022 là Akari và Southgate. Ngược lại, áp lực chi phí tăng cùng với việc không còn ghi nhận lãi từ việc mua lại cổ phần Southgate như năm ngoái, theo đó LNST lại giảm mạnh 83% xuống 51 tỷ đồng.

Chỉ số tại các đơn vị còn lại như Tập đoàn C.E.O (CEO), Khang Điền (KDH)… cũng tăng sau 9 tháng đầu năm.

Dù tăng mạnh nhưng tỷ trọng khoản thu trước khách hàng thực tế chiếm tỷ trọng nhỏ so với nhu cầu và dư nợ của DN.

Điểm qua về bức tranh vốn của DN bất động sản, trong quý 3/2022 nợ vay ngân hàng và trái phiếu tiếp tục giảm. Riêng thị trường TPDN trong tháng 10/2022 gần như đóng băng.

Chia sẻ trước đó của ông Nguyễn Quang Thuân - Chủ tịch Fiin Group – cho biết trong nửa đầu năm 2022, 51% cơ cấu nguồn vốn của DN bất động sản đến từ các nguồn khác, mà chủ yếu là hợp đồng hợp tác kinh doanh.

Theo ông Thuân, DN bất động sản tận dụng kênh vốn từ khách hàng qua việc nỗ lực hoàn thiện các thủ tục pháp lý và tiến độ triển khai dự án để có thể mở bán; từ đó nhận các khoản trả trước từ khách hàng, nhất là khách hàng cá nhân.

Các chủ đầu tư cũng có thể xây dựng phương án tài chính hấp dẫn nhằm đẩy mạnh tiến độ thu tiền trả trước từ khách hàng, đồng thời tận dụng kênh vốn từ đối tác hợp tác kinh doanh và nhà cung cấp để bổ sung vốn lưu động.

Tin mới

Hàng loạt điện thoại Samsung giảm giá sốc, 2 triệu đồng có máy ổn để dùng
3 giờ trước
Nhiều dòng điện thoại "hot" đều đang giảm giá chạm đáy. Đơn cử Galaxy A05 hay A05S phiên bản bảo hành điện tử có giá cuối sau khi thu cũ - đổi mới lần lượt là 2,03 triệu và 2,59 triệu đồng.
Giá hoa cúc tăng cao
3 giờ trước
Ngày 16-5, tại chợ hoa tươi Hồ Thị Kỷ (quận 10), TP HCM, giá bán lẻ hoa cúc mai, cúc tứ quý, cúc mắt ngọc tăng cao hơn bình thường, phổ biến khoảng 20.000 đồng/bó, cúc lưới 40.000 đồng/bó, cúc kim cương 43.000 - 45.000 đồng/bó.
Vừa bị Mỹ áp thuế 100% đối với xe điện, các hãng xe Trung Quốc lập tức đổ xô đến 2 quốc gia này
4 giờ trước
Một cuộc đua giữa BYD và các hãng xe điện tới 2 quốc gia 'láng giềng' Mỹ khiến giá cước vận chuyển tăng từ 4 – 6 lần.
Metro số 1 lại dời đến tháng 10 mới vận hành, cuối năm Nhật Bản bàn giao toàn bộ cho TP.HCM
4 giờ trước
Ban Quản lý đường sắt đô thị TP.HCM cho biết tuyến metro số 1 sẽ dời đến tháng 10/2024 mới khai thác thử thay vì tháng 7 như đã hẹn.
Giá vàng tăng "điên rồ và ngoài dự đoán": Nhìn từ thị trường Trung Quốc
5 giờ trước
Giá vàng thế giới đã tăng mạnh đến sát mốc 2.400 USD/ounce. Ngoài nguyên nhân là những tín hiệu từ chính sách tiền tệ của Mỹ tạo “cơn sốt giá vàng”, đợt tăng giá này các chuyên gia phải thừa nhận là “điên rồ và nằm ngoài dự đoán”. Một động lực khác của cơ "sốt vàng" là sức mua từ Ngân hàng Trung ương Trung Quốc và người tiêu dùng.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.