Góc tối của bức tranh lợi nhuận ngân hàng quý 2

05/08/2022 10:06
Thống kê đến nay đã có 9 ngân hàng ghi nhận lợi nhuận tăng trưởng âm trong quý II...

Báo cáo tài chính quý II cho thấy những gam màu khác nhau trong kết quả kinh doanh của các ngân hàng. Trong khi nhiều ngân hàng tăng trưởng mạnh thì cũng có không ít nhà băng sụt giảm lợi nhuận, thậm chí lỗ trong quý vừa qua.

Thống kê đến nay đã có 9 ngân hàng ghi nhận lợi nhuận tăng trưởng âm, 1 ngân hàng lỗ trong quý II. Cụ thể, NCB bất ngờ báo lỗ hơn 6 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm trước lãi 99 tỷ đồng, kéo lợi nhuận lũy kế 6 tháng đầu năm giảm 85% xuống còn 19 tỷ đồng và là ngân hàng có lãi bán niên thấp nhất hệ thống tính đến hiện tại.

Nguyên nhân chính khiến kết quả kinh doanh NCB suy yếu trong quý II đến từ việc ngân hàng tập trung tái cơ cấu khiến sụt giảm các nguồn thu chính như thu nhập lãi thuần (-24%) và thu nhập từ hoạt động dịch vụ (-66%) trong khi chi phí dự phòng lại tăng mạnh lên gấp 4,5 lần cùng kỳ năm trước.

Bên nhóm các ngân hàng sụt giảm lợi nhuận, OCB đứng đầu về tốc độ giảm khi lợi nhuận trước thuế đi lùi 35% xuống còn hơn 903 tỷ đồng. Lợi nhuận ngân hàng này giảm sâu do mảng chứng khoán đầu tư và chứng khoán kinh doanh bị lỗ, trong khi tăng trưởng lãi thuần của các hoạt động kinh doanh chủ chốt khác không đủ bù đắp trong khi chi phí hoạt động cũng tăng khá cao.

Lợi nhuận quý II của VPBank cũng đi xuống rõ khi kém 17% so với quý II/2021. Trong kỳ vừa qua, dù lãi thuần của ngân hàng vẫn tăng 5,8% nhưng việc phải tăng thêm 33% chi phí dự phòng rủi ro đã kéo giảm kết quả kinh doanh.

Danh sách sụt giảm lợi nhuận còn có sự góp mặt của một "ông lớn" tư nhân khác là Sacombank. Theo đó, nhà băng này kết thúc quý II với lợi nhuận trước thuế giảm 7% xuống còn 1.320 tỷ đồng. Lợi nhuận của Sacombank bị ảnh hưởng do tăng cường trích lập, xử lý hết phần lãi khoanh tồn đọng.

Khác với VPBank và Sacombank, lợi nhuận MSB giảm do không còn khoản thu đột biến từ hợp đồng phân phối bảo hiểm độc quyền (bancassurance) với Prudential Việt Nam như trong quý II/2021. Nếu loại trừ ảnh hưởng của nhân tố này, lợi nhuận thuế của MSB có thể tăng khá mạnh do các mảng kinh doanh chủ chốt đều diễn biến tích cực đi cùng việc cắt giảm được chi phí hoạt động và chi phí dự phòng rủi ro tín dụng.

Nhóm sụt giảm lợi nhuận còn có sự góp mặt của 5 cái tên khác là Nam A Bank (-14,2%), VietABank (-4,5%), VietCapitalBank (-2%), Bac A Bank (-2%), Saigonbank (-1%). Trong đó, Nam A Bank, Bac A Bank, Viet ABank và VietCapitalBank đều ghi nhận lãi thuần sụt giảm còn lợi nhuận Saigonbank suy yếu do phải tăng chi phí dự phòng rủi ro.

Giải trình về kết quả kinh doanh, VietABank cho biết lợi nhuận sau thuế quý II thấp hơn so với cùng kỳ là do quý II/2021 ghi nhận lợi nhuận cao từ hoạt động kinh doanh trái phiếu Chính phủ. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng ghi nhận lợi nhuận thuần từ xử lý bán một số tài sản nhận gán trừ nợ ở các giai đoạn trước trong quý II/2021. Ngoài ra, chi phí quản lý của quý II/2022 tăng so với cùng kỳ là do thời điểm quý II/2021 dịch bệnh Covid-19 phức tạp, ngân hàng đã tăng cường tiết giảm chi phí. Việc chi phí hoạt động tăng cũng làm giảm lợi nhuận thực hiện.

Trong khi đó, Nam A Bank lý giải lợi nhuận quý II giảm chủ yếu do chi phí hoạt động tăng theo định hướng, lộ trình và kế hoạch kinh doanh trọng điểm trong năm 2022. Theo đó, ngân hàng sẽ tập trung vào hoạt động bán lẻ, chiến lược mở rộng mạng lưới, phát triển các điểm giao dịch số theo chủ trương cấp phép mở rộng mạng lưới từ Ngân hàng Nhà nước.

Góc tối của bức tranh lợi nhuận ngân hàng quý 2 - Ảnh 1.

Nhìn chung, có hai nguyên nhân chính khiến lợi nhuận các ngân hàng nói trên sụt giảm là do tăng chi phí dự phòng rủi ro và lãi thuần tại các mảng kinh doanh chính tăng trưởng thấp, thậm chí đi lùi.

Trong đó, thu từ lãi của nhiều ngân hàng đã có dấu hiệu chững lại trong bối cảnh cạn ''room'' tín dụng và Ngân hàng Nhà nước vẫn chưa cấp thêm hạn mức tăng trưởng. Ngoài ra, việc tăng lãi suất huy động để thu hút tiền gửi cũng làm biên lợi nhuận cho vay của các nhà băng thu hẹp, qua đó ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập lãi thuần.

Mặt khác, Thông tư 14/2021 quy định về việc cơ cấu nợ hết hiệu lực vào cuối tháng 6 cũng khiến các nhà băng này phải tăng trích lập dự phòng, nhất là khi nguy cơ nợ xấu bất động sản và trái phiếu doanh nghiệp ngày càng hiện hữu.

https://cafef.vn/goc-toi-cua-buc-tranh-loi-nhuan-ngan-hang-quy-2-20220804152502633.chn

Tin mới

Nở rộ nghề 'bác sĩ' chuyên sửa Labubu
3 giờ trước
Cơn sốt búp bê nhồi bông Labubu góp phần tạo nên làn sóng nghề nghiệp mới tại Trung Quốc là làm "bác sĩ đồ chơi".
Quốc gia châu Á là 'vua trạm sạc xe điện': Nhiều gấp 9 lần Mỹ, chênh lệch hàng chục lần so với châu Âu, mạng lưới sạc siêu nhanh gây 'sốc'
2 giờ trước
Trung Quốc đã xây dựng thành công một hệ thống sạc khổng lồ.
Ma trận 16 xe giá 600-900 triệu đồng: Mitsubishi Destinator về Việt Nam 'chen chân' vào đâu?
23 phút trước
Giá bán của Mitsubishi Destinator khi về Việt Nam đang là vấn đề được nhiều người quan tâm.
Cận cảnh iPhone 17 Pro Max với màu sắc hoàn toàn mới
15 phút trước
Hình ảnh được cho là linh kiện cụm camera của iPhone 17 Pro và iPhone 17 Pro Max vừa rò rỉ, hé lộ 4 tùy chọn màu sắc mà Apple đang thử nghiệm cho dòng sản phẩm cao cấp sắp tới.
Hãng xe xây nhà máy 20.000 tỷ tại Việt Nam ra mắt mẫu SUV tiết kiệm xăng: chạy full nhiên liệu 1.500 km, thách thức Mazda CX-5
38 phút trước
Mẫu SUV mới có phạm vi hoạt động hoàn toàn bằng điện là 220 km và phạm vi hoạt động toàn diện là 1.500 km.

Tin cùng chuyên mục

Tỷ phú Jack Ma đạp xe dạo phố đêm, “bóc” giá xe mà choáng
21 giờ trước
Hình ảnh giản dị, gần gũi của tỷ phú Jack Ma trong một video được chia sẻ gần đây khiến nhiều người bất ngờ.
Đua nhau đổi xe máy xăng lấy xe điện, các hãng đem xe xăng đi đâu?
2 ngày trước
Nhiều người thắc mắc sau khi bên thu xe máy xăng với số lượng khá lớn, các hãng sẽ mang số xe này đi đâu?
Better Choice Awards 2024: Giải thưởng đã trao, sản phẩm giờ ra sao?
2 ngày trước
Giải xong không phải là hết: Những cái tên được vinh danh tại Better Choice Awards 2024 đang chứng minh rằng lựa chọn của người tiêu dùng, và hội đồng thẩm định, là hoàn toàn có cơ sở.
Nhộn nhịp thị trường xe điện
2 ngày trước
Những ngày qua, thị trường xe điện TPHCM dần sôi động, nhất là khi chính quyền thành phố quyết tâm hiện thực hóa mục tiêu chuyển đổi 400.000 xe máy xăng sang xe điện trong giai đoạn 2026 - 2030.