Giá than được dự báo sẽ tăng cao trong nhiều năm, có thể gây áp lực lên hoạt động sản xuất điện trong nước

13/08/2022 12:04
Lệnh cấm nhập khẩu than Nga của Liên minh châu Âu (EU) đã bắt đầu có hiệu lực vào ngày 11/8 vừa qua. Một số nhà phân tích dự báo rằng lệnh cấm này có thể góp phần đưa giá than toàn cầu vào một đợt tăng giá kéo dài trong những năm tới.

(Tổ Quốc) - Lệnh cấm nhập khẩu than Nga của Liên minh châu Âu (EU) đã bắt đầu có hiệu lực vào ngày 11/8 vừa qua. Một số nhà phân tích dự báo rằng lệnh cấm này có thể góp phần đưa giá than toàn cầu vào một đợt tăng giá kéo dài trong những năm tới.

Theo tin từ Reuters, quãng thời gian chuyển tiếp kéo dài 4 tháng đối với các hợp đồng đã ký từ trước đã chính thức khép lại, theo đó kích hoạt lệnh cấm nhập khẩu than Nga vào các nước trong EU. Đây là lệnh cấm đầu tiên có hiệu lực của EU đối với một mặt hàng năng lượng từ Nga được đưa ra sau khi Nga mở “chiến dịch quân sự đặc biệt” ở Ukraine.

“Ngày 10/8 là thời điểm kết thúc giai đoạn cửa sổ đối với nhập khẩu than Nga, và không có một sự miễn trừ nào được áp dụng sau đó”, một phát ngôn viên của Uỷ ban châu Âu (EC) nói.

Nga là nguồn đáp ứng 45% nhu cầu nhập khẩu than của EU, theo dữ liệu từ EC, trong đó Đức, Ba Lan và Hà Lan là những nước mua nhiều than Nga nhất. Khoảng 70% nhu cầu than nhiệt (loại than được sử dụng để phát điện và phát nhiệt sưởi ấm) của EU được đáp ứng bởi Nga, theo số liệu từ tổ chức nghiên cứu Bruegel được Reuters trích dẫn.

Lệnh cấm than Nga sẽ đặt ra áp lực lớn lên nguồn cung than ở châu Âu, khiến các nước trong khu vực phải xoay sở nguồn cung thay thế giữa lúc vốn đã lao đao vì nguồn cung khí đốt Nga ngày càng chảy chậm lại. Nhằm tiết kiệm nguồn khí đốt ít ỏi để chuẩn bị cho những ngày đông lạnh giá, EU sẽ phải tăng cường hoạt động của các nhà máy phát điện chạy bằng than, trong khi nguồn than cũng trở nên thắt chặt hơn bao giờ hết vì họ không nhập than Nga nữa. Tất cả báo hiệu về một cuộc khủng hoảng năng lượng nghiêm trọng đối với EU trong mùa đông năm nay.

Không tiếp tục nhập than Nga, các nước EU sẽ phải quay sang nhập tăng nhập than từ các nước khác để bù đắp thiếu hụt. Các nguồn nhập khẩu than khác gồm có Indonesia, Australia, Colombia và Nam Phi. Sự dịch chuyển này được dự báo sẽ đẩy giá than nhập khẩu qua đường biển trên toàn cầu lên mức cao hơn.

Giá than được dự báo sẽ tăng cao trong nhiều năm, có thể gây áp lực lên hoạt động sản xuất điện trong nước - Ảnh 1.

Giá than tương lai sẽ có nhịp tăng cao hơn nữa.

Theo Fitch Solutions, giá than toàn cầu sẽ được hỗ trợ không chỉ bởi sự khan hiếm khí đốt ở châu Âu, mà còn bởi việc các nước châu Á cũng tăng sử dụng than vì khó cạnh tranh về giá trong cuộc chiến giành giật nguồn cung khí đốt hoá lỏng (LNG) với các nước châu Âu.

Trên cơ sở này, Fitch nâng dự báo giá than nhiệt tiêu chuẩn thị trường châu Á lên tàu ở cảng Newcastle, Australia trong năm nay và năm tới. Theo đó, Fitch dự báo giá than nhiệt sẽ bình quân ở mức 320 USD/tấn trong năm nay, cao hơn 90 USD/tấn so với mức dự báo 230 USD/tấn đưa ra trong lần dự báo trước. Trong thời gian từ 2022 đến 2026, mức giá dự báo là 246 USD/tấn, tăng từ mức 159 USD/tấn trước đó.

Giá than châu Á đã ghi nhận mức kỷ lục vào đầu năm nay sau khi xung đột Nga-Ukraine nổ ra, làm trầm trọng thêm thị trường vốn đã eo hẹp. Các thợ mỏ đang phải vật lộn để bắt kịp với sự gia tăng nhu cầu khi các công ty dịch vụ điện nước đổ xô đi tìm cách để đảm bảo nhiên liệu.

Bộ Công thương cho biết, chi nhập khẩu các nhóm hàng năng lượng tiếp tục tăng cao trong 7 tháng đầu năm 2022. Việc tăng ngoại tệ nhập khẩu một phần do sản lượng nhập khẩu tăng, một phần do nguồn cung khan hiếm nên giá nhập khẩu tăng.

Trong đó, kim ngạch nhập khẩu than đá tăng tới 122,8% so với cùng kỳ năm trước, trị giá hơn 5 tỷ USD để phục vụ nhu cầu của các nhà máy nhiệt điện than. Chi nhập xăng dầu các loại cũng tăng 125,7%, trị giá 5,87 tỷ USD; dầu thô tăng 31,2%, trị giá 3,93 tỷ USD; Khí đốt hoá lỏng gần 900 triệu USD tăng 43,3%...

Giá than được dự báo sẽ tăng cao trong nhiều năm, có thể gây áp lực lên hoạt động sản xuất điện trong nước - Ảnh 2.

Nhu cầu sử dụng than đá, xăng dầu, khí đốt trong những tháng cuối năm 2022 còn tiếp tục tăng cao, Việt Nam vẫn cần nguồn than lớn cho các nhà máy nhiệt điện, sản xuất phân bón, hóa chất, xi măng...

Theo kế hoạch, riêng sản lượng than cấp cho các nhà máy nhiệt điện năm 2022 là 35 triệu tấn, tuy nhiên, Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam (TKV) cho biết, việc cung cấp phụ thuộc nhiều nhập khẩu. Con số này dự kiến sẽ tăng lên 46,5 triệu tấn vào năm 2025 và 123,7 triệu tấn vào năm 2045.

Trong bối cảnh nguồn cung than trong nước phục vụ sản xuất điện thiếu hụt, việc đẩy nhanh việc nhập khẩu than từ các thị trường Australia, Nam Phi...được các Bộ ngành, doanh nghiệp nhanh chóng triển khai tìm nguồn ngay từ đầu năm.

Dù vậy, việc nhập khẩu than gặp thách thức về giá nhập khẩu tăng mạnh do kinh tế thế giới đang trên đà phục hồi, đẩy nhu cầu sử dụng nguyên, nhiên liệu năm 2022 tăng cao và xung đột Nga - Ukraine tác động lớn tới kinh tế, làm giá dầu, sắt thép, than tăng vọt...có thời điểm lên đến 450-490 USD/tấn.

Giá than nhập khẩu tăng cao đang gây áp lực lớn, giảm hiệu quả kinh doanh đối với hoạt động sản xuất điện trong nước. Than chiếm khoảng 90% trong cơ cấu chi phí nguyên vật liệu của các doanh nghiệp nhiệt điện than, trong khi giá nguyên liệu này tăng cao nhưng doanh nghiệp không được tăng giá bán điện.

Tham khảo: Bloomberg

Tin mới

Siết kiểm định khí thải mô tô, xe máy
6 giờ trước
Mô tô, xe máy phải đạt khí thải mức 2 mới được lưu hành tại Hà Nội và TP HCM từ năm 2027
Mỹ vừa chi hơn 5 tỷ USD mua ‘mỏ vàng’ đứng thứ 2 thế giới của Việt Nam: Đã xuất khẩu đến hơn 100 thị trường, Hàn Quốc, Nhật Bản cũng là ‘khách ruột’
7 giờ trước
Từ đầu năm đến nay nước ta đã thu về gần 14 tỷ USD từ mặt hàng này.
Sạc miễn phí giúp VinFast EC Van hút khách Việt nhưng chuyên gia đặt vài câu hỏi lớn về những điều này
7 giờ trước
Theo nhà báo Đinh Văn Nam, VinFast EC Van thể hiện tầm nhìn dài hơi của hãng xe Việt, đón đầu xu thế hướng đến phải thải xanh ở các khu đô thị lớn. Trong đó, chính sách sạc pin miễn phí sẽ giúp thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng.
Kết quả kiểm tra chất cấm trong sầu riêng Lâm Đồng
7 giờ trước
Ngày 24/5, Sở Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT) tỉnh Lâm Đồng cho biết, kết quả kiểm tra hàng trăm mẫu sầu riêng trên địa bàn không phát hiện trường hợp nào nhiễm chất vàng O - hóa chất từng bị cảnh báo sử dụng trái phép để tạo màu vàng bắt mắt cho trái cây.
Các mẹo tiết kiệm điện khi dùng điều hòa trong mùa hè
8 giờ trước
Các mẹo dùng điều hòa dưới đây sẽ giúp bạn đạt hiệu quả làm mát cao trong mùa hè mà không khiến hóa đơn tiền điện tăng vọt.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

37.093.380 VNĐ / tấn

169.50 JPY / kg

1.11 %

- 1.90

Đường

SUGAR

9.894.384 VNĐ / tấn

17.29 UScents / lb

0.63 %

- 0.11

Cacao

COCOA

253.447.077 VNĐ / tấn

9,764.00 USD / mt

5.00 %

- 514.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

205.876.440 VNĐ / tấn

359.76 UScents / lb

0.34 %

- 1.21

Gạo

RICE

15.525 VNĐ / tấn

13.15 USD / CWT

1.78 %

+ 0.23

Đậu nành

SOYBEANS

10.112.794 VNĐ / tấn

1,060.30 UScents / bu

0.68 %

- 7.30

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.475.178 VNĐ / tấn

296.20 USD / ust

0.77 %

- 2.30

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Trung Quốc 'quay lưng' dừng nhập khẩu nhiều mặt hàng then chốt của Mỹ: Thương chiến hạ nhiệt nhưng nông dân Mỹ vẫn 'đứng ngồi không yên'
8 giờ trước
Nhiều mặt hàng nông sản của Mỹ vẫn chưa lấy lại được chỗ đứng tại Trung Quốc dù cả 2 nước đã đạt được thỏa thuận ngừng thuế quan.
Bên trong công ty nghi làm phân bón giả ở Đồng Nai
10 giờ trước
Công ty nghi làm phân bón giả ở Đồng Nai hoạt động từ đầu năm 2025, bên trong có gần 20 tấn nguyên liệu và hàng hóa phân bón giả.
Đột kích xưởng phân bón lậu ở Đồng Nai, đóng gói bằng nguyên liệu Trung Quốc
11 giờ trước
Công an Đồng Nai vừa triệt phá xưởng sản xuất phân bón trái phép quy mô lớn; hàng giả được làm bằng cách đóng nguyên liệu Trung Quốc vào bao bì mà chủ xưởng đặt mua.
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Công an điều tra, đảm bảo an ninh chuỗi cung ứng sầu riêng
1 ngày trước
Bộ Công an được yêu cầu phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương đảm bảo an ninh chuỗi cung ứng, ngăn chặn tình trạng thao túng thị trường.