Giữa khủng hoảng Covid-19 ngành may mặc, H&M khẳng định Việt Nam vẫn là đối tác lâu dài quan trọng

17/09/2020 08:46
Đại diện thương hiệu thời trang Thụy Điển H&M nói với Nikkei Asian Review: "Mùa xuân năm nay, nhu cầu toàn cầu giảm đáng kể đã tác động đáng kể đến việc đặt hàng của chúng tôi với các nhà cung cấp ở tất cả các thị trường sản xuất, bao gồm cả Việt Nam".

Nikkei Asian Review đưa tin: Giữa bối cảnh đại dịch, Việt Nam đang kêu gọi các nhà sản xuất may mặc chuyển hướng sang đồ bảo hộ cá nhân, bao gồm khẩu trang, để bù đắp sự sụt giảm trong kim ngạch xuất khẩu, cũng như đầu tư nước ngoài vào chuỗi cung ứng dệt may địa phương.

Các công ty quần áo và giày dép đã chuyển dây chuyền sản xuất của họ sang Việt Nam trong nhiều năm trở lại đây, cắt giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc, tận dụng các hiệp định thương mại của Việt Nam. Đại dịch đã làm đình trệ xu hướng đó, gây ra sự gián đoạn. Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) - đại diện cho 450 công ty trong ngành - coi đây là cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất. 

Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam từ đầu năm đến ngày 20/8 đã giảm 13,7% so với cùng kỳ năm 2019. Xuất khẩu hàng dệt may cũng giảm 11,6%, sau khi đơn đặt hàng từ Mỹ và châu Âu giảm mạnh, theo Tổng cục Thống kê.

Sau Trung Quốc và Ấn Độ, Việt Nam là nước xuất khẩu hàng dệt may lớn thứ ba thế giới. Dệt may là một trong những lĩnh vực đã giúp Việt Nam thoát khỏi đói nghèo và trở thành một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới. Việt Nam đã xuất khẩu các lô hàng may mặc và dệt may trị giá tới 32,6 tỷ USD trong năm 2019 dưới các thương hiệu đa dạng như Walmart và Adidas.

Đại diện thương hiệu thời trang Thụy Điển H&M nói với Nikkei Asian Review: "Mùa xuân năm nay, nhu cầu toàn cầu giảm đáng kể đã tác động đáng kể đến việc đặt hàng của chúng tôi với các nhà cung cấp ở tất cả các thị trường sản xuất, bao gồm cả Việt Nam".

Chủ tịch VITAS Vũ Đức Giang cho biết: "Chưa bao các doanh nghiệp trong ngành dệt may Việt Nam phải chịu áp lực và sự thay đổi nhanh chóng như vậy. Mỗi ngày, mỗi tuần một khác".

Để tồn tại trong cuộc khủng hoảng COVID-19, Bộ Công thương cho biết Việt Nam phải "trở thành công xưởng sản xuất khẩu trang của thế giới".

Tuy nhiên, khu nhu cầu quần áo giảm, một số nhà máy đã chuyển sang mặt hàng khác. Theo Bộ Thương mại, ít nhất 50 công ty đang hoặc có kế hoạch sản xuất khẩu trang y tế. Một trong những công ty lớn nhất, TNG, thường cung cấp hàng cho những đối tác như Levi's, Tesco và Decathlon. Nhưng kể từ mùa xuân, công ty này đã xuất khẩu hàng triệu khẩu trang.

Frank Weiand, cố vấn về nội địa hóa chuỗi cung ứng tại Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ tại Hà Nội cho biết: "Rất nhiều công ty dệt may chuyển sang sản xuất khẩu trang, ít nhiều đã thành công".

Mặc dù khẩu trang là mặt hàng có giá trị thấp nhưng Chủ tịch VITAS cho biết chúng có tiềm năng xuất khẩu lớn vì chúng đang trở thành mặt hàng thiết yếu và phổ biến trên toàn thế giới. Các nhà sản xuất dệt may Việt Nam đang dồn lực vào sản xuất khẩu trang, với giả định rằng nhu cầu toàn cầu sẽ được duy trì vì việc đại dịch sẽ còn kéo dài.

Một cách khác khác để thích ứng trong tình hình này là áp dụng công nghệ mới, chẳng hạn như giao dịch online với các đối tác, ông nói. Lần đầu tiên các công ty dệt may Việt Nam thực hiện toàn bộ giao dịch kinh doanh thông qua WeChat, từ giới thiệu sản phẩm, đến đàm phán giá cả, ông Giang nói.

Ngân hàng Phát triển Châu Á kỳ vọng kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 1,8% trong năm nay, một trong số ít quốc gia có dự báo tăng trưởng dương. Tuy nhiên, dự báo đó thấp hơn nhiều so với mức tăng trưởng trên 7% trong năm 2019.

VITAS ước tính, các thành viên hiệp hội phụ thuộc tới 60% vào nguồn cung ứng từ nước ngoài, chủ yếu là từ Trung Quốc. Họ đang kỳ vọng giảm con số này xuống 30% bằng cách phát triển chuỗi cung ứng trong nước. Một trong những chiến lược của Hiệp hội là cung cấp dịch vụ tư vấn cho các công ty nước ngoài, khuyên họ đầu tư vào tất cả các khâu sản xuất chứ không chỉ may mặc.

Chiến lược thứ hai là vận động các công ty dệt may sản xuất "xanh", chẳng hạn như xử lý nước bị nhiễm thuốc nhuộm, bà Nguyễn Thị Tuyết Mai, Phó Tổng thư ký VITAS cho biết. Bà nói với Nikkei rằng một quy trình sản xuất sạch hơn sẽ thu hút các nhà sản xuất tiên tiến hơn thành lập nhà máy tại các khu công nghiệp địa phương.

Các doanh nghiệp và nhà phân tích cho rằng đầu tư nước ngoài sẽ tăng nếu Việt Nam có một chuỗi cung ứng lớn hơn và phát triển hơn, dù nhỏ hơn của Trung Quốc.

"Tuy nhiên, khi các công ty dệt may tiếp tục đầu tư, họ sẽ tiếp tục rời khỏi Trung Quốc đại lục, cũng như Đài Loan và Hàn Quốc, để tiết kiệm chi phí", ông Giang nói. "Chẳng hạn, mức lương tối thiểu ở Việt Nam là 140 USD một tháng, chưa bằng một nửa chi phí ở Trung Quốc".

Việt Nam cũng có nhiều thỏa thuận thương mại nhất trong tất cả các nước Đông Nam Á, bao gồm CPTPP và EVFTA.

H&M cho biết họ phải "linh hoạt vì những bất ổn" trong đại dịch nhưng Việt Nam vẫn là một đối tác lâu dài quan trọng. "Điều đó thể hiện rằng, chúng tôi không có kế hoạch thay đổi chiến lược tìm nguồn cung ứng của mình trong tương lai", nó nhấn mạnh.

Ông Giang nói rằng đại dịch đang khiến các công ty toàn cầu nhận ra rằng họ cần phải đa dạng hóa, bao gồm cả việc chuyển dịch sang Việt Nam. "Ngay cả khi không có đại dịch này, họ vẫn muốn di dời", ông nói trong cuộc họp báo ở Thành phố Hồ Chí Minh, "nhưng với Covid-19, họ sẽ chịu áp lực sẽ phải di dời nhanh hơn".

Tin mới

Bên trong cơ sở sản xuất nước hoa giả ‘Made in Dubai’
4 giờ trước
Nước hoa được pha chế từ các loại hóa chất, theo cách thủ công bằng cách cho vào 1 nồi lớn, sau đó dùng máy đánh trứng đánh lên cho các dung dịch hòa quyện vào nhau. Sau đó bơm vào các chai nhỏ có dung tích từ 10-50 ml. Các chai, lọ nước hoa sẽ được dán nhãn mác, vỏ hộp có in giả xuất xứ “Made in Dubai (UAE)”, mã vạch… và bán ra thị trường.
1 công ty làm món bánh dân dã của Việt Nam, xuất khẩu thu về hàng trăm tỷ đồng: Chinh phục cả Mỹ, Nhật
4 giờ trước
Loại bánh bình dị của người Việt Nam đã chinh phục được nhiều thị trường khó tính, mang về doanh thu hàng trăm tỷ đồng.
Giá điện 2.204 đồng 1 kWh, mỗi nhà tốn thêm bao nhiêu?
4 giờ trước
Bên cạnh giá điện tăng, có một chính sách này nhằm giảm bớt gánh nặng chi phí điện cho các hộ khó khăn.
Vừa mới ra mắt, iPhone mới nhất của Apple đã giảm giá tiền triệu
4 giờ trước
Dù mới vừa ra mắt tại thị trường Việt Nam, mẫu iPhone mới nhất hiện nay của Apple là iPhone 16e đã có mức giảm đáng kể.
Thế giới nhiếu biến động, giá vàng tuần tới sẽ thế nào?
5 giờ trước
Theo dự báo của các chuyên gia, giá vàng tuần tới sẽ có những diễn biến khó lường khi phụ thuộc vào tình hình bất ổn định trên thế giới.

Tin cùng chuyên mục

Nghịch lý giá ô tô nhập khẩu
22 giờ trước
Các nhà phân phối hưởng lợi lớn, người tiêu dùng chịu thiệt khi thị trường ô tô thiếu cạnh tranh và minh bạch về giá
Chuyên gia chỉ cách đặt mật khẩu không lo hacker bẻ khóa, ai cũng nên biết
2 ngày trước
Các tin tặc có thể tận dụng trí tuệ nhân tạo để dò tìm mật khẩu tài khoản trực tuyến của người dùng trong chớp mắt. Vậy phải đặt mật khẩu như thế nào để bảo vệ an toàn cho tài khoản của bạn?
Không thể không đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng
2 ngày trước
Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính, nếu chúng ta tiếp tục khuyến khích, không đánh thuế xăng thì sẽ rất khó khăn thay đổi hành vi.
Đề xuất không áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hòa nhỏ, giảm mức tăng thuế xe pick-up
2 ngày trước
Máy điều hoà có công suất nhỏ hơn 18.000 BTU và trên 90.000 BTU dự kiến sẽ không bị áp thuế, trong khi mặt hàng xăng vẫn bị áp thuế tiêu thụ đặc biệt.