Giá cước phân hóa, triển vọng doanh nghiệp vận tải biển như thế nào trong năm 2022?

27/12/2021 13:57
Một số doanh nghiệp vận tải container điều chỉnh tăng giá cước trong bối cảnh giá trong khu vực khả quan, cùng nhu cầu vận chuyển mạnh mẽ trong khi nguồn cung trong nước khan hiếm.

Trong bối cảnh nhu cầu hàng hóa bùng nổ và chuỗi cung ứng toàn cầu lao đao do đại dịch Covid-19, giá cước từ tàu container cho đến tàu chở hàng khô rời tăng vọt. Với diễn biến tích cực của giá vận chuyển, khoảng 30 doanh nghiệp vận tải biển trên thị trường ghi nhận kết quả kinh doanh khởi sắc trong 9 tháng đầu năm, riêng lợi nhuận quý III tăng trưởng 3-4 chữ số.  

Tuy nhiên kể từ cuối quý III, thị trường vận tải biển chứng kiến sự phân hóa. Giá cước của tàu container vẫn đang neo ở mức cao trong khi giá vận chuyển hàng rời đang trong xu hướng giảm, còn giá cước vận tải dầu tiếp tục ảm đạm. Trong bối cảnh đó, nhiều công ty chứng khoán đã đưa ra nhận định về triển vọng các doanh nghiệp vận tải biển trong quý IV và năm 2022.

Giá cước container duy trì mức cao, dự địa tăng trưởng của doanh nghiệp vận tải container vẫn còn

Giá cước container nội địa và nội Á của một số doanh nghiệp vận tải biển tiếp tục được điều chỉnh tăng nhờ diễn biến khả quan của giá cước trong khu vực trong quý IV. Cùng với đó nhu cầu vận chuyển mạnh mẽ khi hoạt động sản xuất phục hồi sau các đợt giãn cách xã hội, trong khi nguồn cung trong nước khan hiếm do nhiều tàu container cho thuê ra thị trường quốc tế.

Cụ thể, Công ty Vận tải và Xếp dỡ Hải An ( HoSE: HAH ) đã điều chỉnh bảng giá cước vận tải đến 3 lần riêng trong quý IV. Giá cước bình quân tăng 20-22% so với đầu quý. Mức tăng giá này diễn ra trên diện rộng, bao gồm cả tuyến nội địa và tuyến quốc tế. Đáng chú ý là tuyến Nam - Bắc đã tăng từ 8% đến 30% và tuyến Hải Phòng – Hong Kong tăng 178% so với đầu quý.

Giá cước phân hóa, triển vọng doanh nghiệp vận tải biển như thế nào trong năm 2022? - Ảnh 1.

Giá cước vận tải của Hải An. Nguồn: HAH

SSI Research ước tính việc thiếu cung và giá cước container cao sẽ duy trì ít nhất 1-2 năm tới. Đồng quan điểm, Chứng khoán Vietcombank (VCBS) cho rằng giá cước sẽ khó quay về mức thấp ngay trong năm 2022.

Nguyên nhân là nhờ hoạt động vận tải biển sẽ được duy trì mạnh mẽ do nhu cầu đẩy mạnh nhập hàng tồn kho trong bối cảnh tỷ lệ hàng tồn kho/doanh thu của các hãng bán lẻ Mỹ duy trì ở mức thấp kỷ lục. Bên cạnh đó, tình trạng khan hiếm tàu chỉ có thể cải thiện từ 2023 do số lượng tàu bàn giao ước tính duy trì ở mức thấp trong năm 2022. Ngoài ra, tình trạng tắc nghẽn cảng khó có thể được giải quyết trong ngắn hạn do tình hình dịch bệnh vẫn phức tạp tại hầu hết các nước. Do đó, chuỗi cung ứng toàn cầu vẫn bị gián đoạn, là động lực giúp giá cước neo ở mức cao.

Nhìn chung về dài hạn, dư địa tăng trưởng của các công ty vận tải container vẫn còn. Hải An được đánh giá là một trong những đơn vị hưởng lợi nhiều nhất nhờ sở hữu đội tàu container lớn với 8 chiếc (tổng trọng tải lên đến 150.000 DWT, tuổi trung bình 14). HĐQT công ty cũng vừa phê duyệt dự án đầu tư mua tàu container Marine Bia đóng tại năm 2008 (13 tuổi) ở Nhật Bản.

Trong năm sau, Hải An dự kiến mua thêm 1-2 tàu container đã qua sử dụng loại 1.600-1.700 teu và đóng mới 2 tàu container 1.800 teu. Ngoài ra, công ty sẽ tiếp tục tìm kiếm các cơ hội để đầu tư depot hoặc bến cảng tại khu vực TP HCM, Vũng Tàu và miền Trung khu có cơ hội.

Giá cước phân hóa, triển vọng doanh nghiệp vận tải biển như thế nào trong năm 2022? - Ảnh 2.
 

Ngoài hưởng lợi từ giá cước vận tải tăng, Hải An vừa ký hợp đồng cho thuê tàu Haian West trong tháng 9. Đơn vị cũng có kế hoạch cho thuê thêm tàu Haian Mind từ tháng 11. Hai hợp đồng cho thuê đều có kỳ hạn hai năm. Danh mục đội tàu sẽ bao gồm 4 tàu cho thuê và 4 tàu tự vận hành. Trong đó giá cho thuê Hai An West lên tới 31.500 USD/ngày, hơn gấp đôi giá cho thuê trước đó từ 15.000-17.500 USD/ngày.

Bộ phận phân tích SSI đánh giá chiến lược gia tăng các hợp đồng cho thuê tàu dài hạn sẽ hỗ trợ tích cực cho Hải An trong hai năm tới do các tàu cho thuê có biên lợi nhuận ổn định và cao hơn so với tàu tự vận hành. Các tàu cho thuê cũng giúp giảm rủi ro liên quan đến biến động giá dầu do công ty không phải chịu chi phí nhiên liệu.

Cả năm nay, doanh nghiệp ước đạt gần 1.900 tỷ đồng tổng doanh thu và 389 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế 389 tỷ đồng, lần lượt tăng 14% và 146% so với kế hoạch đề ra. Về kế hoạch năm 2022, doanh nghiệp vận tải biển đặt mục tiêu doanh thu gần 2.388 tỷ đồng tổng doanh thu, tăng 25% so với ước thực hiện năm nay. Lợi nhuận sau thuế tăng 41% lên 550 tỷ đồng.

BDI giảm từ quý IV, doanh nghiệp vận tải hàng rời ít nhiều chịu ảnh hưởng 

So với giá cước vận tải container, diễn biến giá cước hàng khô thông qua chỉ số BDI (chỉ số cước vận tải hàng khô như quặng sắt, than, xi măng, ngũ cốc…) kém tích cực hơn. Tính đến 22/12, chỉ số BDI (chỉ số thuê tàu hàng khô Baltic) giảm về mức 2.229 điểm, từ mức đỉnh 5.700 điểm được thiết lập vào hồi tháng 10. Xu hướng giảm của giá cước hàng khô là do giảm nhu cầu vận chuyển quặng sắt và than đá đột ngột đến từ Trung Quốc và Ấn Độ.

Đến năm 2022, VCBS dự báo tốc độ sụt giảm giá cước vận tải hàng rời được cho là nhanh hơn so với hàng container. Hiện tượng thiếu hụt nguyên vật liệu cơ bản không còn quá gay gắt nhờ chuỗi cung ứng hàng hóa cơ bản dần được nối lại. Bên cạnh đó, các chính phủ áp dụng các biện pháp ngăn chặn đầu cơ, thao túng giá và tiến hành xả kho dự trữ để bình ổn mặt bằng giá sẽ tạo áp lực giảm cho chỉ số hàng khô. Khác với thị trường vận tải container, thị trường vận tải hàng rời khá phân mảnh và các doanh nghiệp vận tải không có nhiều quyền lực trong việc điều tiết, kiểm soát thị trường.

Giá cước phân hóa, triển vọng doanh nghiệp vận tải biển như thế nào trong năm 2022? - Ảnh 3.

Diễn biến chỉ số BDI từ đầu năm. Nguồn: Bloombearg


Trong bối cảnh giá cước hàng khô giảm, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vận tải hàng rời ít nhiều cũng bị ảnh hưởng. Nhiều chủ tàu buộc chấp nhận giá thuê còn 1/3 so với đầu tháng 10 để có hàng hóa chuyên chở thay vì cố nằm chờ hàng – ông Nguyễn Quang Minh, Chủ tịch Vosco chia sẻ.

Tuy nhiên Vosco ( HoSE: VOS ) cho biết kết quả kinh doanh vẫn sẽ khả quan trong quý IV nhờ các tàu đã ký hợp đồng cho thuê với mức cước khá đến cuối tháng 11 và sau đó mới điều chỉnh về với mức cước hiện tại. Ban lãnh đạo chia sẻ công ty vẫn đang hoạt động có hiệu quả với mức cước như hiện nay.

Đến nay, Vosco quản lý và khai thác đội tàu 13 chiếc với tổng trọng tải 460.000 DWT gồm 8 tàu hàng khô, hàng rời; 3 tàu dầu sản phẩm và 2 tàu container cỡ 560 TEU. Trong đó, 2 tàu dầu sản phẩm được thuê dài hạn theo hình thức thuê tàu trần.

Ngoài ra, công ty thường xuyên thuê thêm các tàu hàng khô để khai thác theo nhiều hình thức như thuê định hạn, định hạn chuyến, voyage relet... để tăng năng lực vận chuyển cho đội tàu. Quý III vừa qua, Vosco đã thuê tàu dầu Đại An trong thời hạn 3 năm và chuẩn bị nhận bàn giao tàu dầu Đại Phú cũng được thuê theo hình thức thuê tàu trần. Số lượng tàu khai thác thường xuyên là 14-15 tàu.

Trong năm nay Vosco cũng hoàn thành việc bán tàu dầu Đại Nam. Từ nay đến 2025, công ty dự kiến thanh lý nốt tàu dầu Đại Minh, tàu hàng rời Neptune Star và đầu tư 4 tàu thế hệ ecoship để tận dụng thế mạnh của công ty và cơ hội tốt của thị trường trong thời gian tới.

PVTrans hưởng lợi từ thị trường cho thuê tàu chở dầu hấp dẫn hơn trong năm sau

Giá cước vận tải dầu vẫn ở mức thấp, có thể nói là “ảm đạm” trong suốt năm nay do nhu cầu vận chuyển dầu thấp trên toàn thế giới. Sang năm 2022, triển vọng giá cước đang được dự báo cải thiện hơn. VNDirect cho rằng nhu cầu dầu thô thế giới sẽ được thúc đẩy bởi mức tiêu thụ xăng dầu tăng mạnh và hoạt động du lịch quốc tế sôi động trở lại khi nhiều quốc gia mở lại biên giới bên cạnh động lực ngắn hạn đến từ việc chuyển đổi từ khí sang dầu trong ngành điện ở khu vực châu Á và châu Âu.

Giá cước phân hóa, triển vọng doanh nghiệp vận tải biển như thế nào trong năm 2022? - Ảnh 4.

Giá cước thuê định hạn một số loại tàu chở dầu từ đầu năm. Nguồn: Fearnleys


Một trong những doanh nghiệp chiếm thị phần lớn trong mảng vận tải dầu thô nội địa là PVTrans ( HoSE: PVT ). Bất chấp tình hình dịch Covid-19 xảy ra trong năm 2020 và 2021, PVTrans tiếp tục thực hiện kế hoạch đổi mới và mở rộng đội tàu. Công ty đã mua 5 tàu trong năm nay và 1 tàu trong quý IV năm ngoái, trong khi bán 2 tàu cũ, nâng đội tàu lên 36 tàu (từ 32 tàu trong năm 2020). Hầu hết các tàu mới là tàu chở dầu/tàu chở hóa chất, được đưa vào hợp đồng cho thuê tàu tuyến quốc tế ngay tại thời điểm mua.

Với một số tàu mới được mua trong năm nayvà tất cả các tàu này đều được đưa vào khai thác theo hợp đồng, SSI Research ước tính PVTrans sẽ cải thiện về doanh thu cho thuê tàu quốc tế đồng thời duy trì vị thế ổn định trong nước vào năm 2022.

Ngoài ra, công ty chứng khoán cũng đánh giá PVTrans sẽ được hưởng lợi từ thị trường cho thuê tàu chở dầu hấp dẫn hơn từ năm sau khi nhu cầu dầu từ thị trường thế giới dần phục hồi trở lại . 

Tin mới

Bất ngờ với giá cua biển Cà Mau dịp lễ 30-4 và 1-5
4 giờ trước
Nhiều hộ nuôi ở Cà Mau vẫn "bỏ túi" tiền triệu dù giá cua biển chỉ tăng nhẹ vào dịp lễ
Xe mới ồ ạt lên lịch về Việt Nam và đây là những mẫu vừa tiết kiệm xăng, vừa không lo trạm sạc
5 giờ trước
Cơ sở hạ tầng cho xe điện còn hạn chế nên xe hybrid hiện là giải pháp tiết kiệm xăng phù hợp nhất. Dưới đây là 4 mẫu xe hybrid sắp ra mắt thị trường Việt Nam trong năm nay.
Mỹ cấm TikTok: Trung Quốc "phản đòn" cực gắt
5 giờ trước
Thượng viện Mỹ đã thông qua luật buộc ByteDance phải bán TikTok hoặc đối mặt lệnh cấm tại Mỹ. Phía Trung Quốc mới đây đã có phản ứng hết sức gay gắt.
Top 10 nước xem TikTok hằng ngày nhiều nhất thế giới: Việt Nam đứng hạng mấy?
6 giờ trước
HHT - Một thống kê mới đã đưa ra danh sách những nước xem nhiều video TikTok mỗi ngày nhất, trong đó Việt Nam đứng ở vị trí thứ nhất trong số các nước châu Á.
Tại sao iPhone vẫn chạy tốt sau khi rơi từ trên máy bay xuống nhưng hỏng ngay khi bạn chỉ lỡ tay làm rơi?
6 giờ trước
Bị rơi từ độ cao 5.000m xuống đất, chiếc iPhone 14 Pro Max không hề hấn gì. Nhưng nhiều người chỉ lỡ làm rơi điện thoại từ trên bàn xuống thôi mà máy đã hỏng luôn.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.