Dự báo suy thoái 2020 phiên bản lạc quan: Không phải Mỹ, không phải Trung Quốc, đây mới là nơi dễ suy thoái nhất trong năm tới

18/01/2020 14:38
Anatole Kaletsky - Chuyên gia kinh tế trưởng và đồng Chủ tịch của Gavekal Dragonomics đánh giá: Rủi ro mà nhiều nhà kinh tế dự đoán hàng năm - suy thoái kinh tế toàn cầu, do Hoa Kỳ hoặc Trung Quốc gây ra - thực ra không lớn như nhiều người vẫn tưởng. Một cuộc suy thoái là không thể tránh khỏi, nhưng ít có khả năng nó sẽ xảy vào năm 2020.

Cho dù đầu tư và sản xuất trên toàn thế giới đã phải chịu ảnh hưởng tiêu cực từ cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung, chính sách kinh tế vĩ mô ở cả hai nước đã làm tốt vai trò thúc đẩy thị trường nhà ở, dịch vụ và chi tiêu công. Nền kinh tế thế giới sẽ tiếp tục được hưởng lợi trong năm nay từ việc cắt giảm lãi suất của Mỹ năm ngoái và những nỗ lực của Trung Quốc để duy trì tăng trưởng khoảng 6%. Nếu không có thêm vài cú sốc mới, suy thoái kinh tế vào năm 2020 là vô cùng khó xảy ra.

Tương tự như vậy, việc lãi suất tăng vọt cũng khá khó xảy ra. Nhiều nhà đầu tư và doanh nghiệp lo lắng rằng môi trường lãi suất thấp - thứ mà họ luôn yêu thích - có thể sẽ sớm kết thúc, ít nhất là tại Mỹ. Lạm phát và lãi suất dài hạn có thể sẽ tăng phần nào trong năm nay, nhưng gần như không có vấn đề gì về việc các ngân hàng trung ương sẽ thắt chặt chính sách tiền tệ. Fed sẽ lãnh đạo quá trình này và hiển nhiên họ sẽ không tăng lãi suất trong năm bầu cử.

Dự báo suy thoái 2020 phiên bản lạc quan: Không phải Mỹ, không phải Trung Quốc, đây mới là nơi dễ suy thoái nhất trong năm tới - Ảnh 1.

Mặc dù cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung là sự kiện thu hút sự chú ý nhất vào năm 2019, nhưng châu Âu mới thực sự là mắt xích yếu nhất trong nền kinh tế thế giới. Gần đây, hiệu quả kinh tế của châu Âu đã ổn định và chính sách đã được cải thiện đáng kể, với việc Ngân hàng Trung ương châu Âu khởi động lại nới lỏng định lượng và thắt chặt tài khóa. Nhưng kinh tế Đức vẫn phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng. Một cuộc suy thoái châu Âu mới nguy cơ kinh tế vĩ mô lớn nhất trong năm 2020.

Sau đó là mối đe dọa của sự gián đoạn năng lượng lớn. Mỗi cuộc suy thoái toàn cầu trong 50 năm qua đều bắt đầu bằng việc tăng gấp đôi giá dầu (mặc dù không phải mọi lần tăng giá dầu đều đi trước suy thoái). Để tăng gấp đôi so với năm trước, giá dầu sẽ phải tăng vọt lên trên 110 USD, điều này là không thể.

Dự báo suy thoái 2020 phiên bản lạc quan: Không phải Mỹ, không phải Trung Quốc, đây mới là nơi dễ suy thoái nhất trong năm tới - Ảnh 2.

Cũng có một nguy cơ từ chủ nghĩa bảo hộ gia tăng. Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung đã là nỗi ám ảnh của thị trường, khiến những tin tức xấu trở nên áp đảo. Tuy nhiên, thỏa thuận một giai đoạn ít nhất là một tín hiệu đáng mừng rằng sẽ không có sự leo thang nào của thương chiến trong năm nay. 

Điều đó vẫn để lại một số rủi ro thương mại, đặc biệt là đối với châu Âu, nơi dễ bị tổn thương trong các cuộc đàm phán Brexit hoặc sự chuyển hướng của ông Trump từ hàng điện tử Trung Quốc sang ô tô Đức. Nhưng ngài Trump có thể sẽ quá bận rộn trong năm nay - với cuộc đối đầu Iran và cuộc bầu cử vào tháng 11 - để bắt đầu một cuộc chiến thương mại Mỹ-EU.

Trong khi đó, quan hệ thương mại giữa Anh và EU sẽ vẫn hoàn toàn không thay đổi cho đến ngày 31/12. Do đó, chủ nghĩa bảo hộ toàn cầu gia tăng không còn là rủi ro quá lớn trong năm nay.

Dự báo suy thoái 2020 phiên bản lạc quan: Không phải Mỹ, không phải Trung Quốc, đây mới là nơi dễ suy thoái nhất trong năm tới - Ảnh 3.

Rủi ro tiếp theo là sự sụp đổ của ngành công nghiệp ô tô. Doanh số đã giảm trên toàn thế giới vào năm ngoái, tàn phá nền kinh tế Đức, nơi cho đến nay là nhà xuất khẩu ô tô và máy móc lớn nhất để sản xuất chúng. Sản xuất tại Đức hiện đang ở dưới mức đáy trong cuộc suy thoái năm 2009 và sự suy giảm của ngành không chỉ là vấn đề theo chu kỳ. Một tổ hợp vấn đề như các mối quan tâm về môi trường, thay đổi xã hội, và sự chuyển đổi năng lượng và công nghệ có nghĩa là các ngành công nghiệp ô tô và kỹ thuật - không chỉ ở Đức, mà còn ở Mỹ, Nhật Bản và Tây Âu - có thể suy giảm mạnh, như những năm 1980.

Từng được coi là nhà đổi mới và cội nguồn của sự tiến bộ, Facebook, Apple, Amazon và Google hiện được xem là những nhà độc quyền tàn nhẫn thao túng các chính trị gia và trục lợi từ người tiêu dùng. Các công ty này đã trở thành động lực chính của nền kinh tế và thị trường chứng khoán Hoa Kỳ, và những thách thức chính trị nghiêm trọng đối với các mô hình kinh doanh của họ - dưới hình thức quy định, thuế đặc biệt - có thể gây ra sự chao đảo của nền kinh tế.

Cuối cùng, rủi ro lớn nhất của kinh tế toàn cầu năm 2020 bắt nguồn từ cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. Nếu ông Trump chiến thắng, ông có thể trở nên hiếu chiến hơn và không khó đoán hơn trong nhiệm kỳ thứ hai. Và nếu đối thủ của ông là Bernie Sanders hoặc Elizabeth Warren chiến thắng, bốn lĩnh vực lớn nhất của nền kinh tế Mỹ - chăm sóc sức khỏe, tài chính, công nghệ và năng lượng - sẽ phải đối mặt với các mối đe dọa gián đoạn chưa từng có. 

Tin mới

Trung Quốc xuất khẩu gần 26 triệu tấn thép trong quý I/2024
5 giờ trước
Làn sóng xuất khẩu thép lớn nhất của Trung Quốc đang gia tăng kể từ khi xảy ra tình trạng dư thừa toàn cầu vào giữa những năm 2010.
Bộ Công Thương điều chỉnh kế hoạch cung cấp điện năm 2024
4 giờ trước
Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định điều chỉnh kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia năm 2024.
Loại quả từng là "kiếp nạn" của nông dân, phải kêu gọi giải cứu, giờ lãi 50%, thương lái tranh nhau mua
3 giờ trước
Với mức giá hiện tại, nhà vườn có lợi nhuận khoảng 15.000 đồng/kg.
Vì sao đấu thầu vàng miếng lại "ế" 13.400 lượng?
3 giờ trước
Kết quả phiên đấu thầu vàng miếng do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thực hiện sáng nay (23/4) cho thấy các đơn vị dự thầu đều tỏ ra rất thận trọng. Chỉ có 2 đơn vị trúng thấu 3.400 lượng, còn số lượng "ế" lên đến 13.400 lượng.
Hàng hóa chuyển qua Shopee, TikTok hàng tỷ USD mỗi tháng, có nên miễn thuế VAT?
2 giờ trước
Lượng giao dịch hàng hóa có giá trị nhỏ xuyên biên giới đã tăng gấp nhiều lần trong thời gian qua vì thế cần đặt ra vấn đề có nên miễn thuế VAT hay không.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Dầu thô Brent

BRENT CRUDE

2.250.918 VNĐ / thùng

88.41 USD / bbl

1.40 %

+ 1.22

Dầu thô WTI

WTI CRUDE OIL

2.123.291 VNĐ / thùng

83.40 USD / bbl

1.83 %

+ 1.50

Khí tự nhiên US

NATURAL GAS US

1.262.753 VNĐ / m3

1.83 USD / mmbtu

2.21 %

+ 0.04

Than đá

COAL

3.513.359 VNĐ / tấn

138.00 USD / mt

-2.65 %

- -3.75

» Xem tất cả giá Năng lượng

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Lo thiếu điện, Bộ Công Thương huy động thêm hàng tỷ kWh điện trước... "giờ G"
12 giờ trước
Trong Quyết định số 924/QĐ-BCT về kế hoạch cung ứng điện năm 2024 và các tháng cao điểm từ tháng 4 đến tháng 7/2024 vừa được Bộ trưởng Bộ Công Thương ký ban hành, tổng nguồn điện đã tăng hơn 4,3 tỷ kWh so với kế hoạch đặt ra trước đó.
Lo thiếu điện, EVN lên kịch bản mua điện "sốc" từ Trung Quốc, ước tính 9 tỷ kWh/năm
20 giờ trước
Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam (EVN) cho biết, trong năm 2024 đã đàm phán mua 1,8 tỷ kWh điện từ Trung Quốc, tăng hơn 700 triệu kWh so với kế hoạch.
Đàm phán tăng nhập khẩu điện
21 giờ trước
Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã lên 2 kịch bản cho mùa nắng nóng, trong đó có tăng nhập khẩu điện từ Trung Quốc và Lào.
Giá xăng dầu hôm nay 23/4: Kéo dài đà giảm mạnh
22 giờ trước
Giá xăng dầu hôm nay 23/4 trên thế giới vẫn đang trong chuỗi ngày giảm mạnh kéo dài từ tuần trước bất chấp căng thẳng ở Trung Đông.