Dự báo mới nhất của IEA về thị trường khí đốt thế giới ảnh hưởng như thế nào đến giá gas trong nước?

04/10/2022 14:09
Hiện nguồn cung gas nội địa chỉ chủ động được khoảng 60% mức tiêu thụ. Vì thế, giá bán lẻ gas trong nước bị chi phối và ảnh hưởng bởi giá gas thế giới.

Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) dự kiến thị trường khí đốt toàn cầu sẽ tiếp tục thắt chặt trong năm tới do nguồn cung khí đốt từ Nga giảm và nhu cầu khí đốt ở châu Âu suy yếu do giá cao và các biện pháp tiết kiệm năng lượng.

Trong báo cáo thị trường khí đốt hàng quý vừa được công bố ngày 3/10, IEA cho biết, thị trường khí đốt tự nhiên trên toàn thế giới đã thắt chặt kể từ năm 2021 và tiêu thụ khí đốt toàn cầu dự kiến sẽ giảm 0,8% trong năm nay do mức giảm kỷ lục 10% ở châu Âu cũng như nhu cầu không đổi ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Tiêu thụ khí đốt toàn cầu được dự báo sẽ chỉ tăng 0,4% trong năm tới, nhưng triển vọng có mức độ không chắc chắn cao, đặc biệt là các hành động trong tương lai của Nga và tác động kinh tế của việc giá năng lượng cao liên tục.

Dự báo mới nhất của IEA về thị trường khí đốt thế giới ảnh hưởng như thế nào đến giá gas trong nước? - Ảnh 1.

Ảnh: Bloomberg

Nga đã cắt phần lớn nguồn cung cấp khí đốt cho châu Âu để đáp lại các lệnh trừng phạt áp đặt lên nước này sau cuộc xung đột tại Ukraine. Điều này đã làm gia tăng căng thẳng thị trường và sự không chắc chắn trước mùa đông tới, không chỉ đối với châu Âu mà còn đối với tất cả các thị trường phụ thuộc vào cùng một nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên hóa lỏng.

Keisuke Sadamori, Giám đốc Thị trường Năng lượng của IEA cho biết: “Xung đột Nga-Ukraine và cắt giảm mạnh nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên cho châu Âu đang gây ra thiệt hại đáng kể cho người tiêu dùng, doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế - không chỉ ở châu Âu mà còn ở các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển. Triển vọng về thị trường khí đốt vẫn mờ mịt, tất cả các dấu hiệu đều cho thấy thị trường vẫn còn thắt chặt vào năm 2023."

Giá khí đốt tự nhiên châu Âu và giá LNG giao ngay tại châu Á tăng vọt lên mức cao kỷ lục trong quý 3 năm 2022. Điều này làm giảm nhu cầu khí đốt và khuyến khích chuyển đổi sang các loại nhiên liệu khác như than và dầu để phát điện. Ở một số nền kinh tế mới nổi và đang phát triển, giá cả tăng cao gây ra tình trạng thiếu điện và cắt điện.

Tại châu Âu, tiêu thụ khí đốt đã giảm 10% trong tám tháng kể từ đầu năm nay so với cùng kỳ năm 2021, do lĩnh vực công nghiệp giảm 15% lượng tiêu thụ khí đốt khi các doanh nghiệp cắt giảm sản lượng bới chi phí sản xuất tăng cao.

Nhu cầu khí đốt tự nhiên ở Trung Quốc và Nhật Bản hầu như không thay đổi trong cùng thời kỳ, trong khi nhu cầu ở Ấn Độ và Hàn Quốc giảm xuống. Nhu cầu khí đốt của Trung Quốc được dự báo sẽ tăng dưới 2% trong năm nay, mức tăng trưởng hàng năm thấp nhất kể từ đầu những năm 1990. Trong khi đó, giá khí đốt tự nhiên ở Hoa Kỳ đạt mức cao nhất trong mùa hè kể từ năm 2008, tuy nhiên Bắc Mỹ là một trong số ít khu vực trên thế giới có nhu cầu tăng cao, được hỗ trợ bởi nhu cầu từ sản xuất điện.

Châu Âu đã cố gắng bù đắp khoảng trống nguồn cung khí đốt của Nga thông qua tăng cường nhập khẩu LNG, cũng như có nguồn cung cấp đường ống thay thế từ Na Uy và các nơi khác. Nhu cầu tăng mạnh của châu Âu đối với LNG - tăng 65% trong tám tháng đầu năm 2022 so với một năm trước đó - đã rút bớt nguồn cung khỏi những người mua truyền thống ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Khu vực này có nhu cầu giảm 7% trong cùng kỳ do mức giá cao, thời tiết ôn hòa và chính sách đóng cửa do Covid ở Trung Quốc.

Dự báo mới nhất của IEA về thị trường khí đốt thế giới ảnh hưởng như thế nào đến giá gas trong nước? - Ảnh 2.

Giá khí đốt tại châu Âu lao dốc kể từ tháng 9 (Nguồn: Trading Economics)

IEA dự báo nhập khẩu LNG của châu Âu sẽ tăng hơn 60 tỷ mét khối (bcm) trong năm nay, hoặc gấp hơn 2 lần so với so với năng lực xuất khẩu bổ sung LNG trên toàn cầu, giúp giữ cho thương mại LNG quốc tế chịu áp lực mạnh mẽ trong ngắn hạn và trung hạn.

Điều này có nghĩa là nhập khẩu LNG của châu Á có thể ở mức thấp hơn năm ngoái trong thời gian còn lại của năm 2022, do giá khí đốt cao ở châu Âu. Tuy nhiên, nhập khẩu LNG của Trung Quốc có thể tăng vào năm tới sau khi một loạt hợp đồng mua mới đã được nước này ký kết kể từ đầu năm 2021. Thêm vào đó, khả năng mùa Đông năm nay lạnh hơn cũng sẽ dẫn đến nhu cầu bổ sung LNG từ khu vực Đông Bắc Á, khiến thị trường LNG càng trở nên eo hẹp.

Ngoài việc đa dạng hóa nguồn cung, Liên minh châu Âu và các quốc gia thành viên đã thực hiện các bước khác để tăng cường an ninh khí đốt, chẳng hạn như đặt ra các nghĩa vụ lưu trữ tối thiểu và thực hiện các biện pháp tiết kiệm năng lượng cho mùa đông tới.

Theo IEA, nếu nguồn cung khí đốt của Nga sang châu Âu ngừng hoàn toàn kể từ ngày 1/11 tới, kho dự trữ khí đốt của EU sẽ chỉ đạt 20% mức tối đa vào tháng 2/2023, trong trường hợp nguồn cung LNG vẫn dồi dào. Nhưng nếu nguồn cung LNG giảm xuống mức thấp, thì dự trữ khí đốt của EU có thể chỉ tương đương 5% mức tối đa vào cùng kỳ.

Dự trữ giảm xuống mức này sẽ làm tăng nguy cơ gián đoạn nguồn cung trong trường hợp thời tiết lạnh đến muộn. Vì vậy, các biện pháp tiết kiệm gas sẽ rất quan trọng để giữ cho lượng tồn kho ở mức thích hợp cho đến khi kết thúc mùa sưởi ấm.

Với tình hình trong nước, giá gas đến nay đã ghi nhận đà giảm 6 lần liên tiếp. Theo các công ty gas, nguyên nhân giá gas trong nước tiếp tục giảm là do giá gas thế giới hạ. Giá gas thế giới bình quân tháng 10/2022 chốt hợp đồng ở mức 575USD/tấn, giảm 65 USD/tấn so với tháng 9. Do giá gas thế giới hạ nhiệt nên các doanh nghiệp kinh doanh gas trong nước cũng điều chỉnh giảm.

Dự báo mới nhất của IEA về thị trường khí đốt thế giới ảnh hưởng như thế nào đến giá gas trong nước? - Ảnh 3.

Ảnh minh họa.

Hiện nguồn cung gas nội địa chỉ chủ động được khoảng 60% mức tiêu thụ. Vì thế, giá bán lẻ gas trong nước bị chi phối và ảnh hưởng bởi giá gas thế giới.

Đây là tháng thứ 6 liên tiếp giá gas trong nước được điều chỉnh giảm, với tổng mức giảm khoảng 112.000 đồng/bình 12 kg. Tính từ đầu năm 2022, giá gas bán lẻ trong nước đã có 3 lần tăng và 7 lần giảm, với tổng mức giảm là 122.000 đồng/bình 12 kg. Hiện, giá gas đã về mức thấp hơn thời điểm đầu năm 2022.

Tham khảo: iea.org

Tin mới

Nên mua xe ô tô nào với 600 triệu đồng?
4 giờ trước
Với 600 triệu đồng, người mua ô tô hiện có nhiều lựa chọn hấp dẫn từ xe hatchback, sedan đến SUV/CUV 5 chỗ và MPV 7 chỗ.
Việt Nam sở hữu nguồn tài nguyên khoáng sản hàng đầu Đông Nam Á, làm thế nào để khai thác và chế biến hiệu quả?
3 giờ trước
Việt Nam là một trong những quốc gia có trữ lượng khai thác khoáng sản lớn nhất Đông Nam Á.
Vé tàu từ Hà Nội đi các tỉnh, thành dịp 30/4-1/5 tăng cao nhất 6%
2 giờ trước
Chiều 24/4, đại diện Công ty Vận tải đường sắt Hà Nội dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 Cty có kế hoạch bán hơn 100 nghìn vé tàu từ Hà Nội đi các tỉnh, thành. Đến nay, số lượng vé đã bán được hơn 50% và giá tăng trung bình từ 2- 6%.
Mercedes-Benz G-Class thuần điện chính thức ra mắt: Thiết kế gần như bê nguyên bản thường, mạnh tới 579 mã lực, nhưng đây mới là con số ấn tượng nhất
51 phút trước
Mẫu SUV biểu tượng của Mercedes-Benz là G-Class đã chính thức có phiên bản thuần điện với tên gọi khá lạ tai: Mercedes-Benz G580 EQ Technology.
Chuyện chưa từng có: Quốc gia láng giềng của Việt Nam chế tạo ra thứ đắt hơn vàng từ… hoa
35 phút trước
Quốc gia này tạo ra thứ đắt hơn vàng, chỉ 3 carat nhưng có giá hơn 1 tỷ đồng.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

35.167.588 VNĐ / tấn

160.70 JPY / kg

0.00 %

- 0.00

Đường

SUGAR

11.157.683 VNĐ / tấn

19.89 UScents / lb

-0.10 %

- -0.02

Cacao

COCOA

289.362.213 VNĐ / tấn

11,372.00 USD / mt

8.89 %

+ 928.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

128.849.077 VNĐ / tấn

229.69 UScents / lb

2.21 %

+ 4.97

Đậu nành

SOYBEANS

10.873.455 VNĐ / tấn

1,163.00 UScents / bu

0.21 %

+ 2.50

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

9.797.332 VNĐ / tấn

349.30 USD / ust

0.92 %

+ 3.20

Dầu đậu nành

SOYBEAN OIL

25.395.088 VNĐ / tấn

45.27 UScents / lb

-1.33 %

- -0.61

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Vì sao giá cà phê tăng điên cuồng, cao nhất lịch sử?
50 phút trước
Trong vài tuần qua, giá cà phê liên tục tăng, vượt 120.000 đồng/kg - mức cao kỷ lục trong lịch sử.
Trái sầu riêng giá ổn định ở mức cao, nhà vườn phấn khởi
2 giờ trước
Dù giá trái sầu riêng ở tỉnh Tiền Giang có sụt giảm so với tháng trước nhưng vẫn ổn định ở mức cao nhà vườn thu lãi cao.
Loại quả từng là "kiếp nạn" của nông dân, phải kêu gọi giải cứu, giờ lãi 50%, thương lái tranh nhau mua
20 giờ trước
Với mức giá hiện tại, nhà vườn có lợi nhuận khoảng 15.000 đồng/kg.
Giá cà phê, hồ tiêu tăng kỷ lục
23 giờ trước
Từ đầu năm đến nay, giá cà phê và hồ tiêu liên tục tăng mạnh, phá vỡ kỷ lục. Theo các doanh nghiệp, nguyên nhân là trên thị trường xuất hiện tình trạng đầu cơ, găm hàng khi nhận định nguồn cung có thể khan hiếm trong thời gian tới.