Fed tin cuộc khủng hoảng y tế sẽ tác động nặng nề đến hoạt động kinh tế, việc làm Mỹ

20/08/2020 09:53
Họ khẳng định rằng virus corona sẽ vẫn tiếp tục tác động xấu đến tăng trưởng kinh tế và tiềm ẩn khả năng tạo ra nhiều rủi ro cho hệ thống tài chính.

Trong cuộc họp gần nhất, các thành viên thuộc Ủy ban thị trường mở của Fed (FOMC) thể hiện tâm lý lo lắng về tương lai của nền kinh tế.

Theo CNBC, trong cuộc họp bàn chính sách tiền tệ ngày 28-29/7/2020, các nhà hoạch định chính sách thuộc Fed đã cam kết giữ lãi suất ngắn hạn gần mức 0% bởi viện dẫn đến lý do nền kinh tế đang suy giảm tăng trưởng quá nhiều so với trước khủng hoảng.

Biên bản cuộc họp nhấn mạnh: "Các nhà quản lý thuộc Fed đồng thuận rằng cuộc khủng hoảng y tế công cộng đang diễn ra sẽ tác động nặng nề đến hoạt động kinh tế, việc làm và lạm phát trong ngắn hạn, đồng thời nó tiềm ẩn nhiều rủi ro với triển vọng kinh tế trong trung hạn".

Như Chủ tịch Fed Jerome Powell và các nhà lãnh đạo thuộc Fed đã nhấn mạnh nhiều lần, biên bản cuộc họp của Fed cũng đồng thuận về việc cần thêm hỗ trợ tài khóa từ Quốc hội Mỹ. Cho đến nay, nội bộ Quốc hội Mỹ vẫn bất đồng về nhiều yếu tố, ví như việc chương trình bảo hiểm thất nghiệp đã hết hạn và không được kéo dài.

Trưởng bộ phận chiến lược thị trường tại Prudential Financial, ông Quincy Krosby, chỉ ra biên bản cuộc họp nhấn mạnh đến việc cần có gói kích thích tài khóa. Chủ tịch Fed đã luôn kỳ vọng rằng nước Mỹ cần có thêm gói hỗ trợ, đặc biệt khi mà những dấu hiệu tiêu cực của quá trình kinh tế chững lại ngày một nhiều.

Tuyên bố từ Fed cũng phát đi thông điệp rằng dù các thành viên thuộc Fed muốn nhấn mạnh rõ về định hướng chính sách về việc khi nào họ sẽ lại nâng lãi suất, họ dường như đang loại bỏ đi khả năng sử dụng hoạt động mua trái phiếu để kiểm soát lợi suất trái phiếu chính phủ.

Thị trường chứng khoán Mỹ để mất một phần thành quả tăng điểm sau khi biên bản chính sách của Fed được công bố, lợi suất trái phiếu chính phủ giảm và đồng USD tăng giá.

Bởi tính đến tác động của Covid-19 lên nền kinh tế, các thành viên FOMC khẳng định họ có kế hoạch giữa lãi suất cho vay qua đêm trong ngưỡng từ 0% đến 0,25% cho đến khi họ tự tin rằng nền kinh tế đã vượt qua nhiều khó khăn gần đây và đang trong quá trình đạt được trạng thái việc làm và ổn định giá tối đa.

GDP Mỹ suy giảm 32,9% trong quý 2/2020 khi mà đại dịch khiến cho phần lớn các hoạt động kinh tế không cần thiết đóng cửa. Nhiều chuyên gia đang kỳ vọng vào khả năng kinh tế sẽ tăng trưởng trở lại trong quý 3/2020 dù rằng số lượng các ca lây nhiễm Covid-19 tăng cao đang khiến nhiều người hoài nghi về việc quá trình phục hồi sẽ như thế nào.

Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung Quốc cũng đã và đang có những tác động lên quá trình phục hồi của kinh tế Mỹ. Đàm phán về thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung Quốc cho đến nay đã bị hoãn lại vô thời hạn.

Việc trì hoãn xem xét lại thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung Quốc có thể không phải điều tồi tệ, một chuyên gia phân tích tuyên bố trong ngày thứ Hai.

Theo CNBC, hai bên dự kiến đã có cuộc họp trực tuyến vào ngày thứ Bảy, tuy nhiên các cuộc đối thoại đã bị trì hoãn do lịch trình của hai bên không thể thống nhất, ngoài ra, phía Mỹ cũng cần thêm thời gian để Trung Quốc mua hàng Mỹ. Cho đến nay, chưa có thời hạn cụ thể nào được công bố.

Chuyên gia nghiên cứu cao cấp tại viện Brookings – Mỹ, ông David Dollar, nhận xét: "Tôi nghĩ việc cả hai đảng của Mỹ có thêm thời gian cũng tốt hơn cho đôi bên".

"Trung Quốc dường như đang đẩy mạnh mua đậu tương và sản phẩm năng lượng Mỹ, chính vì vậy nếu bạn xem xét lại mọi chuyện lúc này, khách quan mà nói sẽ không thể tốt được. Hãy để thời gian trôi qua thêm, chắc chắn tình hình sẽ tốt hơn", ông Dollar phân tích với CNBC.

Ông Dollar khẳng định thực ra sau cùng Tổng thống Trump không muốn hủy bỏ thỏa thuận vào lúc này. Theo ông Dollar, Tổng thống Trump cũng không muốn xem xét lại mọi chuyện khi mà mọi chuyện chưa ổn, thời gian qua đi, thỏa thuận sẽ có thể trở thành thắng lợi về chính sách ngoại giao.

Tin mới

Top 10 mẫu xe hiếm và đắt nhất thế giới năm 2025
6 giờ trước
Dưới đây là top 10 mẫu ô tô được sản xuất giới hạn có giá đắt đỏ nhất thế giới năm 2025, bao gồm nhiều siêu phẩm đến từ Bugatti, Pagani, Ferrari, Mercedes-Benz và Rolls-Royce.
Lincoln Limousine hiếm bán lại giá 1,2 tỷ: Giá ngang Camry mới, dài gần gấp đôi C-Class, có ghế sofa, quầy bar 'sang chảnh'
5 giờ trước
Chiếc Lincoln Town Car Limousine đời 2006 sở hữu nội thất xa hoa, từng được ví như “chuyên cơ mặt đất”, phù hợp cho người mê sưu tầm hoặc làm dịch vụ cao cấp.
Mẫu xe tay ga khủng này của nhà Honda được trang bị cốp 22 lít và mạnh gập 3,5 lần Honda SH 160i
5 giờ trước
Mẫu xe này được ra mắt vào ngày 15/1 tại thị trường Trung Quốc với mức giá 129.800 nhân dân tệ (khoảng 464 triệu đồng).
Choáng với lượng khách du lịch "cực khủng" đổ về Thanh Hóa dịp lễ 30-4 và 1-5
5 giờ trước
Trong kỳ nghỉ lễ 30-4 và 1-5, các điểm du lịch ở Thanh Hóa đón lượng khách du lịch "cực khủng", tổng thu đạt hơn 4.170 tỉ đồng
Xác minh nhà bè ở Nha Trang 'chặt chém' 3,5 triệu đồng/kg cá bò hòm
5 giờ trước
Chủ nhà bè hải sản ở Nha Trang bị du khách tố bán 1kg cá bò hòm với giá 3,5 triệu đồng. Hiện UBND TP. Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa đang kiểm tra, xác minh để xử lý.

Tin cùng chuyên mục

CEO Nvidia Jensen Huang lần đầu được tăng lương sau 10 năm
23 giờ trước
Tất nhiên, mức tăng lương kể trên chẳng thấm vào đâu so với lượng cổ phiếu Nvidia mà ông sở hữu.
Tim Cook cảnh báo Apple sẽ thiệt hại 900 triệu USD vì thuế quan trong quý này
1 ngày trước
Đây là lần đầu tiên Tim Cook nói về tác động của thuế quan đến hoạt động của Apple.
Nhận xong lập tức trả lại Mỹ 2 món hàng trị giá 100 triệu USD, Trung Quốc gọi người bán là 'nạn nhân' của thuế quan Mỹ
3 ngày trước
Đại diện Bộ Thương mại Trung Quốc nói rằng hy vọng Mỹ sẽ lắng nghe tiếng nói của doanh nghiệp để tạo ra môi trường ổn định cho các hoạt động thương mại, đầu tư.
Ông Trump giảm nhẹ thuế quan cho ngành ô tô
3 ngày trước
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 29/4 ký hai sắc lệnh hành pháp nhằm điều chỉnh một phần chính sách thuế nhập khẩu gây tranh cãi đối với ngành sản xuất ô tô.