Giúp ngư dân không trở thành “ngư tặc”

16/11/2017 07:19
Mới đây, Liên minh châu Âu EU vừa chính thức áp dụng biện pháp rút thẻ vàng đối với hải sản Việt Nam vì tình trạng ngư dân đánh bắt bất hợp pháp, xâm phạm vùng biển các nước. Trước thực trạng trên, các ngành chức năng ở đồng bằng sông Cửu Long ĐBSCL đang quyết liệt thực hiện nhiều giải pháp nhằm tuyên truyền, thay đổi nhận thức của ngư dân. Ngư tặc tận diệt thủy sản ở phá Tam Giang, dân điêu đứngTrắng đêm cùng “ngư tặc”

Vi phạm vì… lợi ích kinh tế

Thực tế, chúng ta đã có nhiều hội nghị phổ biến giáo dục pháp luật cho ngư dân về tác hại của hành vi đánh bắt thủy sản bất hợp pháp trên vùng biển các nước khác; nhưng hiện nay tình trạng này vẫn còn phức tạp. Tại khu vực ĐBSCL, vi phạm nhiều nhất là ngư dân các tỉnh Cà Mau, Kiên Giang…

giup ngu dan khong tro thanh “ngu tac” hinh anh 1

  Tàu cá hoạt động tại cửa biển Sông Đốc (huyện Trần Văn Thời, Cà Mau). Ảnh: T.A

Kinh tế biển là tiềm năng lớn của vùng ĐBSCL với lợi thế 750km bờ biển; 8/13 tỉnh, thành tiếp giáp biển cùng với khoảng 360.000 km2 vùng biển chủ quyền Việt Nam. Chính vì vậy, ngành chức năng các tỉnh trong vùng đang tăng cường các giải pháp cải thiện tình hình khai thác; mở các lớp đối thoại, nâng cao ý thức ngư dân.

Theo ngành chức năng các tỉnh ĐBSCL, nguyên nhân chính để ngư dân vi phạm khai thác trên biển là do lợi ích kinh tế, nguồn lợi thủy sản vùng biển Việt Nam đang giảm. Cơ chế pháp lý chưa đủ để răn đe so với lợi ích kinh tế của người dân. Ngoài ra, một số ngư dân vẫn còn mập mờ về vùng biển “chồng lấn” của Indonesia, Malaysia…

Theo Chi cục Thủy sản tỉnh Cà Mau, từ đầu năm đến tháng 10, có 9 vụ/14 phương tiện, với 75 người khai thác đánh bắt hải sản bị lực lượng hải quân nước ngoài bắt giữ.

Tại Bạc Liêu, toàn tỉnh có 1.143 phương tiện đánh bắt hải sản, trong đó có 553 tàu đánh bắt xa bờ, phần lớn là các tàu dưới 90 CV. Tính đến nay đã có 1 tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài. Tháng 8 vừa qua, 4 tàu cá Kiên Giang bị phát hiện xâm phạm vùng biển Malaysia để đánh bắt hải sản trái phép.

Ông Nguyễn Việt Triều - Phó chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Cà Mau cho biết: “Tàu cá hoạt động hợp pháp thì khi khai thác phải có đăng ký, đăng kiểm, sự kiểm soát của biên phòng; đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trên tàu; hoạt động đúng ngành nghề cho phép, không khai thác trên vùng biển nước ngoài… Nhìn chung tình trạng tàu cá vi phạm vẫn tương đối nhiều”.

Thay đổi ý thức ngư dân

 “Thực tế, ngư dân vẫn còn tâm lý giấu toạ độ, giấu bãi, bài toán đặt ra là làm sao là thay đổi tâm lý này. Tới đây, Cà Mau sẽ phối hợp với các cơ quan viễn thông, đài duyên hải… nhằm đặt hàng chế tạo các thiết bị giám sát hành trình đảm bảo được tính năng đầu tiên là không cố ý tắt nguồn được, phát tín hiệu 24/24” - ông Triều thông tin.

Theo Chi cục Thủy sản tỉnh Cà Mau, từ đầu năm tới nay đã tổ chức 8 lớp tập huấn, tuyên truyền về ranh giới biển, quy định của các nước lân cận khi tàu cá Việt Nam vi phạm vào vùng biển của họ; tuyên truyền về xử lý vi phạm của Việt Nam.

Ông Trần Xí Khuôl - Phó chi cục Trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Bạc Liêu cho biết: “Hiện nay, nhà máy mua thủy sản ở cơ sở nào thì cơ sở đó phải xác nhận được tàu cá không khai thác bất hợp pháp, và phải biết tọa độ khai thác. Đồng thời, bà con cần có nhật ký khai thác thể hiện rõ tọa độ, mặt hàng khai thác”.

Hiện tỉnh Kiên Giang là địa phương dẫn đầu cả nước về số lượng tàu cá, với hơn 10.000 chiếc. Để nâng cao hiệu quả của nghề khai thác hải sản, tỉnh đang triển khai thực hiện tổ chức lại sản xuất trong khai thác và chương trình bảo vệ, phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2020; xây dựng trung tâm nghề cá lớn tỉnh Kiên Giang gắn với ngư trường Tây Nam Bộ. 

Tin mới

Siêu thị thắng lớn, chợ vắng hoe dịp lễ 30-4
5 giờ trước
Lượng khách mua sắm tại các siêu thị khu vực trung tâm TP HCM tăng cao trong dịp lễ 30-4, doanh thu nhiều hệ thống lớn kỳ vọng tăng hơn mức 20%-30% theo dự kiến
Không phải dầu thô hay khí đốt, châu Âu bất ngờ săn lùng một mặt hàng của Nga bất chấp lệnh trừng phạt, nhập khẩu tăng hơn 10 lần
5 giờ trước
Châu Âu đã nhập khẩu hơn 474.000 tấn mặt hàng này từ Nga trong tháng 1/2025 so với chỉ hơn 36 nghìn tấn vào một năm trước.
Thị trường ngày 2/5: Giá dầu tăng gần 2%, cà phê giảm hơn 4%, vàng thấp nhất trong hai tuần
5 giờ trước
Kết thúc phiên 1/5 giá dầu tăng gần 2% sau khi Tổng thống Mỹ đe dọa áp đặt lệnh trừng phạt thứ cấp đối với Iran, vàng giảm xuống mức thấp nhất trong gần hai tuần, đồng tăng sau đợt bán tháo mạnh, cà phê giảm mạnh.
Nước nào tiêu thụ cá tra Việt Nam lớn nhất thế giới?
7 giờ trước
Xuất khẩu cá tra tăng vọt trong những tháng đầu năm. Trong đó, Mỹ và Trung Quốc là hai nước mua nhiều cá tra Việt Nam nhất, với sản phẩm chủ lực là phile cá đông lạnh.
Vừa gia nhập thị trường Trung Quốc chưa được bao lâu, đối thủ sầu riêng của Thái Lan, Việt Nam bất ngờ gặp khó, năng suất thấp nhất trong 1 thập kỷ
7 giờ trước
Tham vọng chiếm lĩnh thị trường sầu riêng Trung Quốc của quốc gia này đang đứng trước thách thức.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

36.983.960 VNĐ / tấn

169.00 JPY / kg

0.06 %

+ 0.10

Đường

SUGAR

9.834.631 VNĐ / tấn

17.16 UScents / lb

1.72 %

- 0.30

Cacao

COCOA

227.283.028 VNĐ / tấn

8,743.00 USD / mt

1.62 %

- 144.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

229.211.092 VNĐ / tấn

399.94 UScents / lb

1.62 %

+ 6.37

Gạo

RICE

15.146 VNĐ / tấn

12.81 USD / CWT

1.08 %

- 0.14

Đậu nành

SOYBEANS

9.982.683 VNĐ / tấn

1,045.10 UScents / bu

0.47 %

+ 4.90

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.472.054 VNĐ / tấn

295.65 USD / ust

0.42 %

+ 1.25

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Sầu riêng loạn giá, xuất khẩu giảm sâu
8 giờ trước
Giá sầu riêng ở vùng trồng giảm sâu nhưng giá bán lẻ nội địa vẫn ở mức cao và chênh lệch giữa nhiều điểm bán
Mỹ săn nghìn tấn 'vàng xanh' của Việt Nam: thuế nhập khẩu 0%, Việt Nam là ông trùm đứng thứ 5 thế giới
8 giờ trước
Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn thứ 6 của Việt Nam ở mặt hàng này.
Nắng nóng, cam sành "giải cứu" tăng giá
12 giờ trước
Tại TP HCM, cam sành bán dọc nhiều tuyến đường trương bảng giải cứu bất ngờ tăng giá
Vải Tây Nguyên đầu mùa giá cao đến khó tin
1 ngày trước
Là loại quả chỉ có theo mùa nên quả vải đầu mùa có giá cao ngất, hơn cả sầu riêng