Đứt gãy nguyên liệu: Nỗi lo của nhiều ngành hàng trong dịch Covid-19

11/06/2021 08:30
Đứt gãy chuỗi cung ứng nguyên liệu do ảnh hưởng của dịch Covid-19 gây khó khăn cho các ngành sản xuất trong nước khi phụ thuộc lớn vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu.

Thời gian qua, nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đã tận dụng tốt ưu đãi thuế quan từ các Hiệp định Thương mại tự do để đạt kim ngạch tăng trưởng cao. Dệt may, giày dép, gỗ, thép… là những mặt hàng nằm trong danh mục các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam có những chuyển biến xuất khẩu rất tích cực.

Song, theo đánh giá của Cục Xuất Nhập khẩu và Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại (Bộ Công Thương), một số tiêu chí xuất xứ cho các mặt hàng xuất khẩu trong các FTA tương đối linh hoạt và cho phép nhập khẩu nguyên liệu ngoài khối để sản xuất hàng hóa. Điều này dễ dẫn đến việc đứt gánh chuỗi cung ứng toàn cầu do ảnh hưởng của dịch Covid-19, gây khó khăn lớn cho các ngành sản xuất trong nước khi phụ thuộc lớn vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu.

Bà Phan Thị Thanh Xuân, Tổng Thư ký Hiệp hội Da-Giày-Túi xách Việt Nam (Lefaso) cho biết, nguyên phụ liệu ngành da giày Việt Nam nhập khẩu chính từ Trung Quốc (60%), tiếp đến là Hàn Quốc và Đài Loan (Trung Quốc). Những năm gần đây, việc chủ động nguyên phụ liệu có sự chuyển biến khá tốt khi các DN đã chuyển dần chuỗi cung ứng sản xuất nguyên phụ liệu vào Việt Nam. Tuy nhiên, vấn đề đó chỉ thực hiện chủ yếu ở DN lớn, các DN vừa và nhỏ hạn chế nguồn lực nên chưa chủ động trong việc giải quyết nguyên phụ liệu tại chỗ.

“Lefaso mong chiến lược phát triển nguyên phụ liệu cần tạo ra được vùng, khu công nghiệp chuyên biệt cho ngành công nghiệp da giày, dệt may được phát triển và có cơ chế chính sách ưu đãi thuế quan tốt hơn để thúc đẩy phát triển nguyên phụ liệu sản xuất tại Việt Nam”, bà Xuân nói.

Đối với ngành gỗ, Việt Nam là thị trường cung cấp sản phẩm gỗ lớn cho thế giới. Trong khâu xuất khẩu, các DN Việt đã và đang cam kết tuân thủ chặt chẽ các yêu cầu từ các thị trường nhập khẩu như Quy định EUTR 995, Luật Lacey của Mỹ; Luật đảm bảo gỗ hợp pháp của Australia, Hàn Quốc, Nhật Bản,…

Khi xuất khẩu sản phẩm gỗ sang các thị trường này, các DN của Việt Nam cam kết và cung cấp đầy đủ các bằng chứng về nguồn gốc gỗ sử dụng làm đồ gỗ xuất khẩu. Song, theo Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Viforest), qua khảo sát nắm bắt thông tin tại một số các DN nhập khẩu gỗ từ châu Phi trong thời gian gần đây cho thấy, việc thực hiện Nghị định 102 đang gặp phải một số khó khăn, do chưa quy định cần phải yêu cầu nộp bổ sung giấy tờ cụ thể về 4 hợp phần thông tin chính mà nhà nhập khẩu cần bổ sung.

Để giảm rủi ro trong khâu gỗ nguyên liệu nhập khẩu, giúp ngành gỗ tránh được các vụ điều tra của các thị thường nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam, ông Đỗ Xuân Lập, Chủ tịch Viforest đề nghị trong tương lai, Việt Nam cần hướng tới mục tiêu 100% gỗ nhập khẩu phải có Chứng chỉ, giống như một số thị trường nhập khẩu thế giới yêu cầu Việt Nam khi xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ phải đảm bảo 100% là gỗ rừng trồng hoặc từ nguồn gỗ có Chứng chỉ.

Nguồn nguyên liệu cho sản xuất thép phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu cũng là vấn đề đáng chú ý. Theo ông Trần Thanh Hoài, Cục trưởng Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương), giai đoạn 2016-2020 nhu cầu thép của Việt Nam đều tăng ở mức 2 con số mỗi năm. Để đáp ứng mức tăng này, sản lượng sản xuất thép của các DN trong nước tăng mạnh theo từng năm. Sản lượng phôi thép liên tục tăng từ mức 4,3 triệu tấn năm 2010 lên mức 7,8 triệu tấn năm 2016. Năm 2020, con số này đạt 19,9 triệu tấn. Năng lực sản xuất của các nhà máy trong nước đã đáp ứng đủ nhu cầu thép xây dựng thông thường.

Một số sản phẩm xuất khẩu cao như tôn mạ, ống thép, thép cuộn cán nguội. Tuy nhiên, các chủng loại thép khác phục vụ ngành chế biến chế tạo và công nghiệp hỗ trợ như: thép cuộn cán nóng, thép hợp kim, thép chế tạo cơ khí, thép tấm cán nóng, thép tấm cán nguội,… vẫn còn phải nhập khẩu.

Đánh giá về những thách thức của ngành sản xuất thép thời gian tới, ông Trương Thanh Hoài cho rằng, nguồn nguyên liệu sản xuất đầu vào của ngành này đa phần phải nhập khẩu, như quặng sắt, thép phế liệu, than mỡ luyện cốc, điện cực graphite… Do đó, giá thành sản phẩm sẽ phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố thị trường nước ngoài.

Lãnh đạo Cục Công nghiệp đề xuất xây dựng nhà sản xuất thép thương hiệu Việt xứng tầm với quy mô trong khu vực cũng như trên thế giới; khuyến khích các nhà đầu tư mới đầu tư Khu liên hợp sản xuất gang thép tại các vùng duyên hải, có cảng nước sâu (đảm bảo nguồn cung thép cuộn cán nóng cho tiêu thụ trong nước).

"Đối với vấn đề thị trường, hy vọng mở rộng các thị trường nước ngoài đối với các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh; xuất khẩu các sản phẩm thép có giá trị gia tăng cao…", ông Trương Thanh Hoài nói.

Theo nhìn nhận của ông Nghiêm Xuân Đa, Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam, trong 5 năm gần đây ngành thép có sự phát triển vượt bậc, số liệu nhập khẩu theo đó cũng giảm dần theo từng năm. Trên bản đồ thế giới, sản xuất thép thô của Việt Nam đứng thứ 14. Để chủ động nguồn nguyên liệu đảm bảo cho ngành thép phát triển bền vững, Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam đề xuất Bộ Công Thương xây dựng chiến lược phát triển ngành thép thời gian tới, gắn với nền kinh tế tuần hoàn và kinh tế số…/.

Tin mới

Thêm một loại pin xe điện ‘khủng’ vừa được trình làng: Tuổi thọ kéo dài 15 năm, đi 1,5 triệu km
3 giờ trước
Đối tác pin của VinFast kết hợp cùng 'trùm' xe buýt tại Trung Quốc trình làng loại pin có tuổi thọ lên tới 15 năm.
Sức mạnh không tưởng của Trung Quốc: Có khả năng 'chia thế giới' làm 2, Mỹ không có cửa địch lại
4 giờ trước
Trung Quốc đang chia thế giới làm 2.
Tăng giá điện: Sát thời điểm tăng giá điện, Tổng cục Thống kê cảnh báo "nóng"
4 giờ trước
Tổng cục Thống kê vừa đưa ra khuyến cáo, việc tăng giá điện tác động trực tiếp đến đời sống người dân, đặc biệt là chỉ số giá tiêu dùng CPI.
Lãnh đạo Bình Dương mời gọi nhà đầu tư từ Úc
5 giờ trước
Đoàn công tác xúc tiến đầu tư của tỉnh Bình Dương đang có mặt tại Úc để quảng bá và giới thiệu cơ hội đầu tư tại tỉnh đến các hiệp hội doanh nghiệp, nhà đầu tư và các tổ chức ở nước Úc.
Giá vàng: Tổng cục Thống kê nói về tăng trưởng GDP và chỉ số giá vàng
5 giờ trước
Theo Tổng cục Thống kê, GDP 3 tháng đầu năm 2024 tăng trên 5,66%, cao hơn so với cùng kỳ quý I của các năm 2023, 2022 và 2021.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Vàng

GOLD

66.727.226 VNĐ / lượng

2,232.38 USD / toz

1.75 %

+ 38.35

Bạc

SILVER

746.488 VNĐ / lượng

24.97 USD / toz

1.25 %

+ 0.31

Đồng

COPPER

219.257.650 VNĐ / tấn

401.15 UScents / lb

-0.01 %

- -0.03

Bạch kim

PLATINUM

27.589.044 VNĐ / lượng

923.00 USD / toz

0.02 %

+ 0.15

Nickel

NICKEL

410.756.371 VNĐ / tấn

16,568.02 USD / mt

0.93 %

+ 152.96

Chì

LEAD

50.177.271 VNĐ / tấn

2,023.92 USD / mt

3.10 %

+ 60.93

Nhôm

ALUMINUM

57.988.773 VNĐ / tấn

2,339.00 USD / mt

1.76 %

+ 40.50

» Xem tất cả giá Kim loại

Tin cùng chuyên mục

Giá vàng hôm nay 29/3: Vàng thế giới tăng "dữ dội", lập đỉnh mới
7 giờ trước
Giá vàng hôm nay (29/3) trên thế giới tăng mạnh, tiến gần đến mức cao kỷ lục mọi thời đại. Tuy nhiên theo các chuyên gia, hoạt động mua đang mang tính kỹ thuật nhiều hơn bởi vàng tăng bất chấp USD cũng đang mạnh lên.
Thị trường ngày 29/3: Giá vàng đạt mức cao kỷ lục, dầu, khí tự nhiên, nhôm, đồng và cao su tăng mạnh
9 giờ trước
Chốt phiên giao dịch ngày 28/3, giá dầu, khí tự nhiên, đồng, cao su và đường... đồng loạt tăng mạnh, vàng đạt mức cao kỷ lục và nhôm cao nhất gần 3 tháng.
Đối thủ nặng ký của Hyundai Creta có thêm bản cập nhật, gây sốt với mức giá từ 430 triệu đồng
1 ngày trước
Kia đã giới thiệu 2 biến thể số tự động mới giành cho mẫu SUV hạng B - Seltos tại thị trường Ấn Độ.
Xem trước Volvo EX30 tại BIMS trước khi về Việt Nam: Giá quy đổi hơn 1 tỷ, nhỏ, chật, mạnh, nhiều công nghệ
1 ngày trước
Sau khi tiếp cận khách hàng Singapore, Volvo EX30 tiếp tục tới tham chiến tại sân chơi lớn nhất Đông Nam Á giai đoạn quý I là Bangkok International Motor Show trước khi về Việt Nam.