Financial Times: EU cho biết Việt Nam thể hiện nỗ lực chống đánh bắt hải sản trái phép

25/12/2017 19:41
Sau khi EU rút "thẻ vàng" với hải sản Việt Nam, một nguồn tin từ EU nói với tờ Financial Times rằng Việt nam đã thể hiện nỗ lực tuân thủ các yêu cầu của EU. Cụ thể, nguồn tin cho biết: “Họ (Việt Nam) đã nhận ra sự tồn tại của vấn đề và đang tăng cường đối thoại với EU; việc tiếp theo là phải hành động, họ vẫn còn nhiều việc phải làm”.

Vào tháng 10, EU rút “thẻ vàng” với hải sản Việt Nam, cảnh cáo đối với việc khai thác bất hợp pháp, không khai báo và không được quản lý (IUU). Theo đó, Việt Nam có 6 tháng để cải thiện tình hình, nếu không sẽ đối mặt với nguy cơ cấm nhập khẩu của EU. Tháng 03/2018 sẽ diễn ra lần kiểm tra tiếp theo của EU đối với Việt Nam.

Việt Nam là một trong những quốc gia khai thác hải sản lớn nhất trên thế giới, xếp sau Hoa Kỳ, Trung Quốc và Na Uy. Dự kiến năm 2017, hải sản xuất khẩu của Việt Nam trị giá 8,3 tỷ USD. Thị trường châu Âu chiếm khoảng 1/5 sản lượng xuất khẩu hải sản của Việt Nam. Tính đến hết tháng 11, lượng hải sản Việt Nam xuất khẩu sang châu Âu trị giá 1,4 tỷ USD, tăng 23% so với năm ngoái.

Ngoài ra, EU cũng phạt hoặc cảnh cáo một số nước và vùng lãnh thổ ở châu Á khác do sai phạm trong đánh bắt hải sản. Thái Lan và Đài Loan nhận thẻ vàng, Cambodia nhận thẻ đỏ, có nghĩa là nước này tạm thời không được phép xuất khẩu hải sản tươi sống vào EU.

Ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng thư ký của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản (Vasep) phát biểu trên tờ Financial Times: “Chúng tôi đang nỗ lực hết sức để đảm bảo EU không rút thẻ đỏ với Việt Nam”. Ông nói thêm: “Chúng tôi tiến hành nhiều hoạt động để cải thiện tình hình và tuân thủ những đề xuất từ phía EU”.

Vào tháng 11, Quốc Hội thông qua Luật thủy sản sửa đổi. Theo đó, Nhà nước tăng cường kiểm soát việc đánh bắt hải sản và mức phạt tối đa là 1 tỷ đồng (44.000 USD) với những sai phạm nghiêm trọng.

EU yêu cầu Việt Nam kiểm soát chặt chẽ hơn đối với hoạt động khai thác. Hiện tại việc đánh bắt vẫn diễn ra mà không có các thiết bị theo dõi, ngư dân vẫn đánh bắt tại vùng biển Nam Á và New Caledonia.

Ngoài ra, Việt nam cũng nhập khẩu một lượng lớn hải sản từ nước khác. Vì vậy, EU yêu cầu các doanh nghiệp xuất khẩu phải nêu rõ nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm.

Một nguồn tin từ EU nói với tờ Financial Times rằng Việt nam đã thể hiện nỗ lực tuân thủ các yêu cầu của EU. Cụ thể, nguồn tin cho biết: “Họ (Việt Nam) đã nhận ra sự tồn tại của vấn đề và đang tăng cường đối thoại với EU; việc tiếp theo là phải hành động, họ vẫn còn nhiều việc phải làm”.

Các doanh nghiệp xuất khẩu cho biết họ đã gặp gỡ và đào tạo ngư dân để tránh đánh bắt trái với quy định của EU. Bà Nguyễn Thị Thu Sắc, Tổng giám đốc và Cổ đông của công ty Hải Nam, cho rằng trách nhiệm giải quyết tình trạng đánh bắt trái phép là của Nhà nước. Bà cho biết: “Nếu bất cứ con tàu nào đang đánh bắt phi pháp thì các cơ quan đứng đầu phải có trách nhiệm chấm dứt tình trạng đó”.

Ông Nguyễn Hoài Nam nói thêm: “Sau 2 tháng, tôi nghĩ tình trạng đánh bắt trái phép đã giảm xuống”. Bên cạnh đó, Chính phủ chỉ đạo các tàu đánh cá buộc phải kết nối với tín hiệu vệ tinh mỗi hai giờ đồng hồ.

Tin mới

Siêu thị thắng lớn, chợ vắng hoe dịp lễ 30-4
6 giờ trước
Lượng khách mua sắm tại các siêu thị khu vực trung tâm TP HCM tăng cao trong dịp lễ 30-4, doanh thu nhiều hệ thống lớn kỳ vọng tăng hơn mức 20%-30% theo dự kiến
Không phải dầu thô hay khí đốt, châu Âu bất ngờ săn lùng một mặt hàng của Nga bất chấp lệnh trừng phạt, nhập khẩu tăng hơn 10 lần
7 giờ trước
Châu Âu đã nhập khẩu hơn 474.000 tấn mặt hàng này từ Nga trong tháng 1/2025 so với chỉ hơn 36 nghìn tấn vào một năm trước.
Thị trường ngày 2/5: Giá dầu tăng gần 2%, cà phê giảm hơn 4%, vàng thấp nhất trong hai tuần
7 giờ trước
Kết thúc phiên 1/5 giá dầu tăng gần 2% sau khi Tổng thống Mỹ đe dọa áp đặt lệnh trừng phạt thứ cấp đối với Iran, vàng giảm xuống mức thấp nhất trong gần hai tuần, đồng tăng sau đợt bán tháo mạnh, cà phê giảm mạnh.
Nước nào tiêu thụ cá tra Việt Nam lớn nhất thế giới?
8 giờ trước
Xuất khẩu cá tra tăng vọt trong những tháng đầu năm. Trong đó, Mỹ và Trung Quốc là hai nước mua nhiều cá tra Việt Nam nhất, với sản phẩm chủ lực là phile cá đông lạnh.
Vừa gia nhập thị trường Trung Quốc chưa được bao lâu, đối thủ sầu riêng của Thái Lan, Việt Nam bất ngờ gặp khó, năng suất thấp nhất trong 1 thập kỷ
9 giờ trước
Tham vọng chiếm lĩnh thị trường sầu riêng Trung Quốc của quốc gia này đang đứng trước thách thức.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Thịt bò

BEEF

1.317.271.382 VNĐ / tấn

318.85 BRL / kg

0.33 %

- 1.05

Thịt gà

CHICKEN

35.859.858 VNĐ / tấn

8.68 BRL / kg

0.34 %

- 0.03

Thịt heo

LEAN HOGS

5.295.571 VNĐ / tấn

92.40 USD / lbs

0.52 %

+ 0.48

» Xem tất cả giá Thực phẩm

Tin cùng chuyên mục

Temu tính thuế nhập khẩu vào hóa đơn bán hàng ở Mỹ
1 ngày trước
Nhà bán lẻ trực tuyến Trung Quốc Temu, vốn nổi tiếng với mức giá cực thấp, đang đánh thuế nhập khẩu cao vào khách hàng Mỹ do cuộc chiến thương mại của Tổng thống Trump.
Trung tâm thương mại chật cứng người mua sắm, ăn uống ngày lễ 30/4
1 ngày trước
Hàng ngàn người đổ về trung tâm thương mại để ăn uống, mua sắm vui chơi trong ngày đầu của kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5.
Việt Nam xuất khẩu hàng trăm nghìn tấn sản vật trị giá hơn 10 tỷ USD của TG: Mỹ, Nga liên tục chốt đơn
1 ngày trước
Mỹ chi hơn 6 triệu USD chỉ trong 3 tháng đầu năm để nhập khẩu sản vật này từ Việt Nam.
Công an Hà Nội vạch trần thủ đoạn của đường dây sản xuất, tiêu thụ thuốc tăng cường sinh lý giả
1 ngày trước
Cơ quan điều tra Công an TP Hà Nội vừa triệt phá ổ nhóm bán thuốc nam giả nhãn hiệu Kháu Vài Lèng, Đại Tràng HG qua mạng xã hội, thu giữ gần 3 tấn sản phẩm. Đáng chú ý, thủ đoạn của các đối tượng trong ổ nhóm này rất tinh vi, chúng cất giấu hàng hóa tại bưu cục giao hàng nhằm thuận tiện trong việc bán hàng giả…