Gánh khoản lỗ lên đến 17 tỷ USD, CEO quỹ Vision Fund của SoftBank vẫn được tăng gấp đôi lương thưởng

01/06/2020 08:54
Ông Rajeev Misra, CEO của Quỹ tầm nhìn đồng thời là thành viên hội đồng quản trị của SoftBank, dự kiến sẽ nhận được 1,6 tỷ yên (khoảng 14,9 triệu USD) tiền lương.

Giám đốc điều hành Quỹ Tầm nhìn (Vision Fund) của tập đoàn SoftBank, Rajeev Misra sẽ được tăng gấp đôi lương và thưởng của mình mặc dù quỹ đầu tư này đã mất 17 tỷ USD trong giai đoạn vừa qua.

Ông Rajeev Misra , cũng là thành viên hội đồng quản trị của SoftBank, dự kiến sẽ nhận được 1,6 tỷ yên (khoảng 14,9 triệu USD) tiền lương. Tập đoàn công nghệ Nhật Bản thông báo điều này trong một cuộc họp cổ đông vào thứ sáu vừa rồi. Con số này cao gấp đôi 752 triệu yên mà ông nhận được trong năm trước.

Quyết định cuối cùng về việc tăng gấp đôi lương cho Misra có thể sẽ gây tranh cãi tại cuộc họp cổ đông tiếp theo của công ty vào ngày 25/6. Năm nay, SoftBank yêu cầu các cổ đông tham gia cuộc họp thông qua livestream thay vì tập trung tại một địa điểm để ngăn chặn sự lây lan của đại dịch COVID-19.

Rajeev Misra được chủ tịch và giám đốc điều hành của SoftBank - Masayoshi Son chọn làm người đứng đầu của Quỹ Tầm nhìn ba năm trước. Quỹ Tầm nhìn có quy mô lên đến 100 tỷ USD, ông Son luôn coi nó là giá trị cốt lõi mới của tập đoàn. Kể từ khi đại dịch Covid-19 diễn ra, danh mục đầu tư của Quỹ Tầm nhìn bị ảnh hưởng nặng nề, tỷ lệ hoàn vốn (một trong những thước đo hiệu suất chính) dao động, giảm đến âm 1%.

Theo thông báo, Misra nắm giữ 4,7 triệu cổ phiếu của SoftBank. Quỹ Tầm nhìn có tổng cộng 474 thành viên, tăng nhiều so với 297 của năm trước.

Gánh khoản lỗ lên đến 17 tỷ USD, CEO quỹ Vision Fund của SoftBank vẫn được tăng gấp đôi lương thưởng - Ảnh 1.

Ông Marcelo Claure là người được trả lương cao nhất của SoftBank

Khoản tiền lương thưởng dự kiến này khiến Misra trở thành thành viên hội đồng quản trị SoftBank được trả lương cao thứ hai sau Marcelo Claure. Ông Marcelo là cựu chủ tịch của công ty viễn thông Mỹ Sprint, hiện là chủ tịch điều hành của WeWork, công ty văn phòng coworking của Mỹ mà SoftBank nắm giữ phần lớn cổ phần. Claure dự kiến sẽ nhận được 2,1 tỷ yên, tăng so với 1,8 tỷ một năm trước. Về phía mình, ông Masayoshi Son sẽ nhận được khoảng 209 triệu yên, giảm nhẹ so với một năm trước.

Tổng cộng, SoftBank đã liệt kê danh sách sáu thành viên hội đồng quản trị với mức lương hơn 100 triệu yên, tổng số tiền họ sẽ nhận được lên đến 6,4 tỷ yên. Tuy vậy con số này vẫn thấp hơn so với số tiền bảy thành viên năm trước nhận được là 9,3 tỷ yên. Danh sách năm ngoái có thêm Simon Segars, CEO của công ty thiết kế chip Arim, năm nay ông này bị loại khỏi danh sách.

Con số bao gồm tiền thưởng, tiền lương và lợi tức cổ phiếu. Các khoản thanh toán lương thưởng tiếp tục củng cố vị trí giúp SoftBank trở thành công ty thanh toán lương hào phóng nhất tại Nhật Bản. Điều này khá đặc biệt với quốc gia nổi tiếng khắt khe với các khoản thưởng trả cho các giám đốc điều hành của các công ty lớn ở phương Tây.

Gánh khoản lỗ lên đến 17 tỷ USD, CEO quỹ Vision Fund của SoftBank vẫn được tăng gấp đôi lương thưởng - Ảnh 2.

Ông Masayoshi Son là chủ tịch và giám đốc điều hành của SoftBank.

SoftBank thống trị danh sách các giám đốc điều hành được trả lương cao nhất năm ngoái tại các công ty Nhật Bản, chiếm năm trong số 10 vị trí hàng đầu. Tất cả điều này có được nhờ chính sách của ông Son, ông cho rằng công ty của mình cần có những khoản tiền đãi ngộ đủ lớn để có thể cạnh tranh thu hút những tài năng hàng đầu của thế giới.

SoftBank mới đây công bố khoản lỗ ròng 961 tỷ yên kết thúc năm tài chính vào tháng 3. Đây được xem là khoản lỗ lớn nhất từ ​​trước đến nay do sự bùng phát của đại dịch Covid-19 làm giảm giá trị của các khoản đầu tư. Nỗi lo thị trường cũng khiến giá cổ phiếu và trái phiếu giảm mạnh trong tháng 3 điều này thúc đẩy ông Son tiết lộ kế hoạch bán khối tài sản trị giá 4,5 nghìn tỷ yên để mua lại cổ phiếu và cắt giảm nợ nằm chống đỡ thiệt hại hiện tại.

Dự kiến khối tài sản này bao gồm một phần cổ phần trong Tập đoàn Alibaba Group, chiếm khoảng một nửa giá trị danh mục đầu tư của SoftBank.Thông báo cổ đông của SoftBank cũng tiết lộ khoản vay 1,38 nghìn tỷ yên từ Ngân hàng Mizuho, con số này cao gấp đôi khoản vay năm trước.

Theo Nikkei

Tin mới

Hải Dương đón sóng đầu tư, bất động sản tăng nhiệt
7 giờ trước
Trong bối cảnh tái cấu trúc địa giới hành chính, Hải Dương đang từng bước chuyển mình mạnh mẽ từ một tỉnh lẻ thành một siêu tỉnh công nghiệp mới phía Bắc. Đón đầu xu hướng sáp nhập và nâng cấp đô thị, dòng vốn đầu tư đổ về khu vực này đang tạo nên cơn sóng mới cho thị trường bất động sản.
Giá siêu thực phẩm 'ngon bổ rẻ' của Việt Nam bất ngờ chạm đáy 2 năm - Đơn hàng từ Mỹ và EU đều chững lại
6 giờ trước
Xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam đều "hụt hơi" tại các thị trường chính.
Anh: Phát hiện nồng độ thuốc trừ sâu cực cao trong băng vệ sinh, gấp 40 lần quy định
5 giờ trước
Glyphosate – một loại thuốc trừ sâu đã được phát hiện trong các sản phẩm dùng cho kỳ kinh nguyệt (trong đó có băng vệ sinh) -  với nồng độ cực cao.
2 siêu tập đoàn dầu mỏ 'từ mặt', đưa nhau ra trọng tài quốc tế vì một dự án 11 tỷ thùng dầu - Wood Mackenzie lý giải: 'cái gì cũng có lý do cả'
6 giờ trước
Dự án này hấp dẫn đến đâu mà Exxon và Chevron tranh cãi nảy lửa đến mức không thể tự thu xếp.
Ngỡ ngàng với các nhân vật tiếp tay hàng giả
7 giờ trước
Việc hoa hậu, người có ảnh hưởng trên mạng xã hội và kể cả cựu Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm lại "chung sức" cùng hàng giả khiến dư luận không khỏi ngỡ ngàng.

Tin cùng chuyên mục

Nhiều tài xế công nghệ ngại mua xe điện Trung Quốc vì không có trạm sạc
1 ngày trước
Thiếu hạ tầng trạm sạc và chi phí chuyển đổi cao khiến nhiều tài xế xe công nghệ chưa mặn mà với xe điện đến từ Trung Quốc.
Sun Life Việt Nam tăng vốn điều lệ lên 18.434 tỷ đồng
1 ngày trước
Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Sun Life Việt Nam chính thức được Bộ Tài chính chấp thuận tăng vốn điều lệ từ 17.944 tỷ đồng lên 18.434 tỷ đồng, theo Giấy phép điều chỉnh số 68/GPĐC15/KDBH.
Một quốc gia vượt Nhật Bản thành 'chủ nợ' lớn nhất thế giới - Không phải Trung Quốc, càng không phải Mỹ
1 ngày trước
Đây là lần đầu tiên sau 34 năm Nhật Bản bị tước mất ngôi vị này.
Tổng thống Donald Trump: 'Mỹ muốn sản xuất những thứ lớn lao chứ không phải giày thể thao hay áo phông' - Cơ hội lớn cho Việt Nam với 2 ngành hàng tỷ đô?
2 ngày trước
Mỹ đang là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam ở 2 mặt hàng chủ lực này.