"Gấp gáp" thời gian điều chỉnh lương tối thiểu vùng, doanh nghiệp cần làm gì?

16/06/2022 11:18
Mức lương tối thiểu vùng được tăng thêm 6% từ ngày 1/7/2022 là áp lực khiến doanh nghiệp sẽ phải thực hiện một số điều chỉnh trong khi chỉ còn nửa tháng nữa là quy định có hiệu lực.

Theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP vừa được Chính phủ ban hành, mức lương tối thiểu vùng được tăng thêm 6% từ ngày 1/7/2022, dẫn đến doanh nghiệp sẽ phải thực hiện một số điều chỉnh để phù hợp với quy định của pháp luật.

Gấp gáp thời gian điều chỉnh lương tối thiểu vùng, doanh nghiệp cần làm gì? - Ảnh 1.

Theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP vừa được Chính phủ ban hành, mức lương tối thiểu vùng được tăng thêm 6% từ ngày 1/7/2022.

Theo đó, doanh nghiệp sẽ phải tăng lương cho người lao động đang nhận lương tối thiểu vùng. Cụ thể, từ ngày 1/7, khi lương tối thiểu vùng tăng, doanh nghiệp cũng phải tăng lương cho những người lao động đang nhận lương theo lương tối thiểu vùng. Mức lương sau khi tăng không được thấp hơn mức lương quy định tại Nghị định 38/2022/NĐ-CP, cụ thể vùng I là 4.680.000 đồng/tháng; vùng II là 4.160.000 đồng/tháng; vùng III là 3.640.000 đồng/tháng và vùng IV là 3.250.000 đồng/tháng.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp có thể phải tăng tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp hằng tháng.

Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp cũng cho biết ủng hộ việc tăng lương tối thiểu vùng sau 2 năm trì hoãn do đại dịch mà không điều chỉnh. Phần lớn doanh nghiệp cũng cho biết đều đã trả mức lương trên mức lương tối thiểu vùng, thậm chí gấp đôi và đang hỗ trợ thêm cho người lao động trước những tác động của dịch COVID-19. Nhưng việc tăng lương này sẽ là động thái khiến họ sẽ phải tính toán tăng lương tiếp.

Đáng nói, điều doanh nghiệp lo lắng hơn là câu chuyện tăng lương tối thiểu đi kèm với tăng chi phí đóng bảo hiểm. Đơn cử, đối với các đơn vị quy mô vài ngàn công nhân sẽ tốn thêm vài tỉ đồng cho các khoản phí, bảo hiểm. Đối với các công ty có vài chục ngàn lao động thì tốn thêm vài chục tỉ đồng mỗi năm.

> Lùi thời điểm tăng lương tối thiểu vùng: (Bài 5) Tăng lương gấp gáp gây "sốc" cho doanh nghiệp

> Tăng lương tối thiểu: Trách nhiệm không của riêng doanh nghiệp

Cụ thể, mức lương tối thiểu vùng được điều chỉnh tăng thêm 6% từ ngày 1/7/2022, dẫn đến tiền lương tháng tính đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cũng có sự điều chỉnh. Mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.

Gấp gáp thời gian điều chỉnh lương tối thiểu vùng, doanh nghiệp cần làm gì? - Ảnh 2.

Doanh nghiệp buộc phải thay đổi nhanh chóng.

Nếu doanh nghiệp đang đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động theo mức lương tối thiểu vùng thì từ ngày 1/7/2022, số tiền hằng tháng mà doanh nghiệp phải bỏ ra để đóng các loại bảo hiểm bắt buộc nói trên sẽ tăng thêm so với trước.

Cùng với đó là áp lực từ tăng mức đóng kinh phí công đoàn. Bởi mức đóng kinh phí công đoàn của doanh nghiệp được xác định theo công thức sau: Mức đóng = 2% x Quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động.

Trong đó, quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động là tổng mức tiền lương của những người lao động thuộc đối tượng phải đóng bảo hiểm xã hội.

Như vậy, khi mức tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động của doanh nghiệp tăng, thì tiền nộp kinh phí công đoàn của doanh nghiệp cũng sẽ tăng theo. Theo đó, việc tăng lương tối thiểu vùng có thể làm tăng số tiền đóng kinh phí công đoàn của doanh nghiệp.

Bên cạnh việc tác động tới doanh nghiệp, một số ý kiến cũng lo ngại hệ quả của tăng lương là giá cả nhiều mặt hàng tăng theo. Nói như Phó Bí thư Tỉnh Đồng Nai ông Quản Minh Cường, nói đến việc tăng lương, nhiều người lao động rất mừng. Tuy nhiên, họ cũng lo lắng về vấn đề giá cả ngày càng tăng cao. Bởi, chưa tăng lương thì giá đã tăng và không cần tăng lương thì giá cũng tăng.

“Do vậy, ngoài việc tăng lương, Chính phủ cần có những chính sách xã hội khác để thu nhập của người lao động đảm bảo cuộc sống, tái tạo sức lao động và cống hiến cho đất nước. Ngoài ra, coi trọng những biện pháp ổn định kinh tế vĩ mô, cân đối nền kinh tế và đảm bảo mức lương phù hợp với người lao động”, ông Quản Minh Cường lưu ý.

Tin mới

Bộ trưởng Giao thông chỉ đạo 'nóng' về giá vé máy bay
9 giờ trước
Trước phản ánh giá vé máy bay tăng cao trong dịp lễ 30/4-1/5, Bộ trưởng Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng vừa yêu cầu Cục Hàng không Việt Nam khẩn trương rà soát, kiểm tra ngay công tác bán vé, thực hiện kê khai, niêm yết giá, công khai, minh bạch thông tin về giá vé máy bay của các hãng hàng không.
Bà Rịa - Vũng Tàu bất ngờ vọt lên đầu bảng thu hút FDI
3 giờ trước
Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thu hút hơn 1,52 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký mới trong 4 tháng đầu năm nay, vượt qua cả Hà Nội để vươn lên vị trí số 1 cả nước.
Chung góc nhìn với VinFast, các 'chiến thần' Trung Quốc đang đổ tiền tấn vào thị trường ‘hàng xóm’ của Việt Nam này
3 giờ trước
Các nhà sản xuất kể trên lên kế hoạch sản xuất xe tại địa phương để phá vỡ thế thống trị của ô tô Nhật Bản tại thị trường này.
Đại lý nhận cọc MG7, báo về Việt Nam tháng 7: Giá dự kiến hơn 700 triệu, cạnh tranh BYD Seal cũng sắp ra mắt
4 giờ trước
MG7 với dáng coupe lạ mắt có thể sắp gia nhập phân khúc sedan hạng D tại Việt Nam trong thời gian tới đây sau nhiều lần bị trì hoãn.
Giá vé máy bay tăng cao, Bộ GTVT vào cuộc kiểm tra những gì?
4 giờ trước
Bộ GTVT yêu cầu Cục Hàng không Việt Nam khẩn trương rà soát, kiểm tra ngay công tác bán vé máy bay của các hãng hàng không.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.