Gelex tiến sâu vào mảng sản xuất VLXD: Cơ hội sẽ đến từ Viglacera?

25/06/2019 16:05
Bước tiến mới mà Gelex hé lộ tại Đại hội cổ đông năm nay đó là: Mảng sản xuất vật liệu xây dựng và bất động sản khu công nghiệp. Việc sở hữu lượng lớn cổ phần Viglacera cũng giúp Gelex tiến sâu hơn vào thị trường sản xuất vật liệu xây dựng.

Đại hội cổ đông thường niên năm 2019 của Gelex đã diễn ra hồi giữa tháng 4 đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2019 với mục tiêu doanh thu hợp nhất 16.700 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế hợp nhất ước đạt 1.380 tỷ đồng.

Những năm gần đây Gelex đã liên tục tái cơ cấu, tập trung vào các mảng kinh doanh chính với các mảng năng lượng, hạ tầng tiện ích, mảng bất động sản, mảng thiết bị điện và mảng logistic và dễ thấy, công ty đã đạt được những thành tựu bước đầu.

Bước tiến mới mà Gelex hé lộ tại Đại hội cổ đông năm nay đó là: Mảng sản xuất vật liệu xây dựng và bất động sản khu công nghiệp. Theo Gelex, lĩnh vực BĐS KCN tại Việt Nam đang phát triển mạnh nhờ vào sự dịch chuyển sản xuất cùng với sự hội nhập kinh tế của Việt Nam. Do vậy, ngoài việc phát triển BĐS KCN, Gelex còn đầu tư mảng nhà ở xã hội cho người lao động, định hướng mở rộng thêm lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng trong mảng công nghiệp, từ đó hoàn thiện hệ sinh thái của Gelex.

Từ ước muốn chen chân vào VLXD và BĐS KCN của Gelex đến cơ duyên đồng hành cùng Vigalacera

Theo báo cáo tại ĐHCĐ thường niên năm 2019, Gelex đang hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con, trong đó công ty mẹ đóng vai trò đầu mối, hỗ trợ các công ty thành viên, các công ty liên kết. Hoạt động mua sắm nguyên vật liệu của các công ty thành viên trong hệ thống cũng diễn ra thuận lợi, giá cả cạnh tranh so với việc mua vật liệu từ các nguồn cung bên ngoài. Riêng năm 2018 giữa Gelex và các công ty thành viên đã diễn ra các hoạt động mua sắm nguyên vật liệu với tổng giá trị 2.530 tỷ đồng.

Gelex không giấu giếm mong muốn "lấn chân" vào lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng khi mà các mảng kinh doanh cũ đã tương đối đi vào quy củ, tái cơ cấu thành công.

"Duyên" với vật liệu xây dựng đến khi Viglacera đang trong quá trình thực hiện thoái vốn nhà nước, theo đề án của Thủ tướng Chính phủ là về 0%. Dù không hoàn toàn trùng khớp về ngành nghề kinh doanh, nhưng 2 Tổng công ty hàng đầu này lại đang dần có những điểm tương đồng/tương hỗ trong các mảng lĩnh vực.

-Là doanh nghiệp đứng đầu trong ngành nghề kinh doanh chính của mình: Viglacera đang là một trong những doanh nghiệp đầu ngành về vật liệu xây dựng công nghiệp, trong đó sản phẩm chủ yếu là gạch, sứ, sen vòi và kính xây dựng. Còn Gelex được biết đến lâu nay là doanh nghiệp hàng đầu cung cấp các sản phẩm về điện với định hướng mở rộng, nâng cấp để có thể cung cấp mọi loại sản phẩm điện trong chuỗi hệ thống.

-Đang cùng định hướng phát triển mảng bất động sản khu công nghiệp: Theo báo cáo, về mảng bất động sản và hạ tầng khu công nghiệp, hiện Viglacera đang quản lý 9 KCN với tổng diện tích hơn 2.520 ha, và tiếp tục mở rộng, đầu tư vào các dự án KCN mới trong năm 2019. Ngoài ra, Viglacera đang quản lý, cho thuê hàng loạt khu dự án, văn phòng, khu nhà ở, thương mại và nhà ở xã hội.

Còn Gelex, trong mảng bất động sản, ngoài việc quản lý, khai thác tối ưu những bất động sản hiện có, Gelex còn định hướng sẽ phát triển thêm lĩnh vực bất động sản khu công nghiệp kèm đầu tư phát triển nhà ở xã hội, mở rộng lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng.

Trong cơ cấu doanh thu của riêng công ty mẹ Viglacera, doanh thu từ bất động sản năm 2018 chiếm khoảng 50% và duy trì tương đối ổn định từ mấy năm nay, tuy nhiên cơ cấu doanh thu mảng này đã thay đổi khi Tổng công ty đang tập trung vào phát triển, đầu tư và mở rộng vào khu công nghiệp, kéo theo sự gia tăng đáng kể của mảng dịch vụ liên quan.

Vì sao lại là Viglacera?

Là một doanh nghiệp vốn nhà nước từ lâu đời, Viglacera vốn dĩ nắm giữ rất nhiều lợi thế. Không những nắm giữ khoảng 40% thị phần ngành hàng kính xây dựng, gạch và ngói đất sét nung, khoảng 10% thị phần sánh sứ vệ sinh sen vòi…, Viglacera còn có khoảng 12 khu công nghiệp với gần 4.000 Ha, ở vị trí tốt, khách hàng tốt như Samsung, canon, Orion,Sumitomo…Đặc biệt, doanh nghiệp này cũng là một trong số ít các doanh nghiệp phát triển khu công nghiệp bao gồm cả khu nhà ở cho chuyên gia và công nhân có chất lượng và giá thành rất cạnh tranh. Cơ hội đang rộng mở với Viglacera khi mà Viet Nam là một trong những địa điểm để mở rộng sản xuất hợp lý nhất trong xu thế các Tập đoàn sản xuất trên thế giới đang tìm kiếm địa chỉ để mở rộng sản xuất.

Bên cạnh mục tiêu chính là tiến vào mảng vật liệu xây dựng và BĐS KCN, thì các dịch vụ/sản phẩm cộng sinh dự kiến cũng đem lại tăng trưởng cho cả hai bên cũng đã được tính đến. Gelex đang sở hữu các doanh nghiệp hàng đầu về logistics, có thể cung cấp các giải pháp vận tải tốt cho Viglacera, ở chiều ngược lại, Viglacera với thế mạnh của mình có thể cung cấp cho Gelex các khu đất làm trung tâm phân phối và kho bãi.

Một điểm đáng chú ý khác nữa đó là, việc hợp tác giữa Gelex và Viglacera sẽ giúp đôi bên tận dụng lợi thế của nhau để phát triển điện mặt trời áp mái, xây dựng sở hữu mạng lưới phân phối điện trong khu công nghiệp sử dụng các sản phẩm tốt đầu ngành mang thương hiệu Cadivi, biến thế Đông Anh, Thibidi, EMIC mà Gelex đang sở hữu. Ngoài ra, cả hai tập đoàn cũng sẽ tận dụng được lợi thế qui mô khi phát triển sản xuất, cung cấp nước cho các khu công nghiệp.

Trong kế hoạch kinh doanh 2019 Viglacera dự kiến đệ trình Đại hội cổ đông tới đây, Vigalacera cũng đã nhìn thấy cơ hội từ cái bắt tay với Gelex và tự tin đưa ra con số 9.300 tỷ đồng doanh thu và lợi nhuận trước thuế hợp nhất 950 tỷ đồng, tăng 12,2% so với năm 2018.

Gelex sẽ nâng tiếp sở hữu tại Viglacera?

Sự bổ trợ hoàn hảo nói trên cho thấy, bước đi đầu tiên của Gelex là nâng tỷ lệ sở hữu tại Viglacera. Chỉ có cách này, Gelex mới nhanh chóng hoàn thiện định hướng cung cấp gói giải pháp toàn diện trong chuỗi cho thuê KCN. Việc sở hữu lượng lớn cổ phần Viglacera cũng giúp Gelex tiến sâu hơn vào thị trường sản xuất vật liệu xây dựng.

Trong đợt Nhà nước thoái vốn tại Viglacera mấy tháng trước, Gelex công bố thông tin đã hoàn tất mua vào 27 triệu cổ phiếu, nâng tổng lượng cổ phiếu VGC sở hữu lên hơn 57,1 triệu tương ứng 12,74 % tổng số cổ phiếu có quyền biểu quyết đang lưu hành của Viglacera. Cùng với đó, nhóm cổ đông có liên quan tới Gelex nâng tổng lượng nắm giữ lên gần 112 triệu cổ phiếu, tương ứng 24,96 % tổng số cổ phần có quyền biểu quyết đang lưu hành của Viglacera.

Hiện tại, Viglacera có 2 cổ đông lớn trong đó Nhà nước nắm giữ gần 38 % vốn điều lệ và nhóm Gelex sở hữu gần 25% vốn cổ phần. Với sự bổ trợ tuyệt vời nói trên, có thể Gelex sẽ tham gia thêm trong quá trình Viglacera thực hiện lộ trình thoái vốn Nhà nước về 0%.

Tin mới

EU có thể áp thuế lên tới 55% với xe điện Trung Quốc
28 phút trước
Xe điện từ các công ty Trung Quốc dự kiến chiếm 11% thị trường của EU trong năm 2024 và con số này có thể đạt 20% vào năm 2027.
Nissan Almera mới sẽ ra mắt Việt Nam nửa cuối năm 2024, nâng cấp cả thiết kế lẫn trang bị, tăng sức cạnh tranh với Vios, City
36 phút trước
Nissan Almera mới là phiên bản nâng cấp giữa vòng đời và được nhập khẩu từ Thái Lan.
Ra mắt bộ ba điện thoại "cục gạch" 4G mới: Nokia 215 4G, 225 4G và 235 4G
30 phút trước
Bộ ba điện thoại phổ thông 4G mới của HMD Global là lựa chọn phù hợp cho những người dùng cần một thiết bị di động đơn giản, giá rẻ để liên lạc và giải trí cơ bản.
PV GAS nhập khẩu 60.000 tấn khí LNG sản xuất điện mùa khô
28 phút trước
Đây là chuyến tàu LNG thứ 3 được PV GAS mang về Việt Nam và là chuyến tàu thứ 2 trong năm 2024.
Tesla sa thải toàn bộ nhân viên mảng sạc xe điện hứa hẹn là 'mỏ vàng' tương lai, cả làng ô tô 'đứng hình'
37 phút trước
Tesla vừa thực hiện động thái không một ai ngờ tới là sa thải toàn bộ nhân viên mảng sạc Supercharger đang 'ăn nên làm ra'.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.