Động thái của Madame Nguyễn Thị Nga trước khi rời ghế Chủ tịch Hapro

12/02/2020 15:38
(Dân Việt) Bà Nguyễn Thị Nga không còn là thành viên Hội đồng quản trị (HĐQT) và Chủ tịch Hapro từ 11/2/2020. Cùng ngày, bà Nguyễn Thị Nga với vai trò là Chủ tịch của Hapro cũng đã ký ban hành nghị quyết thông qua việc bán vốn tại doanh nghiệp có cổ phần sở hữu tại khách sạn Metropole Hà Nội. Đây là kế hoạch bán vốn cuối cùng của Hapro trước khi bà Nga rút khỏi “ghế nóng”.

Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro, UpCOM:HTM) vừa công bố nghị quyết của HĐQT về việc tán thành miễn nhiệm Chủ tịch HĐQT Nguyễn Thị Nga.

Madame Nguyễn Thị Nga rời ghế Chủ tịch Hapro

Theo đó, HĐQT Tổng công ty Thương mại Hà Nội thông qua nghị quyết với tỷ lệ 100% các thành viên HĐQT tán thành việc bà Nguyễn Thị Nga thôi là thành viên HĐQT Tổng công ty.

Đồng thời, bà Nga thôi giữ chức vụ Chủ tịch của Hapro kể từ ngày 11/2. Trước đó, tại Đại hội đồng cổ đông năm 2019 của Hapro, bà Nguyễn Thị Nga vắng mặt vì lí do sức khỏe.

dong thai cua madame nguyen thi nga truoc khi roi ghe chu tich hapro hinh anh 1

Bà Nguyễn Thị Nga

Đây là thông tin khá bất ngờ bởi bà Nguyễn Thị Nga mới chỉ đảm nhiệm chức vụ này vào tháng 6 năm 2018, sau khi công ty con của Tập đoàn BRG do bà Nga làm Chủ tịch HĐQT là Vinamco đã được lựa chọn là nhà đầu tư chiến lược của Hapro, nắm 65% vốn cổ phần Hapro.

Để sở hữu 65% vốn cổ phần Hapro, công ty con của tập đoàn BRG đã chi gần 2.000 tỷ đồng cho thương vụ này. Bà Nguyễn Thị Nga được bầu giữ chức Chủ tịch HĐQT Hapro nhiệm kỳ 2018-2023 từ tháng 6/2018, tại ĐHCĐ thường niên đầu tiên sau khi Hapro cổ phần hoá.

Hapro được biết là một trong những doanh nghiệp Nhà nước có quỹ đất nhiều bậc nhất Hà Nội. Trước cổ phần hóa, công ty quản lý và sử dụng 183 cơ sở nhà đất. Sau cổ phần hóa, Hapro được giao nắm giữ 114 địa điểm là cơ sở nhà, đất tại Hà Nội và các tỷnh thành, trong đó có 96 địa điểm tại Hà Nội.

Tại Hà Nội, rất nhiều trong số đó là đất vàng như 280m2 tại Đinh Tiên Hoàng (bờ hồ Hoàn Kiếm), 500m2 tại Điện Biên Phủ - Hà Nội, hơn 1.800 m2 tại Lương Đình Của, C12 Thanh Xuân Bắc diện tích đất 1.780 m2; D2 Giảng Võ BA Đình diện tích 1.230 m2... và hàng loạt tổ hợp thương mại văn phòng.

Tổ hợp thương mại văn phòng 15 tầng số 11B Cát Linh diện tích 2.933 m2; phòng 15 tầng số 11B Cát Linh diện tích 2.933 m2; Tòa nhà số 362 Phố Huế, quận Hai Bà Trưng 7 tầng nổi, 1 tầng hầm có diện tích đất 618 m2; dự án trung tâm thương mại văn phòng số 5 Lê Duẩn cao 9 tầng diện tích đất 1.624 m2; Trung tâm kinh doanh chợ Thượng Đình 3.108 m2...

Về hoạt động kinh doanh, năm 2019, Hapro của bà Nguyễn Thị Nga đạt doanh thu thuần 2.236 tỷ đồng, tăng 25% và lợi nhuận sau thuế 124 tỷ đồng, gấp gần 7 lần năm trước đó. Sở dĩ lợi nhuận tăng đột biến chính là nhờ khoản doanh thu tài chính 188 tỷ đồng, nhiều khả năng đến từ việc thoái vốn.

Ký quyết định bán vốn tại DN có phần sở hữu tại khách sạn Metropole Hà Nội

Cùng ngày với quyết định miễn nhiệm chức danh Chủ tịch Hapro của bà Nguyễn Thị Nga, Hapro cũng đã ban hành một nghị quyết khác cũng được ký ngày 11/2 của HĐQT do chính Chủ tịch Nguyễn Thị Nga ký.

Theo đó, HĐQT Hapro đã thông qua việc chuyển nhượng toàn bộ cổ phần của Tổng Công ty tại CTCP Liên hiệp Xuất nhập khẩu và Đầu tư Hà Nội (Unimex Hà Nội).

Cụ thể, Hapro sẽ chuyển nhượng hơn 4,03 triệu cổ phần với mệnh giá 10.000 đồng/CP, chiếm tỷ lệ 20,15% vốn điều lệ của Unimex Hà Nội. Ước tính theo giá chuyển nhượng 11.000 đồng/CP, Hapro sẽ thu về hơn 44 tỷ đồng từ việc thoái sạch vốn khỏi Unimex Hà Nội.

dong thai cua madame nguyen thi nga truoc khi roi ghe chu tich hapro hinh anh 2

Unimex Hà Nội, tiền thân là công ty kinh doanh hàng xuất khẩu của TP Hà Nội, được thành lập từ những năm 60. Công ty hiện hoạt động trên 4 lĩnh vực chính gồm xuất nhập khẩu, sản xuất, đầu tư và thương mại điện tử.

Cơ cấu sở hữu của Unimex Hà Nội khá cô đặc bao gồm, cổ đông lớn nhất là Tập đoàn T&T của ông Đỗ Quang Hiển (bầu Hiển) sở hữu 50,8%, bên cạnh Hapro còn có ông Ngô Vân Sơn sở hữu 28,8% vốn điều lệ.

Unimex Hà Nội cũng chính là doanh nghiệp sở hữu 5,26% cổ phần của Công ty TNHH Liên doanh Khách sạn Thống Nhất Metropole, chủ sở hữu khách sạn Metrople tại trung tâm Thủ đô Hà Nội.

Đây không phải là thương vụ thoái vốn đầu tiên của Hapro sau sự xuất hiện của bà Nguyễn Thị Nga và Tập đoàn BRG tại Hapro nhưng nhiều khả năng đây sẽ là kế hoạch bán vốn cuối cùng của Hapro trước khi bà Nga rút khỏi “ghế nóng”.

Từ cuối năm 2019 đến nay, Hapro rất tích cực thoái vốn khỏi các đơn vị thành viên. Hapro đã thoái hơn 53% vốn tại Thương mại Tràng Thi, bán 35% trong CTCP Siêu thị VHSC - đơn vị vận hành hệ thống Seika Mart, bán 32% vốn cổ phần tại Công ty Chợ Bưởi, bán 21% cổ phần Thủy Tạ, bán 32% vốn Thực phẩm Hà Nội…

Tin mới

Trung tâm thương mại chật cứng người mua sắm, ăn uống ngày lễ 30/4
10 giờ trước
Hàng ngàn người đổ về trung tâm thương mại để ăn uống, mua sắm vui chơi trong ngày đầu của kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5.
‘Cháy’ xe khách về một số tỉnh thành, bến ‘tung’ xe tăng cường
10 giờ trước
Trong 2 ngày bắt đầu nghỉ lễ 30/4-1/5, khách ra các bến xe ở Hà Nội đã tăng cao, trên một số tuyến đã “cháy vé”, bến xe đã phải điều xe tăng cường.
Honda CR-V 2025 ra mắt: Thêm bản offroad 204hp, ngay từ bản base đã có màn 9inch và 1 option rất quen thuộc
10 giờ trước
Honda CR-V 2025 bổ sung một số trang bị cho bản tiêu chuẩn đồng thời mang tới cho người dùng cấu hình off-road TrailSport.
Việt Nam xuất khẩu hàng trăm nghìn tấn sản vật trị giá hơn 10 tỷ USD của TG: Mỹ, Nga liên tục chốt đơn
10 giờ trước
Mỹ chi hơn 6 triệu USD chỉ trong 3 tháng đầu năm để nhập khẩu sản vật này từ Việt Nam.
Trung Quốc lại lập kỳ tích: Cỗ máy "hóa thành con người", làm được điều không tưởng nhờ bảo bối DeepSeek
11 giờ trước
Không còn là thử nghiệm, những sản phẩm này đã làm được việc thay thế con người, dù rất phức tạp.

Tin cùng chuyên mục

Apple tôn vinh Việt Nam theo cách đặc biệt nhân ngày đại lễ 30/4
12 giờ trước
Việc Apple dành riêng một chiến dịch để vinh danh các nhà phát triển Việt trong dịp 30/4 là một hành động đặc biệt, cho thấy Việt Nam đang dần chuyển mình thành nơi tạo nên những nhà phát triển tài năng có bản sắc, có sức lan tỏa trên bản đồ công nghệ toàn cầu.
3 tháng VinFast bán hơn 35.000 xe, gấp 3 lần Toyota và Hyundai – Vị trí top 1 thị trường năm 2025 sớm có chủ?
13 giờ trước
Chiếm 30% thị phần toàn thị trường, VinFast duy trì vị thế dẫn đầu trong quý 1/2025 nhờ lợi thế về sản phẩm, giá bán hấp dẫn và hàng loạt chính sách thúc đẩy tiêu dùng. Cuộc đua top 1 thị trường dường như đã được định đoạt với sự vượt trội của hãng xe Việt.
Thế lực mới nổi trên thị trường gọi xe công nghệ vượt mặt Grab, Be: 83% người dùng nói hài lòng, sắp gia nhập mảng thị trường giao đồ ăn?
1 ngày trước
Sau 2 năm gia nhập thị trường, Xanh SM đã chính thức có dấu mốc mới vào cuối năm 2024 khi lần đầu tiên bỏ xa Grab, Be về thị phần đặt xe taxi.
Xem trước Toyota Corolla Cross 2026: Thiết kế nối gót Camry, kích thước khó tạo đột phá, có thể ra mắt năm sau
1 ngày trước
Toyota Corolla Cross ra mắt lần đầu vào 2020 và có thể được nâng cấp lên thế hệ mới vào năm sau.