Doanh nghiệp F&B tiếp tục phân hóa trong năm 2022, đầu tư cổ phiếu nào tiềm năng nhất?

24/03/2022 14:08
Sự phục hồi hậu Covid-19, chiến tranh Nga – Ukraine và lạm phát sẽ là 3 nhân tố chính tác động lên các doanh nghiệp F&B Việt Nam trong năm 2022...

Báo cáo của Chứng khoán Mirae Asset đánh giá, sự phục hồi hậu Covid-19, chiến tranh Nga – Ukraina và lạm phát sẽ là 3 nhân tố chính tác động lên các doanh nghiệp F&B Việt Nam trong năm 2022. Về mặt tích cực, Chính phủ Việt Nam đã chính thức mở cửa lại du lịch quốc tế từ15/3/2022 và không còn hạn chế nào cho tất cả các loại hình kinh doanh nhờ tỷ lệ tiêm chủng đạt mức trên 70% dân số. Nhờ kết quả này, tiêu thụ thực phẩm, đồ uống nội địa được kỳ vọng sẽ phục hồi trở lại mức trước Covid trong năm 2022.

Ở chiều ngược lại, lạm phát, sự tăng giá của nguyên liệu thực phẩm gây áp lực lên tất cả các nhóm ngành. Tuy nhiên đà phục hồi của thị trường thực phẩm, đồ uống sẽ bị cản trở bởi hệ quả cuộc chiến Nga – Ukraina dẫn đến giá cả leo thang, tỷ lệ lạm phát cao ảnh hưởng đến túi tiền của người dân. Do đó, Mirae Asset cho rằng kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp F&B niêm yết sẽ tiếp tục phân hóa trong năm 2022.

Mirae Asset cho rằng xuất khẩu thủy sản và xuất khẩu lương thực là hai nhóm doanh nghiệp F&B có cơ hội gia tăng lợi nhuận tốt nhất năm 2022. Hai quốc gia Nga và Ukraina xuất khẩu 26% lúa mỳ và 7% cá của thế giới. Chiến tranh giữa hai nước này và các lệnh cấm vận hậu chiến sẽ làm gián đoạn nguồn cung bột mỳ dẫn tới nhu cầu nhập khẩu hai sản phẩm này từ các khu vực khác trên thế giới tăng lên kèm theo giá tăng.

Việt Nam là nước xuất khẩu cá tra lớn nhất thế giới, là đối thủ cạnh tranh trực tiếp của cá minh thái từ Nga. Do đó, các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra và các thủy sản thay thế sẽ được hưởng lợi trực tiếp. Bên cạnh đó, thiếu hụt lúa mỳ là thực phẩm chính của thế giới sẽ dẫn đến nhu cầu cho lương thực thay thế là gạo Việt Nam được hưởng lợi. Báo cáo phân tích chỉ ra các doanh nghiệp có khả năng hưởng lợi như: VHC, IDI, ANV, TAR, LTG.

Doanh nghiệp F&B tiếp tục phân hóa trong năm 2022, đầu tư cổ phiếu nào tiềm năng nhất? - Ảnh 1.

Đồ uống là nhóm nằm trong top tiếp theo có cơ hội tăng trưởng lợi nhuận. Đội ngũ phân tích Mirae Asset tin rằng tiêu thụ đồ uống, đặc biệt là đồ uống có cồn sẽ không bị gián đoạn bởi các đợt giãn cách như năm 2021. Hơn nữa, tiêu thụ đồ uống nhiều khả năng sẽ tiếp cận lại gần mức trước Covid khi du lịch quốc tế đến Việt Nam đã được chính thức nối lại từ 15/3/2021. Tuy nhiên, biên lợi nhuận gộp của nhóm đồ uống sẽ giảm do giá của các nguyên vật liệu đều đang ở mức cao lịch sử, trong đó có malt, hương liệu, đường, nhôm và nhựa.

Ngoài ra, Mirae Asset cũng chỉ ra một số doanh nghiệp không nằm trong nhóm lợi thế trên nhưng vẫn có khả năng đạt được mức tăng trưởng tốt nhờ vị thế cạnh tranh đặc biệt như Masan (MCH) hay Dabaco (DBC).

Đối với Masan, Mirae Asset nhận định doanh có doanh thu doanh thu chủ yếu ở phân khúc cao cấp và một tỷ lệ lớn tăng trưởng doanh thu đến từ việc mở rộng phân khúc cao cấp. Do đó, việc giá nguyên liệu tăng sẽ ít ảnh hưởng tới tăng trưởng lợi nhuận của MCH so với các doanh nghiệp khác ở phân khúc thấp hơn. Không chỉ vậy, MCH còn có doanh thu đến từ đồ uống (cả không cồn và có cồn) cùng với sản phẩm giặt tẩy là những nhóm hàng sẽ có khả năng tăng trưởng cao khi thị trường phục hồi.

Còn Dabaco sẽ chịu ảnh hưởng lớn từ việc giá nguyên liệu tăng mạnh ở mảng thức ăn chăn nuôi và chăn nuôi. Tuy nhiên, doanh nghiệp sẽ được hỗ trợ bởi mảng bất động sản và mảng kinh doanh mới là vắc xin tả lợn châu phi. Mirae Asset đánh giá tiềm năng tăng trưởng của Dabaco là rất lớn vì tầm quan trọng của vắc xin ASF.

https://cafef.vn/doanh-nghiep-fb-tiep-tuc-phan-hoa-trong-nam-2022-dau-tu-co-phieu-nao-tiem-nang-nhat-20220324092845129.chn

Tin mới

Lý do Việt Nam có thể nhập khẩu gạo lớn thứ 2 thế giới
4 giờ trước
Việt Nam từ lâu được biết đến là một trong những quốc gia sản xuất và xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Thế nhưng, theo dự báo mới nhất của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), Việt Nam lại có thể trở thành nước nhập khẩu gạo lớn thứ hai toàn cầu trong thời gian tới.
Khan hàng loại quả xuất khẩu tỉ USD, giá tăng mạnh
4 giờ trước
Đơn hàng xuất khẩu dồn dập nhưng một số doanh nghiệp phản ánh khó mua quả dừa tươi do khan hiếm nguồn cung.
Quốc gia đông dân thứ 4 thế giới nuôi tham vọng vượt mặt Việt Nam ở một 'mỏ vàng' tỷ USD, sản lượng 700.000 tấn mỗi năm có đủ sức?
3 giờ trước
Indonesia đang hướng tới mục tiêu chiếm vị trí thứ 2 thế giới của Việt Nam về sản lượng cà phê.
Top 10 ô tô 'đắt khách' nhất tháng 4/2025: VinFast áp đảo ngoạn mục, Xpander suýt 'bay màu'
2 giờ trước
Thị trường ô tô Việt Nam tháng 4/2025 tiếp tục được dẫn dắt bởi bộ 3 xe điện nhà VinFast gồm VF 5, VF 3 và VF 6. Trong khi đó, nhóm xe động cơ đốt trong lại có nhiều sự xáo trộn.
Phân khúc SUV cỡ C đua giảm giá giành thị phần
39 phút trước
Trong khi Honda CR-V hay Ford Territory ngày càng giảm giá mạnh, Mazda CX-5 vẫn đang là mẫu xe bán chạy nhất phân khúc SUV cỡ C tính từ đầu năm 2025.

Tin cùng chuyên mục

Cổ phiếu ORS chịu áp lực bán mạnh, thanh khoản tăng đột biến
20/03/2025 15:44
Kết phiên hôm nay (20/3), VN-Index giảm 0,7 điểm xuống 1.323,93 điểm. Thanh khoản giảm so với phiên hôm qua, giá trị khớp lệnh trên HoSE đạt khoảng 17.843,41 tỷ đồng.
Chân dung tỷ phú Phạm Nhật Vượng - Top 500 người giàu nhất thế giới
12/03/2025 16:18
Theo cập nhật mới nhất của Forbes, ông Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vingroup lọt top 500 người giàu nhất thế giới và giữ vững vị trí giàu nhất Việt Nam.
"Pháp sư Trung Quốc" lại gây sốc thế giới với sản phẩm AI mới, lần này cái tên là Manus
12/03/2025 03:40
Sau khi DeepSeek khuấy đảo cộng đồng công nghệ thế giới, Trung Quốc tiếp tục khiến dư luận quốc tế ngỡ ngàng với sự xuất hiện của Manus, một trí tuệ nhân tạo (AI) do startup Monica phát triển.
Sự sụp đổ của 1 startup xe điện Mỹ: Từng trị giá 30 tỷ USD, 'cháy' tiền mặt nên phải bán toàn bộ tài sản, founder tù tội
21/02/2025 03:06
Startup này bắt đầu rơi vào khủng hoảng sau khi người sáng lập Trevor Milton bị cáo buộc lừa dối các nhà đầu tư về hoạt động kinh doanh.