Giám đốc điều hành IEA cảnh báo EU có thể chia rẽ sâu sắc vì tranh nhau tích cóp năng lượng cho mùa đông

25/09/2022 09:47
Ông Fatih Birol lo ngại về một viễn cảnh mất kiểm soát nếu các nước châu Âu chuyển sang hạn chế giao thương hoặc ngừng hợp tác với nhau.

Giám đốc điều hành Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) đã cảnh báo các nước châu Âu về cuộc tranh giành năng lượng trong mùa đông này có nguy cơ phá vỡ sự thống nhất của Liên minh châu Âu (EU) và gây ra bất ổn xã hội.

Ông Fatih Birol cho biết ông lo sợ một viễn cảnh mất kiểm soát nếu các nước châu Âu chuyển sang hạn chế giao thương hoặc ngừng hợp tác với các nước láng giềng, trong bối cảnh gia tăng lo ngại về tình trạng thiếu nhiên liệu trong mùa đông này.

Trong một cuộc phỏng vấn tại Diễn đàn Hành động Năng lượng Sạch Toàn cầu hôm 22/9 ở Pittsburgh, ông Birol cho biết “Năng lượng và nền kinh tế sẽ chịu những tác động rất xấu, nhưng chính trị mới bị ảnh hưởng nặng nhất. Nếu châu Âu thất bại trong thử thách về năng lượng, những ảnh hưởng có thể vượt ra ngoài lĩnh vực năng lượng”.

Các quốc gia châu Âu đã trở nên khó tính hơn, khi họ phải cố gắng duy trì sự thống nhất trong bối cảnh giá năng lượng tăng vọt đẩy châu lục này đến bờ vực suy thoái kinh tế. Nhưng cuộc khủng hoảng ngày càng gia tăng đã làm dấy lên lo ngại rằng một số quốc gia có thể cắt bớt các thỏa thuận phụ nguồn cung của Nga hoặc hạn chế xuất khẩu năng lượng sang các nước láng giềng.

Ông Birol, người đứng đầu cơ quan giám sát có trụ sở tại Paris và chủ yếu được các thành viên của OECD tài trợ, cho biết sẽ “có hai kịch bản” . Ông nói: “EU và các thành viên sẽ làm việc trong tinh thần đoàn kết, tương trợ lẫn nhau… hoặc một kịch bản khác sẽ xảy ra, nếu các quốc gia đều hướng đến lợi ích riêng”.

Các nước láng giềng Bắc Âu của Na Uy hồi tháng trước đã chỉ trích Oslo vì hành vi “ích kỷ”. Quốc gia này cân nhắc việc tạm dừng xuất khẩu điện, đồng thời lấp đầy các hồ thủy điện của mình.

Tuy nhiên, ông Andreas Bjelland Eriksen, Quốc vụ khanh Bộ Năng lượng và Dầu mỏ Na Uy, phủ nhận việc sẽ ngừng xuất khẩu. Ông trao đổi với tờ Financial Times rằng Na Uy chỉ đơn giản là “ưu tiên đổ đầy các hồ chứa vì lý do giống như châu Âu đang đổ đầy khí đốt dự trữ”.

EU đã vấp phải sự phản đối của Hungary và một số quốc gia thành viên khác khi họ gia tăng các biện pháp trừng phạt đối với Nga nhằm đáp lại cuộc xung đột tại Ukraine.

Ông Birol cũng cảnh báo châu Âu đừng quá hài lòng sau khi thành công xây dựng kho dự trữ khí đốt tự nhiên trước những tháng mùa đông, khi nhu cầu lên đến đỉnh điểm.

Ông cho biết, ngay cả khi châu Âu tránh được những “sự bất ngờ mang tính tiêu cực” về nguồn cung khí đốt, chẳng hạn như mùa đông lạnh hơn dự kiến, thì châu Âu vẫn sẽ phải chịu những hậu quả trong vài tháng tới. Chúng bao gồm cả suy thoái kinh tế và “thiệt hại đáng kể đối với ngân sách hộ gia đình”.

Giám đốc điều hành IEA dự đoán cuộc khủng hoảng ở châu Âu sẽ kéo dài đến năm 2023, do nguồn cung toàn cầu trì trệ và khả năng gia tăng cạnh tranh đối với khí đốt tự nhiên hóa lỏng từ Trung Quốc và các nhà nhập khẩu khác.

“Khi chúng tôi quan sát xung quanh, không có nhiều dự án khí đốt mới sắp ra mắt… Và các đường ống của Na Uy, Algeria, Azerbaijan đã gần đạt công suất tối đa. Đó sẽ là một giai đoạn đầy thử thách khác”, ông nói.

Nhưng ông Birol cũng cho rằng Moscow đã “thua trong cuộc đối đầu năng lượng” với châu Âu khi châu lục này tìm kiếm các nhà cung cấp thay thế.

Ông nói thêm rằng hầu hết khí đốt và dầu xuất khẩu của Nga đều đến châu Âu trước khi xung đột xảy ra, nhưng điều đó giờ đã kết thúc.

“Nga đã mãi mãi đánh mất một khách hàng tốt. Khách hàng này trả tiền đúng hạn và không tạo ra bất kỳ vấn đề chính trị nào”, ông Birol nói.

Người đứng đầu IEA đánh giá những nỗ lực xuất khẩu sang châu Á của Nga nhằm thay thế thị trường khí đốt của châu Âu: “Đây không phải bán hành ngoài chợ. Nước này sẽ phải xây dựng đường ống, cơ sở hạ tầng, logistics. Điều này sẽ mất ít nhất 10 năm”.

Nguồn: Financial Times

Tin mới

Siêu thị thắng lớn, chợ vắng hoe dịp lễ 30-4
4 giờ trước
Lượng khách mua sắm tại các siêu thị khu vực trung tâm TP HCM tăng cao trong dịp lễ 30-4, doanh thu nhiều hệ thống lớn kỳ vọng tăng hơn mức 20%-30% theo dự kiến
Không phải dầu thô hay khí đốt, châu Âu bất ngờ săn lùng một mặt hàng của Nga bất chấp lệnh trừng phạt, nhập khẩu tăng hơn 10 lần
5 giờ trước
Châu Âu đã nhập khẩu hơn 474.000 tấn mặt hàng này từ Nga trong tháng 1/2025 so với chỉ hơn 36 nghìn tấn vào một năm trước.
Thị trường ngày 2/5: Giá dầu tăng gần 2%, cà phê giảm hơn 4%, vàng thấp nhất trong hai tuần
5 giờ trước
Kết thúc phiên 1/5 giá dầu tăng gần 2% sau khi Tổng thống Mỹ đe dọa áp đặt lệnh trừng phạt thứ cấp đối với Iran, vàng giảm xuống mức thấp nhất trong gần hai tuần, đồng tăng sau đợt bán tháo mạnh, cà phê giảm mạnh.
Nước nào tiêu thụ cá tra Việt Nam lớn nhất thế giới?
7 giờ trước
Xuất khẩu cá tra tăng vọt trong những tháng đầu năm. Trong đó, Mỹ và Trung Quốc là hai nước mua nhiều cá tra Việt Nam nhất, với sản phẩm chủ lực là phile cá đông lạnh.
Vừa gia nhập thị trường Trung Quốc chưa được bao lâu, đối thủ sầu riêng của Thái Lan, Việt Nam bất ngờ gặp khó, năng suất thấp nhất trong 1 thập kỷ
7 giờ trước
Tham vọng chiếm lĩnh thị trường sầu riêng Trung Quốc của quốc gia này đang đứng trước thách thức.

Tin cùng chuyên mục

Nhận xong lập tức trả lại Mỹ 2 món hàng trị giá 100 triệu USD, Trung Quốc gọi người bán là 'nạn nhân' của thuế quan Mỹ
2 ngày trước
Đại diện Bộ Thương mại Trung Quốc nói rằng hy vọng Mỹ sẽ lắng nghe tiếng nói của doanh nghiệp để tạo ra môi trường ổn định cho các hoạt động thương mại, đầu tư.
Ông Trump giảm nhẹ thuế quan cho ngành ô tô
2 ngày trước
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 29/4 ký hai sắc lệnh hành pháp nhằm điều chỉnh một phần chính sách thuế nhập khẩu gây tranh cãi đối với ngành sản xuất ô tô.
Lần đầu tiên lái thử được tặng xe thật giá 628 triệu, hãng xe Chipu là đại sứ "chơi lớn" thế nào ở VN?
28/04/2025 11:58
Khách hàng sẽ được tặng mẫu xe Coolray trị giá 628 triệu đồng xuất hiện trong bộ ảnh mới của Chipu.
Khách mua xe máy điện VinFast liên tục 'trúng lớn': Sạc pin miễn phí 1 năm - mẫu thấp nhất giá chỉ còn 14,9 triệu đồng
27/04/2025 09:22
Chương trình này sẽ áp dụng đết hết 31/5/2026.