Giá trị xuất khẩu nông sản giảm 8,2%

05/08/2019 09:00
Trong 7 tháng đầu năm 2019, trong khi kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản ước đạt 23,03 tỷ USD...

Theo Cục Chế biến và phát triển thị trường nông sản (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn), tính trong 7 tháng đầu năm 2019, trong khi kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản ước đạt 23,03 tỷ USD, tăng 2% so với cùng kỳ thì kim ngạch xuất khẩu nhóm các mặt hàng nông sản giảm tới 8,2%. Tuy nhiên xuất khẩu rau quả 7 tháng đầu năm lại đạt giá trị lớn, ước đạt 2,31 tỷ USD.

Trong tháng 7/2019, cả nước xuất khẩu 651 nghìn tấn gạo, đem về 285 triệu USD. Lũy kế 7 tháng, xuất khẩu gạo đạt 4,01 triệu tấn và 1,73 tỷ USD, tăng 2,1% về khối lượng nhưng giảm 14,3% về giá trị so với cùng kỳ năm 2018.

Xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn tháng 7/2019 đạt 134 nghìn tấn với giá trị đạt 53 triệu USD, đưa kết quả xuất khẩu mặt hàng này 7 tháng lên 1,33 triệu tấn tương ứng với 515 triệu USD, giảm 16,1% về khối lượng và giảm 13,1% so với cùng kỳ năm 2018.

Ông Nguyễn Quốc Toản, Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản nhận định, trong thời gian tới, nguồn cung sắn và sản phẩm từ sắn trở nên khan hiếm hơn. Thực tế, các nhà máy sản xuất tinh bột đã kết thúc mùa vụ 2018 – 2019, ngừng hoạt động để bảo trì máy móc chờ đón vụ mới. 

Sản lượng sắn tại Tây Nguyên có thể không đạt như dự kiến do thời tiết nắng nóng kéo dài cộng thêm dịch khảm lá lan rộng khiến năng suất giảm mạnh. Hạn hán và dịch bệnh đe dọa cũng làm giảm năng suất sắn của Thái Lan trong niên vụ 2019 – 2020. 

 Mặt khác, do hạn chế nhập khẩu sắn lát từ đầu năm 2019 nên lượng sắn lát còn tồn kho tại Trung Quốc giảm, thêm vào đó, nguồn cung nhập khẩu cồn từ Mỹ giảm do thuế nhập khẩu cao (thuế 45%). Dự đoán trong thời gian tới, xuất khẩu sắn lát sẽ khởi sắc trở lại.

Xuất khẩu rau quả tháng 7/2019 ước đạt 269 triệu USD, đưa kim ngạch xuất khẩu rau quả 7 tháng đầu năm 2019 ước đạt 2,31 tỷ USD, giảm 0,8% so với cùng kỳ năm 2018. Trung Quốc đứng vị trí thứ nhất về thị trường nhập khẩu rau quả của Việt Nam với 71,94% thị phần. Xuất khẩu rau quả sang thị trường này tăng 1,05% về giá trị so với cùng kỳ năm 2018. Tiếp đến là Mỹ chiếm 3,37%;  Hàn Quốc chiếm 3,14%, Nhật Bản chiếm 2,91%... trong tổng giá trị xuất khẩu rau quả.

Ông Nguyễn Quốc Toản cho hay, sắp tới, khi EVFTA và Hiệp định CPTPP có hiệu lực và ký kết một số hiệp định khác trong tương lai dự kiến sẽ mang lại những lợi thế nhất định, tạo cơ sở cho Việt Nam đẩy mạnh ngành rau quả mở rộng thị trường xuất khẩu.

Doanh nghiệp cần tiến hành toàn diện từ nghiên cứu cơ hội, thách thức của thị trường EU và 10 thị trường khối CPTPP đến các giải pháp như nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm; phát huy lợi thế cạnh tranh, tăng hiệu suất...

Trong tháng 7/2019, xuất khẩu cà phê đạt 157 nghìn tấn với giá trị đạt 253 triệu USD. Lũy kế 7 tháng, xuất khẩu cà phê đạt 1,08 triệu tấn và 1,82 tỷ USD, giảm 8,2% về khối lượng và giảm 19,3% về giá trị so với cùng kỳ năm 2018. Đức và Mỹ tiếp tục là hai thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất  của Việt Nam với thị phần lần lượt là 13,7% và 9,4%.

Xuất khẩu tiêu tháng 7/2019 ước đạt 24 nghìn tấn, với giá trị đạt 62 triệu USD, đưa kết quả xuất khẩu tiêu 7 tháng lên 201 nghìn tấn và 514 triệu USD, tăng 32,5% về khối lượng nhưng giảm 0,8% về giá trị so với cùng kỳ năm 2018. Giá tiêu xuất khẩu bình quân giảm 25,5% so với cùng kỳ năm 2018. 

Mỹ vẫn là thị trường lớn nhất của tiêu Việt Nam, chiếm 17,1% tổng kim ngạch mặt hàng này.  Mặc dù giá tiêu xuất khẩu đang trong xu hướng giảm, nhưng kim ngạch xuất khẩu tiêu của Việt Nam sang Đức vẫn tăng 7,9% nhờ khối lượng xuất khẩu tăng tới 45,1%, góp phần nâng thị phần của thị trường này tăng từ 4,2% lên 4,6%.

Trong tháng 7/2019, xuất khẩu điều nhân đạt 39 nghìn tấn với giá trị 294 triệu USD, đưa kết quả 7 tháng đạt 235 nghìn tấn và 1,8 tỷ USD, tăng 13,3% về khối lượng nhưng giảm 10% về giá trị so với cùng kỳ năm 2018. 

Mỹ, Trung Quốc và Hà Lan là 3 thị trường nhập khẩu điều lớn nhất của Việt Nam, chiếm thị phần lần lượt là 32,3%, 14,9% và 9,5% tổng giá trị. Giá hạt điều xuất khẩu bình quân đạt 7.612 USD/tấn, giảm 21,7% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong nhóm nông sản, chỉ có cao su và chè là tăng trưởng về kim ngạch xuất khẩu. Tháng 7/2019, các nước xuất khẩu 168 nghìn tấn cao su, thu về 235 triệu USD. Lũy kế xuất khẩu cao su 7 tháng đạt 782 nghìn tấn và 1,08 tỷ USD, tăng 10,7% về khối lượng và tăng 6,9% về giá trị so với cùng kỳ năm 2018. 

Trung Quốc, Ấn Độ, và Hàn Quốc là 3 thị trường tiêu thụ cao su lớn nhất của Việt Nam, chiếm thị phần lần lượt là 62,2%, 8,8% và 3,5%. Tuy vậy, giá cao su xuất khẩu bình quân đạt 1.370 USD/tấn, giảm 5,7% so với cùng kỳ năm 2018.

Đối với sản phẩm chè, xuất khẩu tháng 7/2019 đạt 11 nghìn tấn, đem về 23 triệu USD, đưa kết quả xuất khẩu mặt hàng này 7 tháng lên 68 nghìn tấn và 122 triệu USD, giảm 0,4% về khối lượng nhưng tăng 20% về giá trị so với cùng kỳ năm 2018. Giá chè xuất khẩu bình quân đạt 1.731 USD/tấn, tăng 7,2% so với cùng kỳ năm ngoái. 

Các thị trường chính của chè Việt Nam tiếp tục là Pakistan, Đài Loan, Trung Quốc, Nga và Indonesia, với thị phần của 5 quốc gia này đạt 73,3% tổng kim ngạch xuất khẩu chè của Việt Nam, tăng 1,9% so với cùng kỳ năm 2018. 

Tuy nhiên, xuất khẩu có sự biến động không đồng nhất giữa các thị trường. Trong khi xuất khẩu sang Pakistan, Đài Loan tăng mạnh thì xuất khẩu sang Nga và Indonesia lại giảm cả về lượng và giá trị. Đáng chú ý là tại thị trường Trung Quốc, mặc dù lượng chè của Việt Nam sang thị trường này giảm đến 41,3%, nhưng giá trị lại tăng tới 45,5% so với cùng kỳ năm trước.

Tin mới

Tuyến đường sắt cao tốc như 'kiệt tác trên cạn' của Trung Quốc: Mỗi ngày làm xong 1,2km, nhanh phi thường
16 phút trước
Tuyến đường này thường được khen là một biểu tượng của sức mạnh công nghệ hạ tầng Trung Quốc và hình mẫu cho các hệ thống đường sắt cao tốc hiện đại trên thế giới.
Thứ ‘cùi bắp’ vứt đầy ngoài ruộng ở Việt Nam được bán ở siêu thị Hàn Quốc, giá hàng trăm nghìn đồng/kg
41 phút trước
Trước đây, lõi ngô (hay còn gọi là cùi bắp) sau khi tách hạt thường bị vứt bỏ, chất đống ngoài đồng. Nhưng gần đây, nhiều tác dụng của chúng được phát hiện. Lõi ngô làm sạch còn được bán ở siêu thị để nấu trà với giá với giá khoảng 6.000 đồng/chiếc.
Kia Seltos 2026 lộ thêm chi tiết mới: Có chi tiết như 'đàn anh' Sportage, tùy chọn hybrid, ra mắt ngay năm sau
2 phút trước
Kia Seltos đời mới đang gấp rút thử nghiệm công khai để ra mắt ngay đầu năm sau.
Samsung quay trở lại dẫn đầu thị trường smartphone Đông Nam Á: Nhờ dòng máy này tăng trưởng tới 47%
3 phút trước
Tại Việt Nam, Samsung vững vàng ở vị trí số một với 28% thị phần.
Một 'khách ruột của Nga' vừa phát hiện mỏ vàng đen khổng lồ, trữ lượng 6,1 tỷ thùng dầu
14 phút trước
Khách hàng dầu thô của Nga vừa công bố phát hiện dầu lớn tương đương hơn 6 tỷ thùng.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

37.706.132 VNĐ / tấn

172.30 JPY / kg

0.06 %

+ 0.10

Đường

SUGAR

10.130.299 VNĐ / tấn

17.70 UScents / lb

2.08 %

+ 0.36

Cacao

COCOA

278.271.671 VNĐ / tấn

10,719.00 USD / mt

1.43 %

- 155.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

210.996.380 VNĐ / tấn

368.66 UScents / lb

0.08 %

- 0.31

Gạo

RICE

15.545 VNĐ / tấn

13.16 USD / CWT

3.62 %

+ 0.46

Đậu nành

SOYBEANS

10.061.616 VNĐ / tấn

1,054.80 UScents / bu

0.75 %

- 8.00

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.443.347 VNĐ / tấn

295.05 USD / ust

0.46 %

+ 1.35

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Sầu riêng vừa đón tin vui từ Trung Quốc
2 giờ trước
Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GACC) vừa chính thức công nhận thêm 829 mã số vùng trồng và 131 mã số cơ sở đóng gói sầu riêng của Việt Nam.
Phát hiện hàng nghìn sản phẩm 'đội lốt' Chanel, Dior
2 giờ trước
Chi cục Điều tra chống buôn lậu - Cục Hải quan vừa phối hợp với lực lượng chức năng phát hiện gần 5.000 sản phẩm áo thun dài tay, dép có dấu hiệu vi phạm sở hữu trí tuệ của các nhãn hàng nổi tiếng như: Crocs Chanel, Dior, Loewe và dấu hiệu giả mạo xuất xứ Việt Nam, Thái Lan.
Giá lao dốc, xuất khẩu bất thành, người trồng sầu riêng vỡ mộng?
2 giờ trước
Giá sầu riêng ở miền Tây đang giảm sâu khi vào vụ thu hoạch rộ, trong khi việc xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc gặp khó khăn. Người trồng sầu riêng chỉ còn biết trông chờ các vụ sau, khi vụ năm nay chỉ mang về lợi nhuận bằng 1/4 so với lúc giá đạt đỉnh. Dù vậy, nông dân vẫn duy trì kỳ vọng vào 'trái cây tỷ USD' ở các vụ sau, nên sức hấp dẫn với loại cây này vẫn chưa giảm.
'Báo động đỏ' sầu riêng Việt Nam
1 ngày trước
Trong “tâm thư” gửi Bộ trưởng Bộ Nông Nghiệp và Môi Trường, Hiệp Hội Sầu riêng Đắk Lắk nêu ra hàng loạt bất cập của ngành hàng tỷ USD. Hàng trăm mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói bị thu hồi thực sự là vấn đề cần “báo động đỏ”.