Giải quyết đầu tư công là then chốt, giúp nền kinh tế thoát khỏi rủi ro

17/07/2020 19:10
Trong bối cảnh nguồn vốn đầu tư khu vực tư nhân giảm sút, thì việc phấn đấu giải ngân hết nguồn lực đầu tư công trong năm 2020 sẽ góp phần quan trọng kích cầu đầu tư xã hội, duy trì đà tăng trưởng của nền kinh tế.

Với tiến độ như hiện nay, để hoàn thành mục tiêu giải ngân vốn đầu tư công năm 2020 sẽ là thách thức rất lớn. Chính vì vậy, TS. Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, Thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ, cho rằng cả nền kinh tế đang ở tình trạng không bình thường thì cũng cần đến những biện pháp không bình thường để thúc đẩy đầu tư công.Báo Điện tử Chính phủ đã có cuộc phỏng vấn TS. Trần Đình Thiên về câu chuyện giải quyết vốn đầu tư công quan trọng này.

Giải quyết đầu tư công là then chốt, giúp nền kinh tế thoát khỏi rủi ro - Ảnh 1.

TS. Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, Thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ.

Để nền kinh tế thoát khỏi rủi ro, việc phấn đấu giải ngân hết nguồn lực đầu tư công vì sao lại là then chốt, thưa ông?

TS. Trần Đình Thiên: Mấy trăm nghìn tỷ đồng vốn đầu tư công hiện chưa giải ngân được, nếu bơm được "dòng máu" này vào nền kinh tế sẽ hỗ trợ rất nhiều cho xã hội, doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế, thúc đẩy sản xuất.

Khi doanh nghiệp gặp khó khăn, phải trông cậy từ nguồn tài trợ của Chính phủ thì nguồn vốn đầu tư công rất quan trọng. Hiện nay, Chính phủ đã và đang cam kết hỗ trợ doanh nghiệp rất tích cực, triển khai trên toàn tuyến. Về khía cạnh tài chính, thuế… giải quyết cho doanh nghiệp gặp khó khăn rất rõ ràng, đặc biệt là trợ giúp miễn, giảm, hoãn thuế…

Chính phủ cũng phối hợp với bên hệ thống ngân hàng hỗ trợ doanh nghiệp điều kiện vay vốn, lãi suất. Các ngân hàng cũng đều trong tình thế chia sẻ khó khăn và có cam kết.

Tuy nhiên, trong điều kiện khó khăn mà chúng ta chưa lường hết được xu hướng, diễn biến phức tạp bởi cho đến giờ vaccine chống COVID-19 vẫn chưa tìm ra thì khả năng đứt chuỗi còn kéo dài. Ví dụ những kết nối, liên kết về du lịch vẫn bị ngừng trệ. Thêm vào đó, quá trình dịch chuyển chuỗi cung ứng đang diễn ra trong tình trạng khá bất thường. Trung Quốc đang bị lũ lụt cũng là sức ép để đẩy các doanh nghiệp ra khỏi Trung Quốc. Tình thế đang có nhiều bất ổn và có nhiều dự báo khác nhau.

Bên cạnh đó, những giải pháp hỗ trợ về mặt tài chính, tiền tệ đều chứa đựng nhiều nguy cơ bên trong. Cơ sở cho sự hồi phục của doanh nghiệp là các chuỗi sản xuất thì chưa được kết nối trở lại.

Về tài khóa, cứu doanh nghiệp là đúng, nhưng lại có sự trả giá là ngân sách yếu đi. Vì vậy, phải có tầm nhìn dài hơn để phân bổ nguồn lực cứu trợ, bởi nếu dốc hết ra thì lúc cần lại không còn nữa.

Trong bối cảnh như vậy, việc giải ngân đầu tư công diễn ra như một giải pháp trung tâm, cơ bản. Chúng ta có khoảng 30 tỷ USD như Chính phủ thông báo, đang ngưng trệ vì vốn đầu tư công không giải ngân được. Nếu giải ngân được thì khu vực doanh nghiệp và nền kinh tế được hồi sinh rất cao.

Khi nền kinh tế tốt, chi tiêu công ít, dành dư địa cho khu vực tư nhân. Khi nền kinh tế yếu, khu vực tư nhân khó khăn, thì ngân sách phải chi ra, đầu tư công phải trở thành động lực. 700.000 tỷ đồng tiền ngân sách dành cho đầu tư công năm nay sẽ nuôi cả nền kinh tế. Dòng tiền này "bơm" ra từ đầu tư công sẽ tạo nguồn cung-cầu cho hoạt động của các doanh nghiệp, trong đó có khu vực doanh nghiệp tư nhân.

Tuy nhiên, làm thế nào để giải ngân được nguồn vốn còn rất lớn là vấn đề đang đặt ra. Theo ông cần có những giải pháp gì?

TS. Trần Đình Thiên: Đầu tư công đang rất trì trệ và khả năng sẽ còn trì trệ nếu không vượt qua những quy định đang "cài răng lược", cản trở nhau hiện nay, sẽ còn trì trệ nếu không vượt qua được những nguyên tắc, quy trình đã làm khó đầu tư công nhiều năm nay.

Đây chính là thời điểm, cơ hội mang tính lịch sử để chúng ta xử lý việc quan trọng này. Áp lực này cho chúng ta giải pháp đặc biệt của tình thế đặc biệt. Lúc này cả nền kinh tế đang ở tình trạng không bình thường thì cũng cần đến những biện pháp không bình thường để thúc đẩy đầu tư công. Ví dụ, cần phải có những giải pháp theo kiểu cắt bỏ quá khứ, bỏ các quy định hành chính để các dự án hạ tầng, kết nối đã có vốn, chỉ đợi thủ tục là có thể triển khai được ngay.

Bỏ qua những quy trình, nguyên tắc cũ không có nghĩa là vô nguyên tắc, mà phải đưa quy trình, thủ tục khác để phê duyệt, phải đơn giản, rõ ràng và tính chịu trách nhiệm cao hơn. Đầu tư công cũng cần mở cửa cho khu vực tư nhân tham gia.

Trên nền tảng đó chúng ta sẽ phát hiện ra, hóa ra để làm những việc này chúng ta phải bỏ qua những thủ tục này, thủ tục kia, đồng thời phải chặt chẽ hóa nó để những sơ sót không xảy ra. Việc giảm các thủ tục để giải quyết nhanh, thanh toán kịp thời cho các doanh nghiệp tại các dự án đầu tư công là giải pháp rất hữu hiệu để các doanh nghiệp có điều kiện thúc đẩy tiến độ thực hiện dự án, góp phần tái khởi động nền kinh tế.

Tin mới

Siêu thị thắng lớn, chợ vắng hoe dịp lễ 30-4
3 giờ trước
Lượng khách mua sắm tại các siêu thị khu vực trung tâm TP HCM tăng cao trong dịp lễ 30-4, doanh thu nhiều hệ thống lớn kỳ vọng tăng hơn mức 20%-30% theo dự kiến
Không phải dầu thô hay khí đốt, châu Âu bất ngờ săn lùng một mặt hàng của Nga bất chấp lệnh trừng phạt, nhập khẩu tăng hơn 10 lần
4 giờ trước
Châu Âu đã nhập khẩu hơn 474.000 tấn mặt hàng này từ Nga trong tháng 1/2025 so với chỉ hơn 36 nghìn tấn vào một năm trước.
Thị trường ngày 2/5: Giá dầu tăng gần 2%, cà phê giảm hơn 4%, vàng thấp nhất trong hai tuần
4 giờ trước
Kết thúc phiên 1/5 giá dầu tăng gần 2% sau khi Tổng thống Mỹ đe dọa áp đặt lệnh trừng phạt thứ cấp đối với Iran, vàng giảm xuống mức thấp nhất trong gần hai tuần, đồng tăng sau đợt bán tháo mạnh, cà phê giảm mạnh.
Nước nào tiêu thụ cá tra Việt Nam lớn nhất thế giới?
5 giờ trước
Xuất khẩu cá tra tăng vọt trong những tháng đầu năm. Trong đó, Mỹ và Trung Quốc là hai nước mua nhiều cá tra Việt Nam nhất, với sản phẩm chủ lực là phile cá đông lạnh.
Vừa gia nhập thị trường Trung Quốc chưa được bao lâu, đối thủ sầu riêng của Thái Lan, Việt Nam bất ngờ gặp khó, năng suất thấp nhất trong 1 thập kỷ
6 giờ trước
Tham vọng chiếm lĩnh thị trường sầu riêng Trung Quốc của quốc gia này đang đứng trước thách thức.

Tin cùng chuyên mục

Nhận xong lập tức trả lại Mỹ 2 món hàng trị giá 100 triệu USD, Trung Quốc gọi người bán là 'nạn nhân' của thuế quan Mỹ
2 ngày trước
Đại diện Bộ Thương mại Trung Quốc nói rằng hy vọng Mỹ sẽ lắng nghe tiếng nói của doanh nghiệp để tạo ra môi trường ổn định cho các hoạt động thương mại, đầu tư.
Ông Trump giảm nhẹ thuế quan cho ngành ô tô
2 ngày trước
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 29/4 ký hai sắc lệnh hành pháp nhằm điều chỉnh một phần chính sách thuế nhập khẩu gây tranh cãi đối với ngành sản xuất ô tô.
Lần đầu tiên lái thử được tặng xe thật giá 628 triệu, hãng xe Chipu là đại sứ "chơi lớn" thế nào ở VN?
28/04/2025 11:58
Khách hàng sẽ được tặng mẫu xe Coolray trị giá 628 triệu đồng xuất hiện trong bộ ảnh mới của Chipu.
Khách mua xe máy điện VinFast liên tục 'trúng lớn': Sạc pin miễn phí 1 năm - mẫu thấp nhất giá chỉ còn 14,9 triệu đồng
27/04/2025 09:22
Chương trình này sẽ áp dụng đết hết 31/5/2026.