Góc nhìn khác về nâng hạng thị trường

17/05/2019 16:48
Việc được nâng hạng là một kết quả có lẽ thuần túy kỹ thuật, không đồng nghĩa với một thị trường/nền kinh tế đang có những chuyển biến/tăng trưởng tích cực. Điều này chỉ nói lên tính có thể đầu tư (investibility) của một thị trường đã đạt tiêu chuẩn quốc tế.

Tháng 5 bắt đầu bằng những lo ngại mơ hồ hàng năm "Sell in May" và cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đột nhiên trở nên xấu đi sau vài dòng tweet. Trong nước, giá xăng tăng hơn 3.000 và giá điện tăng hơn 8% nhưng lạm phát cũng vẫn đang thấp hơn rất nhiều so với mục tiêu điều hành của Chính phủ.

Khi những điều đó dần qua đi, dường như mọi thông tin lại tập trung vào những điều thiết thực hơn, như Quốc hội sẽ bắt đầu họp từ 20/5 trong đó có bàn về dự thảo sửa đổi Luật chứng khoán. Sau đó, MSCI sẽ tiến hành tái cấu trúc lại nhóm các chỉ số thị trường cận biên (với hy vọng Việt Nam được tăng tỷ trọng) vào cuối tháng 5; và đến tháng 6 thì tiến hành xem xét đánh giá phân loại thị trường hàng năm với hy vọng Việt Nam được vào danh sách chờ (watch list) để được nâng hạng lên thị trường mới nổi.

Sửa Luật chứng khoán là điều nhà đầu tư quan tâm nhưng điều quan tâm nhiều hơn tới những định hướng rõ ràng để xử lý vấn đề tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại doanh nghiệp niêm yết - một yếu tố quan trọng cần thay đổi để Việt Nam được nâng hạng lên thị trường mới nổi.

Góc nhìn khác về nâng hạng thị trường - Ảnh 1.

Việc nâng hạng chỉ nói lên tính có thể đầu tư của một thị trường đã đạt tiêu chuẩn quốc tế.Ảnh: Liên Hương.

Trong dự thảo Luật chứng khoán sửa đổi bản mới nhất thì các vấn đề liên quan đến sở hữu nước ngoài được giao cho Chính phủ hướng dẫn, có nghĩa là trong Luật sẽ không có một thông tin cụ thể nào.

Gần đây, các giải pháp mang tính kỹ thuật như phát hành chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết (NVDR – Non Voting Depository Receipt) hay chứng quyền có đảm bảo (covered warrants) cho các cổ phiếu hết room được coi là những mô hình có thể giúp cải thiện tính có thể đầu tư trong con mắt của các nhà đầu tư nước ngoài.

Tuy nhiên, NVDR cũng là một giải pháp khó, khi cơ chế hiện tại không cho phép các sở thành lập công ty con để phát hành NVDR. Quan trọng hơn, chính MSCI cũng có các quan điểm không quá tích cực về NVDR với mô hình của Thái Lan. Đơn vị chuyên xây dựng chỉ số này đã thay đổi cách tính FIF (Foreign Inclusion Factor) đối với thị trường Thái Lan theo hướng với các công ty mà có hạn chế trong việc phát hành NVDR (ví dụ như ngân hàng không được phát hành NVDR quá 25% số cổ phiếu đang lưu hành) thì việc tính toán sẽ phải tính theo tỷ lệ tương ứng. Đồng thời, nếu cổ phiếu có tỷ lệ room nước ngoài còn lại thấp thì ngay cả khi có thanh khoản tốt trong giao dịch NVDR thì cũng nên bị loại, MSCI nêu quan điểm.

Ngoài ra, NVDR là một vấn đề thú vị nhưng không phải là một giải pháp hữu hiệu để giải quyết vấn đề sở hữu nước ngoài. Bởi lẽ nếu triển khai trong thực tế thì Việt Nam (cũng giống như Thái Lan) vẫn phải đưa ra các hạn chế theo ngành như ngân hàng, các doanh nghiệp bất động sản, phân phối, cơ sở hạ tầng... nên tác dụng không nhiều.

Đồng thời, việc được nâng hạng là một kết quả có lẽ thuần túy kỹ thuật, không đồng nghĩa với một thị trường/nền kinh tế đang có những chuyển biến/tăng trưởng tích cực. Điều này chỉ nói lên tính có thể đầu tư của một thị trường đã đạt tiêu chuẩn quốc tế.

Ví dụ trong các quốc gia được nâng hạng từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi trong thời gian vừa qua, có nhiều quốc gia như Pakistan, Argentina đã trải qua khủng hoảng kinh tế trong thời gian chính thức được nâng hạng, bao gồm cả vỡ nợ, xin cứu trợ từ Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), hay đồng tiền nội tệ mất giá ở mức hàng chục phần trăm một năm.

Ngay như trường hợp Argentina, nhiều nhà đầu tư tổ chức lớn đã kiến nghị MSCI xem xét việc nâng hàng nhưng cuối cùng quốc gia Nam Mỹ này vẫn được lên nhóm các thị trường mới nổi do MSCI cho rằng những biến động mang tính thị trường là các nhân tố không được tính tới và việc không nâng hạng giữa chừng chỉ xảy ra khi một quốc gia tiến hành các biện pháp kiểm soát thắt chặt dòng vốn.

Vậy nên, với khả năng còn ở lại nhóm thị trường mới nổi một thời gian nữa, có lẽ nhà đầu tư sẽ vui với việc nếu Argentina và Kuwait được nâng hạng và tỷ trọng của Việt Nam trong chỉ số MSCI Frontier Market 100 có thể tăng từ 18% lên 30% vào năm sau.

Ngoài ra, dù chưa kỳ vọng nâng hạng sớm, nhưng biết đâu với việc hiện không còn một ứng cử viên sáng giá hơn trong nhóm thị trường mới nổi, thì Việt Nam vẫn là một ứng cử viên sáng giá được vào danh sách chờ nâng hạng.


Tin mới

Siêu thị thắng lớn, chợ vắng hoe dịp lễ 30-4
40 phút trước
Lượng khách mua sắm tại các siêu thị khu vực trung tâm TP HCM tăng cao trong dịp lễ 30-4, doanh thu nhiều hệ thống lớn kỳ vọng tăng hơn mức 20%-30% theo dự kiến
Không phải dầu thô hay khí đốt, châu Âu bất ngờ săn lùng một mặt hàng của Nga bất chấp lệnh trừng phạt, nhập khẩu tăng hơn 10 lần
57 phút trước
Châu Âu đã nhập khẩu hơn 474.000 tấn mặt hàng này từ Nga trong tháng 1/2025 so với chỉ hơn 36 nghìn tấn vào một năm trước.
Thị trường ngày 2/5: Giá dầu tăng gần 2%, cà phê giảm hơn 4%, vàng thấp nhất trong hai tuần
25 phút trước
Kết thúc phiên 1/5 giá dầu tăng gần 2% sau khi Tổng thống Mỹ đe dọa áp đặt lệnh trừng phạt thứ cấp đối với Iran, vàng giảm xuống mức thấp nhất trong gần hai tuần, đồng tăng sau đợt bán tháo mạnh, cà phê giảm mạnh.
Nước nào tiêu thụ cá tra Việt Nam lớn nhất thế giới?
2 giờ trước
Xuất khẩu cá tra tăng vọt trong những tháng đầu năm. Trong đó, Mỹ và Trung Quốc là hai nước mua nhiều cá tra Việt Nam nhất, với sản phẩm chủ lực là phile cá đông lạnh.
Vừa gia nhập thị trường Trung Quốc chưa được bao lâu, đối thủ sầu riêng của Thái Lan, Việt Nam bất ngờ gặp khó, năng suất thấp nhất trong 1 thập kỷ
3 giờ trước
Tham vọng chiếm lĩnh thị trường sầu riêng Trung Quốc của quốc gia này đang đứng trước thách thức.

Tin cùng chuyên mục

Cổ phiếu ORS chịu áp lực bán mạnh, thanh khoản tăng đột biến
20/03/2025 15:44
Kết phiên hôm nay (20/3), VN-Index giảm 0,7 điểm xuống 1.323,93 điểm. Thanh khoản giảm so với phiên hôm qua, giá trị khớp lệnh trên HoSE đạt khoảng 17.843,41 tỷ đồng.
Chân dung tỷ phú Phạm Nhật Vượng - Top 500 người giàu nhất thế giới
12/03/2025 16:18
Theo cập nhật mới nhất của Forbes, ông Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vingroup lọt top 500 người giàu nhất thế giới và giữ vững vị trí giàu nhất Việt Nam.
"Pháp sư Trung Quốc" lại gây sốc thế giới với sản phẩm AI mới, lần này cái tên là Manus
12/03/2025 03:40
Sau khi DeepSeek khuấy đảo cộng đồng công nghệ thế giới, Trung Quốc tiếp tục khiến dư luận quốc tế ngỡ ngàng với sự xuất hiện của Manus, một trí tuệ nhân tạo (AI) do startup Monica phát triển.
Sự sụp đổ của 1 startup xe điện Mỹ: Từng trị giá 30 tỷ USD, 'cháy' tiền mặt nên phải bán toàn bộ tài sản, founder tù tội
21/02/2025 03:06
Startup này bắt đầu rơi vào khủng hoảng sau khi người sáng lập Trevor Milton bị cáo buộc lừa dối các nhà đầu tư về hoạt động kinh doanh.