Doanh thu từ công nghệ thông tin gấp đôi ngành ô tô nhưng trình độ phát triển CNTT nước ta còn tụt hậu rất xa

26/10/2018 09:29
Đại biểu Nguyễn Quốc Bình cho rằng, để phát triển công nghiệp 4.0, trước hết cần nhận thức đúng về yêu cầu chuyển đổi số. Do đó, Chính phủ nên nhanh chóng đưa ra danh sách các tài sản số quốc gia cần được xây dựng, hướng đến xây dựng thương mại điện tử, thanh toán điện tử, các dịch vụ thông minh...

Sáng 26/10, Quốc hội thảo luận ở hội trường về các vấn đề kinh tế - xã hội hằng năm và giữa kỳ 2016-2020.

Tham gia phát biểu, Đại biểu Nguyễn Quốc Bình (Hà Nội) đã đề cập đến vấn đề cách mạng công nghiệp 4.0.

Theo đại biểu Bình, công nghệ thông tin cần có chính sách nhanh, mạnh, phát triển công nghệ thông tin (CNTT) tạo nền tảng cho cách mạng CN 4.0 ở nước ta. Cách mạng công nghiệp 4.0 về bản chất là quá trình chuyển đổi số, là sự chuyển đổi rộng lớn về mô hình kinh doanh chuyển từ mua bán sang thuê và cung cấp dịch vụ hay gọi là nền kinh tế mà mọi thứ như là dịch vụ. Những dịch vụ như Alibaba, Amazon, Uber… là những ví dụ tiêu biểu cho kinh tế số, kinh tế chia sẻ đã giúp một nền kinh tế mà mọi thứ dịch vụ được hình thành.

"Trong cách mạng công nghiệp 4.0, CNTT trở nên quan trọng hơn bao giờ hết và CNTT không và không nên coi là ngành riêng mà cần thiết được xem là yếu tố cấu thành mọi hoạt động tương tự yếu tố nhân lực, yếu tố tài chính là yếu tố cốt lõi tạo ra tăng trưởng trong nền kinh tế số", đại biểu Binh cho biết.

Theo Sách Trắng CNTT Việt Nam năm 2017, thời gian qua CNTT đã có những bước phát triển quan trọng ở cả 3 lĩnh vực: sản xuất, ứng dụng và cung cấp dịch vụ. Trong đó, năm 2016, doanh thu phần cứng là 58,83 tỷ USD, tương ứng 88%; công nghiệp phần mềm và nội dung số là 3,77 tỷ USD, tương đương 5,58% và nền dịch vụ công nghệ thông tin là 5,07 tỷ USD, tương đương 6,42%. So với ngành công nghiệp ô tô được coi là ngành rất nóng của năm 2016 tổng doanh thu là 3,7 tỷ USD thì ngành CNTT có doanh thu gấp khoảng 2 lần ngành công nghiệp ô tô.

Mặc dù vậy so với trình độ phát triển CNTT của thế giới CNTT nước ta đang ở tụt hậu rất xa và chưa được tích hợp nhuần nhuyễn vào các hoạt động kinh tế xã hội hay trong điều hành chính phủ.

Đại biểu Nguyễn Quốc Bình cho rằng, để phát triển công nghiệp 4.0, trước hết cần nhận thức đúng về yêu cầu chuyển đổi số. Do đó, Chính phủ nên nhanh chóng đưa ra danh sách các tài sản số quốc gia cần được xây dựng, hướng đến xây dựng thương mại điện tử, thanh toán điện tử, các dịch vụ thông minh...Ngoài ra, các cơ quan chức năng cần nhanh chóng điều chỉnh những việc chưa đúng, chưa đầy đủ về công nghệ thông tin

Ông Bình nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xây dựng hạ tầng số quốc gia và tài sản số quốc gia. Trong hạ tầng số quốc gia, hạ tầng dữ liệu là quan trọng nhất, phải có chính sách mở cửa, chia sẻ dữ liệu, tạo điều kiện cho doanh nghiệp, cá nhân có thể sử dụng.

"Phải tạo lập Việt Nam số, xã hội số để người dân trở thành công dân số", đại biểu Binh kết luận.

Tin mới

Lý do Việt Nam có thể nhập khẩu gạo lớn thứ 2 thế giới
5 giờ trước
Việt Nam từ lâu được biết đến là một trong những quốc gia sản xuất và xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Thế nhưng, theo dự báo mới nhất của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), Việt Nam lại có thể trở thành nước nhập khẩu gạo lớn thứ hai toàn cầu trong thời gian tới.
Khan hàng loại quả xuất khẩu tỉ USD, giá tăng mạnh
5 giờ trước
Đơn hàng xuất khẩu dồn dập nhưng một số doanh nghiệp phản ánh khó mua quả dừa tươi do khan hiếm nguồn cung.
Quốc gia đông dân thứ 4 thế giới nuôi tham vọng vượt mặt Việt Nam ở một 'mỏ vàng' tỷ USD, sản lượng 700.000 tấn mỗi năm có đủ sức?
4 giờ trước
Indonesia đang hướng tới mục tiêu chiếm vị trí thứ 2 thế giới của Việt Nam về sản lượng cà phê.
Top 10 ô tô 'đắt khách' nhất tháng 4/2025: VinFast áp đảo ngoạn mục, Xpander suýt 'bay màu'
3 giờ trước
Thị trường ô tô Việt Nam tháng 4/2025 tiếp tục được dẫn dắt bởi bộ 3 xe điện nhà VinFast gồm VF 5, VF 3 và VF 6. Trong khi đó, nhóm xe động cơ đốt trong lại có nhiều sự xáo trộn.
Phân khúc SUV cỡ C đua giảm giá giành thị phần
2 giờ trước
Trong khi Honda CR-V hay Ford Territory ngày càng giảm giá mạnh, Mazda CX-5 vẫn đang là mẫu xe bán chạy nhất phân khúc SUV cỡ C tính từ đầu năm 2025.

Tin cùng chuyên mục

Mitsubishi Xpander 2025 ra mắt: Lưới tản nhiệt mới, màn hình to hơn, thêm túi khí, có camera 360, giá quy đổi khiến người Việt ao ước
12 giờ trước
Mitsubishi Indonesia vừa công bố phiên bản 2025 cho bộ đôi Xpander và Xpander Cross chủ lực với một số thay đổi nhẹ đáng chú ý.
Cả lô xe Nga, chiếc đắt nhất chỉ từ 390 triệu: "Nếu bền với ăn xăng ít thì chạy đầy đường"
13 giờ trước
Cách đây không lâu, những chiếc xe Lada đã chính thức cập cảng tại Việt Nam sau 28 năm vắng bóng.
CMC Telecom sẽ xuất hiện tại sự kiện bảo mật hàng đầu Việt Nam
13 giờ trước
Vào ngày 23/5, CMC Telecom sẽ tham dự Vietnam Security Summit 2025, sự kiện an ninh mạng thường niên hàng đầu Việt Nam, quy tụ hơn 1.000 chuyên gia và 50 nhà cung cấp giải pháp bảo mật hàng đầu trong nước và quốc tế.
Ngày này năm xưa: Bộ đôi Elantra, Tucson cùng ra mắt, đều giảm doanh số nhưng vị thế hoàn toàn trái ngược
14 giờ trước
Sự kiện ra mắt bộ đôi Elantra và Tucson đánh dấu bước điều chỉnh sản phẩm nhằm duy trì sức cạnh tranh trong hai phân khúc sedan hạng C và SUV hạng C vốn có sự cạnh tranh gay gắt.