Đường đua thị phần tín dụng tiêu dùng ngày càng khốc liệt

19/09/2018 20:33
Các công ty tài chính tiêu dùng không phải là những doanh nghiệp duy nhất áp dụng công nghệ cao vào sản phẩm để cạnh tranh trên đường đua thị phần. Cuộc cạnh tranh còn ngày càng khốc liệt hơn khi các Fintech và ngân hàng cũng đẩy mạnh đầu tư công nghệ vào số hóa quy trình cho vay.

Thống kê của Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia và Stockplus cho biết, năm 2017, ước tính dư nợ tín dụng tiêu dùng cả nước có quy mô khoảng 26,5 tỷ USD, tăng 65% so với năm 2016 và vượt xa tốc độ tăng trưởng tín dụng chung (khoảng 19%), qua đó nâng tỷ trọng tín dụng tiêu dùng trong tổng tín dụng tăng từ 12,3% của năm 2015 lên 17% vào cuối năm 2017.

Còn theo tính toán của Công ty chứng khoán Bản Việt VDSC, quy mô thị trường tài chính tiêu dùng Việt Nam liên tục có sự tăng trưởng mạnh, ước tính có thể tăng trưởng 30% mỗi năm trong hai năm tới, dự đoán đạt khoảng 1.000 nghìn tỷ đồng (44 tỷ USD) vào năm 2019.

Các chuyên gia cho rằng, tuy thị trường tín dụng tiêu dùng phát triển mạnh trong những năm trở lại đây nhưng vẫn còn thấp so với các nước trong khu vực.

Ông Nguyễn Thiện Tâm, Giám đốc Trung tâm Sáng kiến FE Credit cho hay, nếu như ở các nước phát triển, tỷ trọng cho vay tiêu dùng thường chiếm khoảng từ 40% đến 50% trên tổng dư nợ thì  ở Việt Nam trong năm 2017, tài chính tiêu dùng mới đóng góp 17% tổng dư nợ cả nước.

Trong khi đó, ông Cấn Văn Lực, chuyên gia tài chính giải thích việc tín dụng tiêu dùng tại Việt Nam còn ít đến từ nhiều nguyên nhân như nhận thức, thói quen của người dân vay tiêu dùng còn hạn chế; sản phẩm chưa đa dạng, thủ tục phức tạp, khuôn khổ pháp lý chưa đồng bộ,….Khái niệm tín dụng tiêu dùng hiện nay thậm chí vẫn chưa được nhất quán, chấm điểm tín dụng cho khách hàng còn khó khăn do thông tin thiếu minh bạch, thiếu chính xác,..

Dù vậy, tiềm năng và cơ hội tăng trưởng của thị trường này tại Việt Nam vẫn còn rất lớn khi dân số trẻ, thu nhập bình quân tăng nhanh và tỷ lệ người dân được tiếp cận dịch vụ tài chính còn thấp.

Ông Nguyễn Thiện Tâm cho biết, 48% dân số có thu nhập thấp khó tiếp cận được với dịch vụ cho vay của ngân hàng truyền thống sẽ trở thành những khách hàng tiềm năng của ngành tài chính tiêu dùng. Đồng thời thị trường nông thôn, vùng ven vẫn còn đang bị bỏ ngỏ do các công ty tài chính vẫn chưa có nhiều cơ hội tiếp cận với khách hàng tại đây.

Ông Tâm cho rằng, các công ty tài chính hàng đầu hiện nay vẫn đang trong giai đoạn nắm bắt thị phần và bước vào giai đoạn "chuyên nghiệp hóa". Trong giai đoạn này, việc số hóa quy trình cũng như áp dụng các công nghệ 4.0 là chiến lược để bứt phá và duy trì vị thế.

Đáng chú ý, độ phủ sóng của các dịch vụ tài chính, đặc biệt là cho vay tại các vùng nông thôn còn rất thấp. Do đó, nền tảng công nghệ sẽ giúp các công ty tài chính tiếp cận lượng khách hàng tiềm năng tại đây (chiếm tới 60% dân số cả nước).

Trên đường đua thị phần, theo ông Tâm, yếu tố quan trọng nữa là phải kiểm soát rủi ro và giảm thiểu chi phí. Hiện lãi suất cho vay tiêu dùng cao hơn cho vay truyền thống tại các ngân hàng do sự chênh lệch từ chi phí đầu vào cao, chi phí vận hành và tính chất rủi ro từ phân khúc khách hàng có thu nhập trung bình – thấp. Muốn giảm lãi suất tiêu dùng cần ưu tiên xây dựng, nâng cấp và hoàn thiện cơ sở dữ liệu người dùng và khai thác sử dụng công nghệ hiệu quả tốt cho tất cả các bên, giảm gánh nặng đối với người vay và chi phí vận hành của doanh nghiệp.

Trên thị trường nhiều tiềm năng đó, không chỉ công ty tài chính tiêu dùng áp dụng công nghệ cao để tranh giành thị phần mà cuộc cạnh tranh ngày càng khốc liệt khi các Fintech và ngân hàng cũng đang đẩy mạnh công nghệ vào số hóa quy trình cho vay. Sự khuyến khích từ Ngân hàng Nhà nước cũng đang tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho nhiều doanh nghiệp tham vọng gia nhập thị trường tiềm năng này.

Tin mới

Siêu thị thắng lớn, chợ vắng hoe dịp lễ 30-4
3 giờ trước
Lượng khách mua sắm tại các siêu thị khu vực trung tâm TP HCM tăng cao trong dịp lễ 30-4, doanh thu nhiều hệ thống lớn kỳ vọng tăng hơn mức 20%-30% theo dự kiến
Không phải dầu thô hay khí đốt, châu Âu bất ngờ săn lùng một mặt hàng của Nga bất chấp lệnh trừng phạt, nhập khẩu tăng hơn 10 lần
3 giờ trước
Châu Âu đã nhập khẩu hơn 474.000 tấn mặt hàng này từ Nga trong tháng 1/2025 so với chỉ hơn 36 nghìn tấn vào một năm trước.
Thị trường ngày 2/5: Giá dầu tăng gần 2%, cà phê giảm hơn 4%, vàng thấp nhất trong hai tuần
4 giờ trước
Kết thúc phiên 1/5 giá dầu tăng gần 2% sau khi Tổng thống Mỹ đe dọa áp đặt lệnh trừng phạt thứ cấp đối với Iran, vàng giảm xuống mức thấp nhất trong gần hai tuần, đồng tăng sau đợt bán tháo mạnh, cà phê giảm mạnh.
Nước nào tiêu thụ cá tra Việt Nam lớn nhất thế giới?
5 giờ trước
Xuất khẩu cá tra tăng vọt trong những tháng đầu năm. Trong đó, Mỹ và Trung Quốc là hai nước mua nhiều cá tra Việt Nam nhất, với sản phẩm chủ lực là phile cá đông lạnh.
Vừa gia nhập thị trường Trung Quốc chưa được bao lâu, đối thủ sầu riêng của Thái Lan, Việt Nam bất ngờ gặp khó, năng suất thấp nhất trong 1 thập kỷ
5 giờ trước
Tham vọng chiếm lĩnh thị trường sầu riêng Trung Quốc của quốc gia này đang đứng trước thách thức.

Tin cùng chuyên mục

Nhận xong lập tức trả lại Mỹ 2 món hàng trị giá 100 triệu USD, Trung Quốc gọi người bán là 'nạn nhân' của thuế quan Mỹ
2 ngày trước
Đại diện Bộ Thương mại Trung Quốc nói rằng hy vọng Mỹ sẽ lắng nghe tiếng nói của doanh nghiệp để tạo ra môi trường ổn định cho các hoạt động thương mại, đầu tư.
Ông Trump giảm nhẹ thuế quan cho ngành ô tô
2 ngày trước
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 29/4 ký hai sắc lệnh hành pháp nhằm điều chỉnh một phần chính sách thuế nhập khẩu gây tranh cãi đối với ngành sản xuất ô tô.
Lần đầu tiên lái thử được tặng xe thật giá 628 triệu, hãng xe Chipu là đại sứ "chơi lớn" thế nào ở VN?
28/04/2025 11:58
Khách hàng sẽ được tặng mẫu xe Coolray trị giá 628 triệu đồng xuất hiện trong bộ ảnh mới của Chipu.
Khách mua xe máy điện VinFast liên tục 'trúng lớn': Sạc pin miễn phí 1 năm - mẫu thấp nhất giá chỉ còn 14,9 triệu đồng
27/04/2025 09:22
Chương trình này sẽ áp dụng đết hết 31/5/2026.