Giá quặng sắt giảm 7%, thép tiếp tục giảm mạnh phiên 24/5 sau khi Trung Quốc cảnh báo về tình trạng "đầu cơ quá mức"

24/05/2021 19:32
Bắc Kinh cho biết họ lo ngại về giá quặng sắt tăng kỷ lục có thể khiến lạm phát gia tăng.

Giá của loại nguyên liệu dùng để sản xuất thép đã giảm mạnh sau khi Trung Quốc ra tín hiệu sẽ tập trung vào nỗ lực hạ nhiệt giá quặng sắt, đồng thời cảnh báo về tình trạng "đầu cơ quá mức" do lo ngại gia tăng lạm phát.

Hôm 24/5, Uỷ ban Cải cách và Phát triển Quốc gia, cơ quan lập các kế hoạch kinh tế của Trung Quốc, cho biết họ sẽ trấn áp tình trạng độc quyền trên thị trường hàng hoá, lan truyền thông tin sai lệch và hoạt động đầu cơ.

Thông điệp này được lan truyền khắp thị trường vào hôm nay thứ 2 (24/5) khiến giá quặng sắt kỳ hạn trên sàn giao dịch Đại Liên giảm 7%, xuống còn 163 USD/tấn. Giá quặng sắt đã giảm gần 20% kể từ khi đạt mức cao kỷ lục vào đầu tháng 5. Hợp đồng nhôm kỳ hạn giao tháng 7 cũng giảm 3% trên sàn giao dịch Thượng Hải.

Giá thép cũng giảm theo với thép xây dựng mất 4%. Thép cuộn cán nóng cũng giảm 4%.

Tuyên bố của chính phủ Trung Quốc phản ánh những lo ngại ngày càng tăng của họ về giá hàng hoá tăng vọt. Triển vọng về sự phục hồi kinh tế Trung Quốc nói riêng và toàn cầu nói chung được xem là động lực của đà tăng giá.

Robert Rennie, trưởng bộ phận chiến lược thị trường của Westpac cho biết: "Tôi nghĩ ngày càng có nhiều bằng chứng về sự đầu cơ thái quá". Ông cho biết nhu cầu vượt cả dự kiến của Trung Quốc và nhu cầu toàn cầu mạnh mẽ là động lực chính dẫn đến giá cả tăng.

Trung Quốc hiện là nước tiêu thụ hàng hoá lớn nhất thế giới. Giá nguyên liệu thô tăng cao ảnh hưởng lớn đến chi phí sản xuất.

Trong một tuyên bố sau cuộc họp với các hãng sản xuất kim loại lớn của Trung Quốc, Uỷ ban Cải cách và Phát triển Quốc gia (NDRC) cho biết giá cả hàng hoá tăng gần đây có liên quan đến một vài yếu tố, trong đó có "đầu cơ quá mức" và cảnh báo các doanh nghiệp không tham gia thao túng thị trường.

Tuần trước, đài truyền hình CCTV trích dẫn một cuộc họp hội đồng Nhà nước do Thủ tướng Lý Khắc Cường chủ trì, cho biết cần thực hiện các biện pháp để ngăn chặn việc tăng giá hàng hoá, ảnh hưởng đến giá tiêu dùng.

Truyền thông Trung Quốc đưa tin rằng các nhà chức trách sẽ kiểm tra chặt chẽ các chuyển động trên thị trường hàng hoá giao ngay và thị trường kỳ hạn. Tân Hoa Xã cho biết cơ quan quản lý sẽ "áp dụng thái độ không khoan nhượng với những hành vi bất thường".

Các mục tiêu mới về môi trường của Trung Quốc cũng góp phần đẩy giá hàng hoá lên cao giai đoạn đầu năm nay do lo ngại về việc nguồn cung gặp hạn chế.

"Một trong những lý do khiến các doanh nghiệp lo lắng và tích trữ là vì nhà chức trách Trung Quốc nói rằng họ muốn cắt giảm lượng sản xuất thép", Rennie nói.

Giá quặng sắt giao ngay đạt mức 200 USD/tấn hôm 21/5, giảm so với mức 233 USD hồi đầu tháng 5. Sản phẩm dùng cho luyện thép này là nguồn thu chính của các công ty khai thác lớn như BHP và Rio Tinto. Cổ phiếu BHP đã giảm 1% trong phiên giao dịch sớm tại London hôm 24/5.

Tham khảo nguồn: Financial Times

Tin mới

Xuất khẩu gạo cao nhất từ trước tới nay
3 giờ trước
Xuất khẩu gạo Việt Nam quý I năm nay đạt gần 2,2 triệu tấn, cao nhất từ trước đến nay. Riêng tháng 3 đã lập kỷ lục mới về xuất khẩu trong 1 tháng của Việt Nam khi đạt tới hơn 1,1 triệu tấn.
Đây là chiếc Vespa điện phiên bản giới hạn toàn cầu: Giá đắt ngang xe hơi nhưng có tiền cũng khó mà mua!
2 giờ trước
Chiếc xe máy chạy điện hoàn toàn Vespa Electtrica đã được "độ" lại sang xịn đến từng chi tiết bởi hãng độ Mansory nổi tiếng. Đáng chú ý hơn, phiên bản Vespa đặc biệt này chỉ được sản xuất với số lượng giới hạn 99 chiếc.
Rolls-Royce Ghost 11 năm tuổi độ kit như bản 2024: Rao bán 10 tỷ đồng nhưng có điểm dễ khiến khách đặt câu hỏi
2 giờ trước
Chiếc Rolls-Royce Ghost này là lựa chọn dành cho những dân chơi muốn sở hữu xe sang Anh Quốc nhưng ngân sách còn hạn hẹp để mua phiên bản mới.
Kia Sorento hybrid giảm sốc 120 triệu đồng, còn từ 1,029 tỷ đồng, rẻ hơn cả Honda CR-V hybrid
51 phút trước
Sau chưa đầy 1 tháng, Kia Việt Nam đã điều chỉnh giá toàn bộ dòng Sorento đang phân phối trong nước.
iPhone 16 Pro sẽ "hồi sinh" màu hồng huyền thoại, nhìn "sương sương" đã thấy đẹp không tì vết
5 phút trước
Hình ảnh cho thấy chiếc iPhone 16 Pro màu hồng lại khiến cộng đồng người hâm mộ Apple "đứng ngồi không yên".

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

34.686.140 VNĐ / tấn

158.50 JPY / kg

-1.19 %

- -1.90

Đường

SUGAR

10.857.185 VNĐ / tấn

19.42 UScents / lb

-0.31 %

- -0.06

Cacao

COCOA

272.153.797 VNĐ / tấn

10,732.00 USD / mt

-0.67 %

- -72.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

128.083.469 VNĐ / tấn

229.10 UScents / lb

-1.15 %

- -2.66

Đậu nành

SOYBEANS

10.794.938 VNĐ / tấn

1,158.52 UScents / bu

-0.13 %

- -1.54

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

9.621.635 VNĐ / tấn

344.20 USD / ust

-0.98 %

- -3.40

Dầu đậu nành

SOYBEAN OIL

25.465.744 VNĐ / tấn

45.55 UScents / lb

0.26 %

+ 0.12

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Thanh long nghịch vụ tăng giá
2 giờ trước
Mùa khô năm nay, do ảnh hưởng của hiện tượng El nino, các địa phương trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu rơi vào cảnh khan hiếm nguồn nước tưới. Nhiều cây trồng suy kiệt, giảm năng suất; trong đó, có cây thanh long. Sản lượng giảm mạnh dẫn đến giá thanh long khoảng hơn 2 tuần trở lại đây tăng cao.
Tình trạng xâm nhập mặn: Tập đoàn PAN hé mở kế hoạch sống "thuận thiên"
9 giờ trước
Trả lời câu hỏi của cổ đông về các giải pháp chống lại tình hình biến đổi khí hậu, bà Trần Kim Liên - Chủ tịch HĐQT Vinaseed, công ty thành viên của PAN chia sẻ, Tập đoàn đã nhanh chóng chuyển đổi mô hình kinh doanh như tập trung nghiên cứu phát triển các giống lúa có khả năng "chịu mặn, chịu hạn, chịu lụt".
Ngành phân bón có hưởng lợi khi giá cà phê, nông sản cùng “nắm tay” tăng sốc?
11 giờ trước
Giá cà phê lập kỷ lục, giá lúa gạo vẫn giữ ở mức cao, tình hình xuất khẩu nhiều mặt hàng nông sản thuận lợi khiến nhu cầu tiêu thụ phân bón tăng vọt.
Kho báu dưới nước đưa Việt Nam trở thành ‘ông trùm’ đứng thứ 2 thế giới: Mỹ, châu Âu, Nhật Bản đều mạnh tay săn lùng, bỏ túi gần 700 triệu USD trong quý 1
1 ngày trước
Đây là một trong những mặt hàng đang được các cường quốc của thế giới ra sức ‘chốt đơn’.