Dư thừa công suất thép, Đông Nam Á giải quyết thế nào?

16/05/2021 13:33
Đông Nam Á tiếp tục chứng kiến làn sóng mở rộng công suất thép đầy tham vọng. Sản lượng thép dự báo tăng 5% mỗi năm từ nay cho tới năm 2030.

Đông Nam Á tiếp tục chứng kiến làn sóng mở rộng công suất thép đầy tham vọng. Tuy nhiên, với mức độ sử dụng thấp, liệu chính sách bảo hộ của các chính phủ có đủ để giải quyết tình trạng dư thừa công suất hay không?

Đằng sau làn sóng gia tăng công suất thép

Ngay cả khi thế giới đang hỗn loạn vì đại dịch Covid-19, xu hướng tăng công suất thép vẫn tiếp diễn trên khắp Đông Nam Á. Trong năm 2020, 5 triệu tấn thép đã được bổ sung và con số này dự kiến là 60 triệu tấn vào năm 2030.

Đi đầu xu hướng này là Trung Quốc với việc tập trung đầu tư vào các lò cao. Wood Mackenzie dự đoán sản lượng thép lò cao của khu vực Đông Nam Á sẽ tăng mạnh, từ đó nhu cầu về quặng sắt và than luyện kim cũng sẽ bị đẩy lên cao.

Tuy nhiên, những kế hoạch tham vọng này cũng sẽ khiến tình trạng dư thừa công suất thép càng thêm nghiêm trọng. Chưa kể hoạt động sản xuất thép của khu vực sẽ vấp phải sự cạnh tranh khốc liệt từ hàng nhập khẩu giá rẻ, theo Wood Mackenzie.

Ngăn chặn rủi ro từ tình trạng dư công suất

Liệu mức độ sử dụng có tăng đủ nhanh để tiêu thụ hết sản lượng thép hay không?

Kịch bản cơ bản của Wood Mackenzie cho rằng sản lượng thép sẽ tăng 5% mỗi năm từ nay cho tới năm 2030. Tuy nhiên, thặng dư công suất cũng tăng lên.

Dưới áp lực về lợi nhuận, các công ty và cơ quan quản lý tại Đông Nam Á đã triển khai một số biện pháp giải quyết.

Thứ nhất, phản đối kế hoạch mở rộng. Các nhà sản xuất và hiệp hội thép đang kêu gọi ngừng cấp phép hoạt động cho dự án Wenan Steel với công suất 10 triệu tấn thép tại Malaysia.

Đồng thời, cơ quan quản lý có thể tăng cường đàn áp những nhà máy có công nghệ không đạt tiêu chuẩn. Họ đang lo ngại về vấn đề môi trường và chất lượng sản phẩm khi các công ty Trung Quốc bán phá giá các lò luyện thép cảm ứng lỗi thời tại Philippines, Indonesia và Thái Lan.

Dư thừa công suất thép, Đông Nam Á giải quyết thế nào? - Ảnh 1.

Thặng dư công suất thép tại Đông Nam Á sẽ tiếp tục tăng. Ảnh: Wood Mackenzie.



Thứ 3 là loại bớt dự án. Tập đoàn Hoa Sen của Việt Nam gần đây từ bỏ một nhà máy có công suất 4,5 triệu tấn với lý do là bị thép giá rẻ nhập khẩu từ Trung Quốc cạnh tranh khốc liệt.

Cuối cùng, các chính phủ có thể thắt chặt khuôn khổ pháp lý. Khu vực Đông Nam Á dự kiến hạn chế số lượng giấy phép được cấp cho các nhà máy thép, đồng thời dựng lên các rào cản thương mại.

Tuy nhiên, bất chấp những biện pháp kiểm soát trên, Wood Mackenzie dự báo Đông Nam Á sẽ vẫn mở rộng được 60 – 70% trong kế hoạch 60 triệu tấn thép.

Chuyển sang chủ nghĩa bảo hộ

Đông Nam Á đang giảm nhập khẩu thép thành phẩm, nhưng tỷ lệ nhập khẩu so với tiêu thụ hiện vẫn cao, ở 60%.

Các nhà máy sản xuất thép trong khu vực từ lâu đã kêu gọi chính phủ hỗ trợ việc giảm nhập khẩu thép. Hiện nay, chính phủ các quốc gia trong khu vực đã bắt đầu hành động thông qua một loạt biện pháp bảo hộ. Các nền kinh tế lớn, như Việt Nam, Malaysia, Thái Lan và Indonesia, quyết định áp thuế đối với các sản phẩm thép nhập khẩu từ các đối tác lớn.

Ví dụ, Việt Nam áp thuế 25% đối với thép tấm và thép cuộn cán nguội xuất xứ từ Trung Quốc. Indonesia cũng áp thuế với một số sản phẩm thép tấm nhập khẩu từ Trung Quốc, Nga và Ấn Độ.

Những biện pháp này sẽ giúp siết chặt hơn hoạt động nhập khẩu thép thành phẩm. Nhập khẩu thép thành phẩm của khu vực này có thể giảm xuống 40 – 50% so với tiêu thụ vào năm 2030.

Cơ hội để tự lực cánh sinh

Đông Nam Á buộc phải đạt được sự cân bằng phù hợp giữa nhập khẩu và sản xuất trong nước. Wood Mackenzie tin rằng các nền kinh tế sẽ tập trung phát triển chuỗi cung ứng nội bộ linh hoạt. Điều này có nghĩa là các dự án do chính phủ tài trợ sẽ phải mua thép sản xuất trong nước.

Khu vực này cũng nên tiếp tục giảm phụ thuộc vào hàng nhập khẩu bằng cách áp thuế tự vệ, hạn ngạch và hạn chế cấp phép. Ngoài ra, việc làm rõ chính sách của chính phủ về đầu tư, cấp phép và sử dụng công nghệ có thể giúp hạn chế tình trạng dư thừa công suất, đồng thời ngăn chặn được việc chuyển giao công nghệ lạc hậu.

Tập trung phát triển nguồn cung thép trong nước sẽ giúp đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ ngày càng tăng từ lĩnh vực hạ tầng, ôtô và công nghiệp.

Tin mới

Phát hiện 11.500 hộp trà, sữa hạt 'quảng cáo công dụng quá mức'
13 giờ trước
11.500 hộp gồm trà, sữa hạt, viên uống của Công ty Thảo dược Mộc Can ghi nhãn sai sự thật, mô tả công dụng gây hiểu lầm là thuốc chữa bệnh.
Loại quả chát xít, ngày xưa ăn với muối ớt “cho vui”, giờ thành đặc sản phố cổ Hà Nội khiến khách Tây phát cuồng
13 giờ trước
Từng là món quà vặt gắn liền tuổi thơ, loại quả này nay đã thành đặc sản Hà Nội, khiến cả du khách nước ngoài cũng mê mẩn.
Con số gây bất ngờ, vượt xa kỳ vọng ở thành phố đang lưu hành 9 triệu xe máy
13 giờ trước
Mục tiêu của chiến dịch là để giảm thiểu khí thải gây ô nhiễm từ xe máy.
‘Nên hỗ trợ chi phí cho chủ xe nâng cấp để đạt chuẩn khí thải’
13 giờ trước
Cựu Tổng Thư ký VAMA, ông Vũ Tấn Công, cho rằng dự thảo quy chuẩn quốc gia về khí thải đối với ô tô có ý nghĩa quan trọng đối với môi trường, nhưng để thành hiện thực cần đáp ứng nhiều yếu tố.
Đề xuất quy định mới về kinh doanh xuất khẩu gạo
13 giờ trước
Bộ Công Thương đề xuất các thương nhân xuất khẩu gạo phải nộp báo cáo về tình hình ký kết và thực hiện hợp đồng trước ngày 20 hằng tháng, báo cáo về lượng thóc, gạo tồn kho, phân theo từng chủng loại và phẩm cấp trước ngày 5.

Tin cùng chuyên mục

Doanh số bán xe Việt Nam tăng trưởng cao nhất Đông Nam Á, hơn 118.000 ô tô được mua nhờ kinh tế thuận lợi, tiêu dùng nội địa cải thiện
1 ngày trước
Nếu cộng số liệu thống kê chung của ngành, doanh số bán xe của Việt Nam là 118.813 ô tô đã vượt qua Philippines, nơi chỉ bán được 117.074 xe trong 3 tháng đầu năm 2025.
Tài chính Toyota tung gói vay ưu đãi, thu hút nhiều khách hàng "lên đời"
2 ngày trước
Tháng 05/2025, Công ty Tài chính Toyota Việt Nam (TFSVN) phối hợp với Toyota Việt Nam và hệ thống đại lý toàn quốc triển khai chương trình trả góp với chính sách ưu đãi hấp dẫn, giúp người tiêu dùng Việt dễ dàng sở hữu xe hơi.
Khủng hoảng niềm tin bủa vây Xiaomi sau sự cố xe điện SU7
2 ngày trước
Xiaomi đối mặt với giai đoạn thử thách sau khi mẫu xe điện SU7 vướng sự cố gây chết người, kéo theo một cuộc khủng hoảng lòng tin sâu sắc từ người tiêu dùng.
Kia chào hè với ưu đãi lớn nhất trong năm
3 ngày trước
Từ ngày 10/5, THACO AUTO và Kia Việt Nam triển khai chương trình ưu đãi lớn nhất trong năm, với mức ưu đãi lên đến 80 triệu đồng (áp dụng tùy theo phiên bản), cùng nhiều quà tặng hấp dẫn.