Doanh nghiệp kêu cứu vì bị chiếm đất

17/06/2021 10:08
CTCP đầu tư Trung Sơn chủ đầu tư dự án khu du lịch Trung Sơn – Hồ Tràm tại xã Phước Thuận, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã có đơn gửi các cơ quan chức năng kêu cứu vì bị các "đối tượng lạ" bao chiếm đất tại dự án.

Chuyển nhượng đất bằng giấy tờ tay khi đất đã giao cho doanh nghiệp

Theo bà Bùi Thu Hà, đại diện CTCP đầu tư Trung Sơn, UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã có Quyết định 14041/QĐ-UB về việc thu hồi và cho công ty thuê 110.855,3m² đất để đầu tư xây dựng khu du lịch Trung Sơn – Hồ Tràm. Từ năm 2005 chủ đầu tư đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và đã thực hiện nộp tiền sử dụng đất của dự án với thời hạn 50 năm.

Về nguồn gốc đất, tất cả hồ sơ, biên bản kiểm tra, xác định nguồn gốc đất tại dự án thì chỉ có duy nhất một hộ dân là ông Nguyễn Văn Thế với diện tích 10.200m2, phần diện tích còn lại 105.593,7m² là đất công do UBND xã Phước Thuận quản lý.

Tuy nhiên, thời gian qua, ông Hắc Văn Phong cùng một số người đã ngang nhiên vào chiếm đất dự án của công ty và gửi đơn khắp nơi vu khống Trung Sơn để đòi tiền bồi thường cao một cách vô tội vạ.

Doanh nghiệp kêu cứu vì bị chiếm đất - Ảnh 1.

Khu dự án khu du lịch Trung Sơn – Hồ Tràm tại xã Phước Thuận, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

"Hành vi bao chiếm đất của ông Phong đã làm cho công ty điêu đứng nhiều năm qua khi không thể triển khai dự án, dẫn đến có thể phải bồi thường nhiều hợp đồng cho các đối tác, nhất là các đối tác nước ngoài. Không những thế, dù bao chiếm khoảng 53.000m2 đất của công ty, nhưng ông Phong còn lôi kéo, xúi giục những hộ dân khác đâm đơn kiện, tố cáo công ty phá hoại tài sản của họ trong khi công ty chỉ cho người làm hàng rào bảo vệ lại đất của mình" - bà Thu Hà bức xúc.

Trước đó vào ngày 13-4-2021, CTCP đầu tư Trung Sơn đã có công văn gửi UBND xã Phước Thuận về việc làm hàng rào bảo vệ dự án. Ngày 22-4, Công an xã Phước Thuận mời ông Phong làm việc và ông Phong đã uỷ quyền cho ông Trần Thanh Bình đến công an xã làm việc.

Theo báo cáo của UBND xã Phước Thuận, tại buổi làm việc, ông Bình cung cấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất được ký với nhau ngày 15-3-2010 giữa ông Phong và bà Nguyễn Thị Thuỷ diện tích 15.000m2, với số tiền 1,8 tỷ đồng. Đồng thời ông Bình cũng đưa ra hợp đồng ký giữa ông Phong và ông Phạm Kim Long vào ngày 4-7-2019 cho diện tích đất 45.000m2, với số tiền 5,4 tỷ đồng.

Theo UBND xã, việc ông Phong nhận chuyển nhượng đất của 2 người trên sau thời gian UBND tỉnh đã có quyết định giao đất cho Công ty Trung Sơn là không đúng với quy định của pháp luật. Chính vì vậy, UBND xã đề nghị ông Phong tháo dỡ, di dời các công trình xây dựng, cây trồng và các tài sản khác có trên đất để trả lại diện tích đất, mặt bằng cho Trung Sơn triển khai dự án, nhưng đến nay ông Phong không thực hiện.

Yêu cầu công an vào cuộc

Tại Báo cáo 181/BC-UBND ngày 18-5-2021 của UBND huyện Xuyên Mộc gửi UBND tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu về việc giải quyết đơn khiếu nại của ông Hắc Văn Phong và một số hộ dân tại dự án Khu du lịch Trung Sơn - Hồ Tràm cho rằng, toàn bộ diện tích đất nói trên đã được giao cho doanh nghiệp để triển khai dự án và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Việc ông Phong chuyển nhượng lại bằng giấy tay (ngày 4-7-2019) là không đúng quy định của pháp luật.

Mới đây, ngày 7-6-2021, ông Nguyễn Quốc Khanh, Phó Chủ tịch UBND huyện Xuyên Mộc đã có Tờ trình 132/TTR-UBND gửi UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đề nghị ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực đất đai đối với ông Hắc Văn Phong vì đã chiếm diện tích hơn 53.000m2 đất phi nông nghiệp tại dự án Khu du lịch Trung Sơn – Hồ Tràm, với số tiền 350 triệu đồng. Đồng thời buộc ông Phong phải khôi phục hiện trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã chiếm. Thời gian thực hiện là 10 ngày. Nếu ông Phong không tự nguyện tháo dỡ, chính quyền sẽ ban hành quyết định cưỡng chế.

Ngoài ra, UBND huyện Xuyên Mộc cũng có văn bản kiến nghị UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu chỉ đạo công an điều tra và xử lý theo quy định của pháp luật đối với một số người có hành vi mua bán, chuyển nhượng trái phép đất dự án khu du lịch Trung Sơn-Hồ Tràm. Những người này mua, bán bằng giấy tay, làm phát sinh các khiếu nại, tranh chấp phức tạp, tạo điểm nóng về trật tự, cản trở chủ đầu tư triển khai thực hiện dự án. Bởi hiện nay dự án Khu du lịch Trung Sơn-Hồ Tràm kéo dài là do vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng, phát sinh nhiều đơn thư khiếu nại, tranh chấp phức tạp.

UBND huyện Xuyên Mộc đang chỉ đạo các cơ quan chuyên môn lập các thủ tục pháp lý để tổ chức cưỡng chế giao mặt bằng cho chủ đầu tư triển khai dự án.

Tin mới

ADAS bùng nổ thành tiêu chuẩn mới tại Việt Nam: Từ xe phổ thông hơn 500 triệu đến xe sang, siêu sang chạy đua công nghệ an toàn
13 giờ trước
Từng là gói công nghệ thường xuất hiện trên các dòng xe tiền tỷ phổ biến, ADAS giờ đây đã được phổ cập tới nhiều phân khúc xe giá rẻ hơn. Thậm chí, các dòng xe sang trước đây không có ADAS nay cũng chạy đua công nghệ.
Tôi đã bỏ iPhone để dùng mẫu điện thoại "cục gạch" có giá tận 20 triệu này: Cảm giác thật khó tả
14 giờ trước
Light Phone 3 có vẻ ngoài cao cấp, có một chút giống Blackberry, một chút cảm giác giống iPhone.
"Át chủ bài" 125cc của Honda được nâng cấp: Trang bị ăn đứt SH Mode - đẹp, rẻ lại siêu tiết kiệm xăng
14 giờ trước
Mẫu xe này được trang bị công nghệ tiên tiến và tính năng thân thiện với người dùng.
Chiếc điện thoại gập đầu tiên trên thế giới cẩn đá năng lượng phong thuỷ vừa về Việt Nam
14 giờ trước
Đại gia Việt Nam nào sẽ sở hữu chiếc điện thoại nắp gập độc đáo này?
Chiếc iPhone từng khiến thị trường bùng nổ nay giảm kỷ lục hơn 12 triệu đồng
14 giờ trước
Chiếc iPhone này đang bước vào đợt giảm giá lớn nhất kể từ đầu năm.

Tin cùng chuyên mục

Peugeot 408 Legend Edition ra mắt tại Việt Nam: Giới hạn 215 chiếc, giá từ 1,04 tỷ đồng
16 giờ trước
Phiên bản giới hạn chỉ 215 chiếc của mẫu xe Peugeot 408 chính thức trình làng, mang đậm dấu ấn lịch sử và được cá nhân hóa riêng cho thị trường Việt Nam.
SUV VinFast mới giống VF 9 có bản thiết kế rõ nét mọi góc cạnh: Mặt khác hoàn toàn 'xe gốc', người Việt tham gia 'tạo hình'
19 giờ trước
Mẫu SUV mới có kiểu dáng giống VinFast VF 9 được đăng ký bảo hộ kiểu dáng tại Indonesia.
VW Teramont hạ giá kỷ lục còn 1,788 tỷ đồng: Là bản Limited nhiều 'option' xịn, tăng cạnh tranh trước Palisade, làm khó Explorer
1 ngày trước
Đổi lấy mức giá thấp hơn niêm yết tới 350 triệu đồng, người mua Volkswagen Teramont Limited phải đánh đổi bằng năm sản xuất cũ.
5 chiếc VinFast VF 9 xuyên 5 nước Đông Nam Á: ‘Khởi đầu dù vỡ lốp, vướng thủ tục nhưng không nản lòng’
1 ngày trước
Hành trình xuyên 5 nước Đông Nam Á của 5 chiếc VinFast VF 9 bắt đầu từ Hà Nội, qua Lào, Thái Lan, Malaysia, Singapore trước khi về Việt Nam có độ dài khoảng 10.000km, dự kiến diễn ra trong 30 ngày.