Giá quặng sắt lao dốc đến bao giờ?

03/11/2022 19:05
Giá của bguyên liệu thô quan trọng đối với ngành thép đã giảm đến 1/3 so với mức đỉnh vào tháng 5/2021.

Quặng sắt là một trong những loại hàng hóa chứng kiến mức giảm mạnh trong năm nay và được dự báo rằng giá sẽ chỉ có khả năng bật tăng khi nền kinh tế Trung Quốc bắt đầu hồi sinh.

Hợp đồng quặng sắt tương lai Singapore đã giảm trong 7 tháng liên tiếp. Đây là tháng tồi tệ nhất kể từ khi hợp đồng được ra mắt vào năm 2013. Với giá giảm còn khoảng 81 USD/tấn, giá loại khoáng sản này đã giảm khoảng 1/3 so với mức đỉnh vào hồi tháng 5/2021.

Cho đến nay, Trung Quốc vẫn là khách hàng mua quặng sắt lớn nhất, chủ yếu nhập từ Australia và Brazil để sản xuất thép, vốn đã đạt mức sản lượng đến 1 tỷ tấn trong hai năm qua. Do đó, đây là một trong những nguyên liệu thô quan trọng của nền kinh tế Trung Quốc và là trụ cột của sự bùng nổ hàng hóa. Tuy nhiên nó đang có nguy cơ trở thành ký ức xa vời khi thị trường bất động sản bắt đầu suy thoái và Bắc Kinh vẫn kiên trì với các biện pháp kiểm soát dịch Covid-19.

Giá quặng sắt lao dốc đến bao giờ? - Ảnh 1.

Diễn biến giá quặng sắt trong 1 năm qua. Nguồn: Tradingeconomics.com

Các nhà đầu tư đã kì vọng rằng mọi thứ sẽ được cải thiện vào mùa thu, mùa cao điểm cho các hoạt động xây dựng của Trung Quốc. Tuy nhiên, niềm hi vọng này đã bị dập tắt khi Trung Quốc quyết định không "cứu" thị trường bất động sản và tiếp tục duy trì các biện pháp phòng dịch nghiêm khắc. Điều này đã làm cản trở nhu cầu về các loại hàng hóa và gián đoạn các hoạt động từ trung tâm thương mại cho đến các nhà máy.

Ông Gavin Wendt, Giám đốc sáng lập MineLife Pty có trụ sở tại Sydney cho biết: “Có lẽ còn nhiều khó khăn hơn ở phía trước bởi chưa có tín hiệu rõ ràng về việc kết thúc các đợt đóng cửa của Covid và không có phác thảo rõ ràng về các biện pháp kinh tế để thúc đẩy nền kinh tế Trung Quốc. Bởi vậy áp lực lên biên lợi nhuận tại các nhà máy thép có thể tiếp tục diễn ra.”

Ngành công nghiệp thép của Trung Quốc đã nhận cảnh báo về một cuộc khủng hoảng kể từ mùa hè và quý ba là thời điểm đã chứng kiến ​​các nhà máy lớn lần đầu tiên bị thua lỗ kể từ năm 2018. Tăng trường toàn cầu đang chậm lại khiến các nhà máy thép ít có cơ hội xuất khẩu. Ngoài ra mục tiêu chống ô nhiễm đang làm gián đoạn các hoạt động trong mùa đông và Chính phủ giới hạn sản lượng thép hàng năm để hạn chế lượng khí thải carbon đã tô thêm bức tranh ảm đạm về nhu cầu trong vài tháng tới.

UBS AG ước tính sản lượng thép hàng ngày ở Trung Quốc sẽ giảm thêm khoảng 5% trong quý này so với mức trong tháng 9 nếu các nhà chức trách thực thi mục tiêu giảm sản lượng hàng năm.

Theo Gavekal Dragonomics, thị trường bất động sản của Trung Quốc chiếm 39% lượng tiêu thụ thép của nước này. Lĩnh vực này đã sụt giảm nghiêm trọng trong hơn một năm sau khi Bắc Kinh can thiệp vào việc giảm phát mà họ lo ngại trở thành bong bóng bất động sản.

Doanh số của 100 nhà phát triển hàng đầu đã giảm 28% vào tháng trước trong khi chi tiêu cho cơ sở hạ tầng của Chính phủ để hỗ trợ nền kinh tế đã bù đắp một phần thiệt hại cho các nhà sản xuất thép. Theo khảo sát mới nhất của các nhà quản lý mua hàng, ngành công nghiệp này vẫn bị sa lầy cùng với cơ sở sản xuất rộng lớn tại Trung Quốc.

Sự sụt giảm mạnh của quặng sắt đi ngược lại so với các kim loại khác được sử dụng trong xây dựng, điển hình là đồng và nhôm. 2 nguyên liệu này được hưởng lợi từ nhu cầu tăng lên trong quá trình chuyển đổi năng lượng khỏi nhiên liệu hóa thạch. Đồng đã bị tụt hậu trong đầu tư khai thác, trong khi tình trạng thiếu điện do xung đột ở Ukraine khiến giá nhôm tăng cao.

Tuy nhiên quặng sắt lại có số phận khác. Các công ty khai thác lớn đã thành công rực rỡ trong việc giảm thiểu chi phí trong những năm gần đây và không chịu áp lực lớn về nguồn cung. Ví dụ, chi phí sản xuất của Tập đoàn Rio Tinto ở Pilbara là khoảng 20 USD/tấn và họ vẫn có thể kiếm tiền khi giá quặng sắt tương lai đạt mức thấp kỷ lục 36 USD/tấn vào năm 2015.

Dự báo mới nhất từ ​​Citigroup Inc. và Goldman Sachs Group Inc. cho rằng giá sẽ giảm xuống 70 USD/tấn trong quý này. Một vài nguồn tin chưa được xác minh vào đầu tuần này cho thấy Chính phủ Trung Quốc sẽ cân nhắc nới lỏng các biện pháp phòng dịch đã giúp giá nhích nhẹ. Tuy nhiên, nhiều người vẫn hoài nghi rằng chính sách của Chủ tịch Tập Cận Bình có thể dễ dàng được rút lại chỉ trong vài tháng và thị trường sẽ còn tiếp tục bị phụ thuộc hoàn toàn vào Bắc Kinh.

Theo Bloomberg

Tin mới

Peugeot 408 Legend Edition ra mắt tại Việt Nam: Giới hạn 215 chiếc, giá từ 1,04 tỷ đồng
8 giờ trước
Phiên bản giới hạn chỉ 215 chiếc của mẫu xe Peugeot 408 chính thức trình làng, mang đậm dấu ấn lịch sử và được cá nhân hóa riêng cho thị trường Việt Nam.
BLACKPINK bán bao nylon giá nửa triệu, fan ngỡ ngàng
7 giờ trước
Bạn có thấy chiếc túi này thời trang không?
SUV VinFast mới giống VF 9 có bản thiết kế rõ nét mọi góc cạnh: Mặt khác hoàn toàn 'xe gốc', người Việt tham gia 'tạo hình'
6 giờ trước
Mẫu SUV mới có kiểu dáng giống VinFast VF 9 được đăng ký bảo hộ kiểu dáng tại Indonesia.
Giá rẻ cùng thuế nhập khẩu 0%, ô tô từ Đông Nam Á ồ ạt đổ bộ Việt Nam
5 giờ trước
5 tháng đầu năm, người Việt đã chi hơn 1,8 tỷ USD để nhập khẩu ô tô vào Việt Nam.
Hàng chục nghìn tấn "vàng đen" của Việt Nam ồ ạt tràn vào Mỹ, Đức, là mặt hàng VN xuất đi hơn 125 nước
4 giờ trước
Mặt hàng này của Việt Nam hiện xuất khẩu hàng chục nghìn tấn.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

35.867.876 VNĐ / tấn

163.90 JPY / kg

0.85 %

- 1.40

Đường

SUGAR

9.454.048 VNĐ / tấn

16.38 UScents / lb

5.13 %

+ 0.80

Cacao

COCOA

212.084.180 VNĐ / tấn

8,101.00 USD / mt

1.51 %

- 124.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

166.686.754 VNĐ / tấn

288.80 UScents / lb

2.30 %

- 6.81

Gạo

RICE

15.024 VNĐ / tấn

12.61 USD / CWT

0.01 %

- 0.00

Đậu nành

SOYBEANS

10.148.573 VNĐ / tấn

1,055.00 UScents / bu

0.43 %

+ 4.50

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.432.457 VNĐ / tấn

292.20 USD / ust

0.22 %

+ 0.60

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Sầu riêng Việt đón chuyên gia Trung Quốc: Cú hích xuất khẩu, "mở khóa" thị trường tỷ đô
12 giờ trước
Từ ngày 12 - 17/7, đoàn chuyên gia Tổng cục Hải quan Trung Quốc sẽ sang Việt Nam kiểm tra thực địa chuỗi sản xuất sầu riêng. Đây được xem là bước đi quan trọng giúp gỡ rào cản kỹ thuật, mở đường cho trái sầu riêng Việt Nam tăng tốc thâm nhập sâu hơn vào thị trường Trung Quốc.
Sầu riêng giống cổ Chuồng Bò, Sáu Hữu bất ngờ được chuộng
13 giờ trước
Sầu riêng giống cổ như Sáu Hữu, Chuồng Bò từng bị chặt bỏ hàng loạt do hạt to, năng suất thấp, nay bất ngờ được người tiêu dùng săn lùng
Loại quả đắt đỏ bậc nhất thế giới, từng có giá 15 triệu đồng/kg, ở Việt Nam có người trồng thành công
13 giờ trước
Có một loại gia vị đắt đỏ bậc nhất thế giới mùi thơm đặc trưng và giá khá "chát" 15 triệu/kg nhưng vẫn có người mua. Tại Việt Nam cũng có anh nông dân trồng thành công. Mỗi khi nói đến tên loại cây này ai cũng tò mò.
Xuất khẩu sầu riêng lao dốc, nhập từ Thái Lan và Malaysia tăng đột biến
16 giờ trước
Sầu riêng - loại trái cây vốn là thế mạnh của Việt Nam từng mang về hàng tỷ USD mỗi năm - đang rơi vào nghịch lý chưa từng thấy. Trong khi xuất khẩu sầu riêng giảm sâu suốt 5 tháng liền, doanh nghiệp lại chi mạnh đột biến để nhập khẩu chính loại trái cây này từ Thái Lan và Malaysia.