Dự án nhiệt điện của Petro Vietnam có thể được chuyển cho công ty Trung Quốc

01/07/2018 14:33
Đã có một liên danh nhà đầu tư và một nhà đầu tư Trung Quốc muốn nhận đầu tư dự án Nhà máy Nhiệt điện Long Phú III thay cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam...

Nếu tiếp tục thực hiện dự án Long Phú III sẽ phát sinh một số vấn đề khó khăn nên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam) muốn giao cho nhà đầu tư khác trong, ngoài nước để rút vốn về.

Bộ Công Thương vừa có văn bản xin ý kiến các bộ ngành về việc chuyển giao chủ đầu tư Nhà máy Nhiệt điện Long Phú III từ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam sang cho nhà đầu tư Trung Quốc.

Theo đó, Bộ Công Thương cho biết, sau khi được Thủ tướng đồng ý về chủ trương chuyển giao dự án Long Phú III của Petro Vietnam sang cho đối tác khác, đã có một nhà đầu tư và một liên danh nhà đầu tư bày tỏ nguyện vọng đầu tư dự án này.

Đó là Công ty TNHH lưới điện Phương Nam Trung Quốc (CSG) và liên danh Công ty Năng lượng Quốc tế Triết Giang, Công ty Đầu tư và Tư vấn điện lực Hồng Kông - Trung Quốc, Tổng công ty Xây dựng số 1, Công ty Cổ phần Tư vấn xây dựng điện 1, Công ty Cổ phần Win Energy.

Công ty TNHH lưới điện Phương Nam Trung Quốc (CSG) là 1 trong 2 công ty lưới điện nhà nước tại Trung Quốc, cung cấp điện cho 5 tỉnh phía Nam của Trung Quốc. Đây cũng là công ty có hợp tác điện lực với Việt Nam trong thời gian qua, là một trong những nhà đầu tư có vốn góp tại dự án nhiệt điện BOT Vĩnh Tân 1 tại Bình Thuận.

Theo Bộ Công Thương, Công ty CSG đã đề xuất thực hiện dự án Long Phú III theo hình thức BOT và cam kết sẽ sử dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại, đảm bảo chất lượng xây dựng cũng như tiến độ đề ra.

Bộ Công Thương cho rằng, ưu điểm của nhà đầu tư Trung Quốc này là đang thực hiện dự án Vĩnh Tân 1, nhưng hạn chế là nếu áp dụng theo hình thức BOT sẽ khó đáp ứng tiến độ dự án. Từ đó, Chính phủ phải thực hiện trách nhiệm bảo lãnh đối với một số điều kiện như chuyển đổi ngoại tệ, hợp đồng mua bán điện,...

Còn với nhà đầu tư liên danh, Bộ Công Thương đánh giá có ưu điểm là đề xuất dự án theo hình thức IPP, nên nhà máy sẽ tham gia thị trường điện như các dự án IPP khác. Đồng thời, hình thức này sẽ không có bảo lãnh Chính phủ như dự án BOT.

Mặt khác, Bộ Công Thương cũng cho biết, công nghệ nhà máy của liên danh này là tiên tiến, giảm được phát thải, phù hợp với xu hướng phát triển công nghệ trên thế giới và định hướng của Việt Nam.

Đề cập nguyên nhân phải chuyển giao dự án Nhiệt điện Long Phú III, Petro Vietnam cho biết, hiện doanh nghiệp này đã được giao làm chủ đầu tư 4 dự án nhiệt điện là Thái Bình II, Long Phú I, Sông Hậu 1, Long Phú III, cùng với 7 dự án nhiệt điện khí nên cần số lượng vốn lớn. Bên cạnh đó, Petro Vietnam đang tập trung triển khai các dự án thượng nguồn khai thác khí quan trọng tại Lô B mỏ Cá Voi Xanh.

Nếu tiếp tục thực hiện Long Phú III sẽ phát sinh một số vấn đề khó khăn nên Petro Vietnam muốn giao cho nhà đầu tư khác trong, ngoài nước. Petro Vietnam mong muốn chủ đầu tư tiếp nhận dự án Long Phú III hoàn trả cho Petro Vietnam chi phí các hạng mục dùng chung và chi phí đã đầu tư tới thời điểm bàn giao.

Trước đó, tháng 9/2017, Bộ Công Thương đã báo cáo Thủ tướng việc giảm áp lực thu xếp vốn cho Petro Vietnam thông qua cắt giảm vốn đầu tư vào các dự án nhiệt điện Long Phú III, Nhơn Trạch III và Nhơn Trạch IV. Việc giảm áp lực này giúp Petro Vietnam có đủ vốn để thực hiện các dự án trọng điểm nhà nước về dầu khí.

Nhiệt điện Long Phú III có công suất 1.800 MW, được xây dựng tại Trung tâm điện lực Long Phú (Sóc Trăng), dự kiến đưa vào vận hành năm 2021-2022.

Tin mới

Cái kết thần kỳ trong vụ Suzuki XL7 rơi xuống vực 70m tại Điện Biên: Xe bị vò nát, gia đình 5 người chỉ bị thương nhẹ
9 giờ trước
Vụ tai nạn liên quan tới chiếc Suzuki XL7 tại Điện Biên đang thu hút được rất nhiều sự chú ý của cộng đồng mạng.
Yamaha ra mắt “vua xe ga” cạnh tranh Honda Air Blade: Sở hữu thiết kế cá tính, động cơ cực mạnh cùng giá bán chỉ 34 triệu đồng rẻ như Vision
2 giờ trước
Ở phiên bản 2024, ngoài việc bổ sung màu áo mới, Yamaha FreeGo 125 còn được hãng trang bị hiệu suất động cơ mạnh mẽ và những tính năng hiện đại hơn.
Thủ tướng: Đưa kinh tế xã hội vùng Đông Nam Bộ phát triển nhanh, toàn diện, chất lượng và bền vững
3 giờ trước
Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Đông Nam Bộ lần 3 cần bàn, triển khai hiệu quả quy hoạch vùng Đông Nam Bộ, với mục tiêu đưa kinh tế xã hội vùng Đông Nam Bộ tiếp tục phát triển nhanh, toàn diện, chất lượng và bền vững.
Giá dưới 20 triệu, đây là 4 mẫu xe tiết kiệm xăng nhất hiện nay: Wave Alpha áp chót
3 giờ trước
Đây là những mẫu xe số giá rẻ đáng để lựa chọn nhất hiện nay.
Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Đông Nam Bộ tại Tây Ninh ngày 5/5
4 giờ trước
Mật độ đường cao tốc của vùng Đông Nam Bộ là 0,004 km/km2. Số km đường cao tốc đưa vào khai thác ở Đông Nam Bộ chỉ cao hơn vùng Tây Nguyên, trong khi đây là một trong những vùng kinh tế năng động nhất nước.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.