Dự thảo Quy hoạch điện VIII đang lặp lại bài học thất bại

25/09/2021 10:33
Quy hoạch điện trước đây đã không dự báo đúng sự phát triển của năng lượng tái tạo, dẫn tới sự bị động và không đồng bộ giữa chính sách với thị trường, quy hoạch nguồn và lưới gây ra những bất cập như hiện nay.

Mới đây, nhóm 10 liên minh, tổ chức đại diện hơn 200 nhà khoa học Việt Nam trong lĩnh vực năng lượng sạch, bảo vệ môi trường, sức khỏe cộng đồng, chống biến đổi khí hậu đã có văn bản góp ý một số nội dung trong bản Dự thảo Quy hoạch Điện VIII của Bộ Công Thương đưa ra hồi đầu tháng 9/2021. Trong đó, nhóm các tổ chức này lưu ý đặc biệt đến việc loại bỏ các dự án điện than chưa triển khai xây dựng khỏi Quy hoạch, đồng thời có giải pháp để phát triển năng lượng tái tạo (NLTT).

Thể hiện “những bước lùi” 

Nhóm các tổ chức này cho rằng, Dự thảo Quy hoạch điện VIII mới vẫn vạch ra lộ trình phát triển điện đi ngược xu thế của thế giới. Việc tiếp tục phát triển mạnh điện than mới trong 10 năm tới đặt Việt Nam vào nhóm số ít các quốc gia đi ngược với nỗ lực chung của toàn cầu trong cắt giảm nhiên liệu hóa thạch. Trong khi đó Việt Nam là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi biến đổi khí hậu.

Trong khi đó, phát triển năng lượng xanh và bền vững của Việt Nam là chủ trương của Đảng, nhà nước và cũng là khát vọng chung của toàn thể nhân dân. Điều này cần được phản ánh trong Quy hoạch điện Quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Quy hoạch Điện VIII) hiện đang được Bộ Công Thương chỉnh sửa và chuẩn bị trình lên Chính phủ phê duyệt.

“Bản dự thảo Quy hoạch Điện VIII mới ngày 5/9/2021 thể hiện sự tụt hậu so với xu hướng phát triển năng lượng xanh, sạch của thế giới, khi vẫn tiếp tục định hình tương lai năng lượng của Việt Nam phụ thuộc lớn vào nhiên liệu hóa thạch đồng thời kìm hãm sự phát triển của NLTT. Thậm chí, bản thảo lần này thể hiện “những bước lùi” so với bản dự thảo tháng 3/2021 khi tăng thêm khoảng 3.000 MW điện than và giảm khoảng 8.000 MW điện tái tạo vào năm 2030. Như vậy, trong 10 năm tới, công suất điện than mới sẽ tăng thêm gần 20.000 MW, trong khi đó, điện mặt trời chỉ tăng thêm khoảng 2.000 MW và không phát triển điện gió ngoài khơi”, Nhóm các tổ chức chỉ rõ.

Ngoài ra, nhóm các tổ chức cũng khẳng định, việc hạn chế phát triển NLTT trong 10 năm tới sẽ khiến Việt Nam tụt hậu xa so với sự tiến bộ khoa học công nghệ năng lượng của thế giới. Trong khi nhiều quốc gia đang nắm bắt cơ hội và đẩy nhanh ứng dụng các giải pháp công nghệ để tối đa hóa lợi thế của NLTT như tích trữ năng lượng, lưới điện thông minh, năng lượng tái tạo phân tán và kết hợp với nông nghiệp, giao thông, sản xuất hydrogen... thì trong Quy hoạch Điện VIII lại chọn phương án kiềm chế NLTT và chưa có lộ trình thúc đẩy ứng dụng những tiến bộ này.

“Hiện nay, sự phát triển của công nghệ năng lượng đang diễn ra rất nhanh, rất cần một tầm nhìn chiến lược, khả năng dự báo và những bước đi đột phá về chính sách để đón bắt cơ hội mới. Tuy nhiên, dự thảo hiện tại không thể hiện được điều này và đang lặp lại bài học thất bại của các quy hoạch điện trước đây, khi cách đây 5 năm không dự báo đúng sự phát triển của NLTT, dẫn tới sự bị động và không đồng bộ giữa chính sách với thị trường, quy hoạch nguồn và lưới, gây ra những bất cập như hiện nay”, góp ý nêu rõ.

Mất cơ hội thu hút vốn đầu tư

Đề cập đến lộ trình phát triển nguồn điện trong Quy hoạch điện VIII, Nhóm các tổ chức chỉ rõ, việc các dự án điện than được tiếp tục là sự lựa chọn đắt đỏ, gây ra các hệ lụy cho nền kinh tế nói chung và không khả thi để triển khai. Hầu hết các dự án điện than mới sẽ sử dụng nguồn than nhập khẩu, trong khi đó giá than đang tăng phi mã.

Thực tế giá than 6 tháng đầu năm 2020 đã là 98,8 USD/tấn, đến năm nay đã tăng lên 159,7 USD/tấn có nghĩa là tăng 150%. Trong khi đó giá than được dự báo trong dự thảo vào năm 2030 chỉ ở mức 75 USD/tấn. Như vậy giá sản xuất điện than đưa ra trong dự thảo đang thấp hơn so với thực tế. Nếu tính cả chi phí ngoại biên (chi phí môi trường sức khỏe) giá sản xuất điện than có thể tăng thêm 5 UScent/kWh nữa, tương đương 15-16 UScent/kWh, đắt hơn tất cả các loại hình NLTT.

Đáng lưu ý, với tỷ trọng điện hóa thạch cao, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sẽ phải đối mặt với thuế carbon của các nước phát triển và mất đi ưu thế cạnh tranh. Đồng thời, Việt Nam sẽ đánh mất cơ hội thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài từ các doanh nghiệp FDI có nhu cầu sử dụng điện sạch và theo đuổi mục tiêu trung hòa carbon mà họ cam kết.

Trên thực tế, bài học từ Quy hoạch điện VII điều chỉnh đã cho thấy hàng loạt dự án điện than chậm tiến độ do khó tiếp cận tài chính. Khó khăn này sẽ ngày càng gia tăng khi nhiều quốc gia đã cam kết loại bỏ nhiệt điện than, phong trào thoái vốn khỏi nhiên liệu hóa thạch ngày càng mạnh mẽ và những quốc gia còn lại cuối cùng trong nhóm hỗ trợ phát triển điện than cũng đã tuyên bố dừng cấp tài chính hoặc chuyển hướng đầu tư sang năng lượng sạch.

“Bộ Công Thương cần đưa ra khỏi quy hoạch các dự án điện than chưa triển khai xây dựng; đồng thời ưu tiên các giải pháp chính sách để tháo gỡ khó khăn trước mắt và đẩy mạnh phát triển NLTT bền vững trong tương lai. Chúng tôi cam kết sẵn sàng huy động trí tuệ và kiến thức chuyên môn, đóng góp tự nguyện và đồng hành cùng với Bộ Công Thương và các cơ quan hữu quan trong việc chỉnh sửa và hoàn thiện Dự thảo Quy hoạch điện VIII nhằm đạt các yêu cầu đề ra để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt”, Nhóm các tổ chức kiến nghị./.

Tin mới

Không phải vàng, đây mới là kim loại quý tăng mạnh nhất từ đầu năm - giá tăng 26% 1 tháng qua, nguồn cung cực thấp
3 giờ trước
Giá bạc đang tăng nhanh hơn vàng và các chuyên gia nhận định bạc sẽ sớm cán mốc 30 USD/ounce.
Tin được không, Apple để 'thất lạc' gần 100.000 chiếc iPhone và nơi chúng 'hạ cánh' rất thú vị?
3 giờ trước
Thậm chí những kẻ trục lợi nhờ việc này cũng không bị gã khổng lồ trừng phạt.
Giá USD hôm nay 19/4: Ngân hàng Nhà nước mạnh tay, tỷ giá trung tâm tăng vọt
3 giờ trước
Giá USD hôm nay 19/4: Tỷ giá trung tâm được Ngân hàng Nhà nước niêm yết ngày 19/4 ở mức 24.260 VND/USD, tăng 29 đồng so với phiên giao dịch trước. Với biên độ +/-5%, tỷ giá sàn và tỷ giá trần áp dụng cho các ngân hàng thương mại là 23.047-25.473 đồng.
Ra biển tìm "kho báu" ở đâu? Chẳng đâu xa, ngay gần bờ 2 tỉnh phía Bắc đã có "kho báu" hơn 100 tỷ tấn
3 giờ trước
Thậm chí, Quảng Ninh còn có một báu vật khác ở đáy biển gần 9 tỷ tấn.
Giá vàng hôm nay 19/4: Vàng đang được định giá quá cao
4 giờ trước
Theo Khảo sát quản lý quỹ mới nhất của Bank of America, 26% người tham gia khảo sát cho biết vàng đang được định giá quá cao và đang ở mức quá mua cao nhất kể từ tháng 8/2020.

Tin cùng chuyên mục

Mitsubishi Triton 2024 lộ diện tại Việt Nam với 3 phiên bản: Khác biệt lớn ở bộ mâm, có bản thể thao đấu Ranger Wildtrak
5 giờ trước
Việc xuất hiện cả 3 phiên bản của Mitsubishi Triton thế hệ mới tại trạm kiểm định khí thải cho thấy mẫu xe này đã cận kề ngày ra mắt.
Bộ GTVT lập tổ công tác xử lý sụt lở hầm đường sắt Bắc - Nam
5 giờ trước
Bộ Giao thông Vận tải vừa thành lập tổ công tác hiện trường xử lý sụt lở Hầm Bãi Gió đoạn giáp ranh giữa hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa trên tuyến đường sắt Hà Nội - TP.Hồ Chí Minh.
Sân bay Điện Biên chuyển đổi thành công Đài kiểm soát không lưu
18 giờ trước
Sau khi được Cục Hàng không Việt Nam phê duyệt kế hoạch ngay trước thềm nghỉ lễ 30/4 - 1/5, sân bay Điện Biên đã chuyển đổi thành công Đài kiểm soát không lưu nhằm phục vụ các chuyến bay được tốt hơn, an toàn hơn.
Nhà trong ngõ tiếp tục tăng giá, nhà đầu tư tranh thủ “đi săn”
21 giờ trước
Phân khúc nhà trong ngõ tại Hà Nội thời gian qua liên tục tăng giá, đặc biệt là khu vực nội thành. Nguyên nhân bởi giá chung cư tăng cao khiến người dân và nhà đầu tư chuyển nhu cầu sang nhà trong ngõ, cùng với đó là lợi thế nhà gắn liền đất vẫn được ưa chuộng, bởi tâm lý tích trữ tài sản của người dân.