GS.TS. Hoàng Văn Cường: Có lẽ vàng là mặt hàng khá thông thường, nhà nước quản lý rất dễ

25/01/2024 16:04
Ngày 25/1, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức Tọa đàm "Giải pháp phát triển thị trường vàng an toàn và bền vững". Các chuyên gia đã kiến giải, luận bàn... về các giải pháp quản lý thị trường vàng.

Nghị định 24 phát huy trong thời điểm mà thị trường vàng có những lộn xộn

Phát biểu tại tọa đàm, GS.TS. Hoàng Văn Cường , Ủy viên Ủy ban Tài chính ngân sách của Quốc hội cho biết, trong những năm qua, thị trường vàng trong nước không liên thông với thị trường vàng thế giới.

Ông Cường nêu: Ví dụ trong nước giá cao, chúng ta nhập khẩu vào để cân bằng. Nếu trong nước giá thấp, thế giới giá cao, xuất khẩu ra để cân bằng. Nhưng đây không có quan hệ xuất nhập khẩu như thế. Như vậy, không có việc chúng ta cân bằng được giữa thị trường vàng trong nước và thế giới dẫn đến tình trạng thế giới có thể tăng một chút thì trong nước tăng rất cao. Như chúng ta biết, có những thời kỳ tăng đến 20 triệu một lượng. Điều này là rất phí lý. Điều này sẽ dẫn đến những hậu quả rất lớn. Đó là, người dân có nhu cầu sở hữu vàng, cất trữ vàng sẽ bị thiệt hại, phải mua vàng với một cái giá rất cao. Đồng thời, gây thiệt hại về mặt xã hội.

"Khi giá vàng trong nước và giá vàng thế giới chênh lệch nhiều đến như thế sẽ sinh lợi cho việc nhập lậu vàng. Chúng ta đều biết khi lợi nhuận càng cao, tình trạng buôn lậu sẽ diễn ra càng lớn. Nên tình trạng buôn lậu sẽ tăng lên khi chênh lệch giá cao. Buôn lậu tăng không thể nói chúng ta quản lý tốt thị trường vàng được, thất thu thuế, không tạo ra một thị trường cạnh tranh minh bạch, bình đẳng. Và đã buôn lậu thì sẽ vẫn có tình trạng thất thoát về ngoại tệ.Chúng ta không quản lý được ngoại tệ cũng có thể dẫn đến chuyện quản lý tỷ giá", ông Cường nói.

Nêu quan điểm, ông Nguyễn Thế Hùng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam cho hay, theo thông lệ quốc tế, vàng là một loại hàng hóa. Và quy định có hai loại vàng là vàng vật chất và vàng phi vật chất. Vàng vật chất bao gồm vàng thỏi, vàng miếng, đồng tiền vàng, trang sức. Còn vàng phi vật chất bao gồm vàng tài khoản và các chứng chỉ về vàng được giao dịch rất thông dụng trên thị trường. Trong Nghị định 24/2012/NĐ-CP chỉ đề cập đến vàng vật chất, đặc biệt vàng miếng được chọn là thương hiệu quốc gia và được Nhà nước độc quyền sản xuất và kinh doanh.

Trên thế giới, theo khảo sát của Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam khẳng định rất rõ, các nước trên thế giới, kể cả các nền kinh tế lớn, các ngân hàng Trung ương không quản lý trực tiếp về kinh doanh vàng bởi họ quan niệm vàng là một loại hàng hóa thông thường. Tại các nước trong khu vực như Singapore, Thái Lan thì có Bộ Thương mại hoặc Bộ Công thương, Bộ Kinh tế quản lý. Ngân hàng Nhà nước chỉ quản lý về ngoại hối, điều tiết các dòng tiền ngoại tệ. Và các ngân hàng Trung ương ở các nước chỉ có vai trò dự trữ quốc gia, điều phối vàng như là một tài sản để dự trữ quốc gia. Đây là một công cụ để bảo đảm an ninh tiền tệ. Như vậy, ngân hàng Trung ương ở các nước không trực tiếp quản lý vàng. Chính vì thế, vai trò như là ngân hàng Trung ương trong Nghị định 24 phát huy trong thời điểm mà thị trường vàng có những lộn xộn. Đến bây giờ, việc duy trì việc độc quyền SJC sẽ dẫn đến sự chênh lệch rất lớn về giá vàng , mà thực tế đã chứng minh như vậy.

"Ở Việt Nam, người dân coi vàng như là một phương tiện để tích trữ và phòng ngừa lạm phát, rủi ro. Nhưng chúng ta cũng thấy, đến bây giờ, giá trị đồng tiền Việt Nam rất ổn định; tỷ giá cũng rất ổn định. Chính vì thế người dân không dùng vàng để làm phương tiện thanh toán và không có khái niệm "vàng hóa". Bây giờ trên thị trường, không ai sử dụng vàng làm phương tiện thanh toán nữa. Vì thế, nếu chúng ta không khuyến khích người dân tích trữ vàng miếng nữa, theo chủ trương của Nhà nước là tập trung vào sản xuất trang sức để tăng giá trị thặng dư, tập trung vốn vào sản xuất và xuất nhập khẩu, thì phải xem xét lại cách thức quản lý thị trường vàng hiện nay. Nếu chúng ta quan niệm giống như các nước trên thế giới, vàng là một loại hàng hóa thì Ngân hàng Nhà nước không quản lý trực tiếp thị trường vàng nữa", ông Hùng nói.

Các chuyên gia nêu giải pháp phát triển thị trường vàng an toàn và bền vững

Chuyên gia kinh tế Trần Thọ Đạt thừa nhận, Nghị định 24 cũng đã có những thành công rất lớn trong việc ngăn chặn cũng như chấm dứt tình trạng vàng hóa trong nền kinh tế Việt Nam 12 năm qua. Còn tác động của giá vàng đối với sự an toàn thị trường tài chính, đặc biệt là biến động đến các biến số kinh tế vĩ mô thì theo số liệu của ông Đạt, trong 12 năm qua, mức độ tương quan biến động của giá vàng so với các biến số kinh tế vĩ mô khác, cụ thể là biến động của tỷ giá, biến động của lạm phát, là rất thấp. Mức độ tương quan chỉ ở mức 0,1 và 0,2, thậm chí có lúc là tương quan âm (-).

Theo ông Đạt, đây là kết quả rất đáng ghi nhận của Nghị định 24 trong việc góp phần ổn định an toàn của nền tài chính quốc gia, ổn định các biến số của nền kinh tế vĩ mô. Vấn đề cần quan tâm ở đây là sự chênh lệch giữa vàng miếng SJC với giá vàng quốc tế hiện nay đang ở mức rất cao. Nguyên tắc là phải điều hành theo cơ chế thị trường, phải khơi thông cung - cầu. Và đặc biệt, thị trường vàng trong nước phải liên thông, bảo đảm phù hợp với biến động của giá vàng thế giới.

"Vấn đề là cách làm hiện nay như thế nào. Tôi cho rằng, về điều hành theo cơ chế thị trường, tức là chúng ta cần phải làm cho cung - cầu gần nhau theo hướng không chênh lệch giữa giá vàng thế giới so với giá vàng trong nước. Theo tôi, nếu Ngân hàng Nhà nước tiếp tục phải độc quyền vàng miếng SJC thì cần gia tăng Quỹ dự trữ vàng và sẵn sàng tăng cung vàng miếng một khi giá vàng SJC cao hơn bất thường so với giá vàng thế giới để bình ổn giá", vị chuyên gia kinh tế này cho hay.

Nêu giải pháp, GS.TS Hoàng Văn Cường cho rằng, trong tình hình hiện nay, rất cần có sự thay đổi về phương thức quản lý. Theo ông Cường, chắc chắn chúng ta phải nghĩ đến chuyện thay đổi, sửa đổi quy định Nghị định số 24/2012/NĐ-CP theo hướng, không nhất thiết phải độc quyền nhà nước về một thương hiệu vàng.

"Có lẽ vàng là một hàng hóa khá thông thường, mọi người đều có thể sử dụng và nhà nước quản lý mặt hàng này rất dễ, không nhất thiết phải độc quyền. Tôi cho rằng phải xem lại xem có nhất thiết phải độc quyền hay không. Chúng ta có thể cho nhiều doanh nghiệp tham gia vào quá trình sản xuất vàng miếng để đáp ứng nhu cầu của người dân", ông Cường đề xuất.

Yếu tố nữa là cần có liên thông giữa thị trường trong nước và quốc tế. Theo ông Cường, không phải cứ duy trì một cơ chế như trước đây là cấp phép, cấp quota theo dạng "xin-cho" mà có thể sử dụng các công cụ tài chính để điều tiết quan hệ xuất nhập khẩu vàng. Đông thời, phải quản lý để tránh tình trạng ồ ạt dùng ngoại tệ nhập vàng vào cho mục đích khác, làm mất cân đối ngoại tệ, mất khả năng điều hành tỷ giá.

Việc lập sàn giao dịch vàng theo ông Cường, rất cần tính đến. Tất nhiên, vàng là hàng hóa đặc biệt, không phải hàng hóa thông thường nên cần tính tới phương thức quản lý như thế nào. Những năm trước đây có tình trạng nhiều cá nhân, tổ chức giao dịch sàn vàng quốc tế, rủi ro xảy ra rất nhiều. Giao dịch vàng cần nghiệp vụ rất sâu, không phải ai cũng tham gia được, nếu không cẩn trọng, có thể xảy ra khủng hoảng, thiệt hại cho dân.

"Tôi cho rằng, chúng ta cần tính tới mô hình sàn vàng như thế nào, có lẽ không phải mô hình như bán hàng hóa thông thường, ai mua cũng được mà phải đưa vào từng cấp độ, ví dụ, sàn sơ cấp, chỉ có một số nhà kinh doanh rất chuyên nghiệp mới giao dịch ở đó và thông qua liên thông quốc tế; còn sàn thứ cấp dành cho mua bán lẻ, có thể mua bán tự do trong nước, để chúng ta phòng ngừa rủi ro. Rồi khuôn khổ pháp lý như thế nào để kiểm soát, công nghệ thông tin để bảo đảm hàng hóa trên sàn… Đó là những vấn đề chúng ta cần quan tâm để tạo ra khung khổ pháp lý và điều kiện hoạt động để có thể phát triển lành mạnh cả thị trường vàng vật chất và thị trường vàng trên sàn", ông nói.

Tin mới

BCI Asia: Central -"Top 10 nhà thầu xây dựng hàng đầu Việt Nam năm 2024"
8 giờ trước
Nhà thầu xây dựng Central được Tổ chức Quốc tế BCI Asia Award 2024 vinh danh "Top 10 Nhà thầu Xây dựng Hàng đầu năm 2024" tại thị trường Việt Nam.
Apple suýt mất top 5 thị phần, các hãng điện thoại Trung Quốc đừng vội mừng
8 giờ trước
Apple đã tụt xuống vị trí thứ 5 về thị phần smartphone ở đất nước tỷ dân, đây chưa phải là "dấu chấm hết" cho Nhà Táo, nhưng CEO Tim Cook và cộng sự nên cẩn trọng.
Lý do người Việt 'chê' du lịch nội địa, đổ xô đi nước ngoài
8 giờ trước
Lượng khách đặt tour du lịch nước ngoài tăng mạnh, dẫn tới tình trạng "cháy vé" ở một số điểm đến cần xin visa như Nhật Bản, Hàn Quốc. Trong khi đó, du khách trong nước có xu hướng di chuyển bằng đường bộ như tàu hoả, ô tô cá nhân.
Xe Đức hãy dè chừng: CEO Xiaomi Lôi Quân xác nhận nhiều chủ xe sang Mercedes, BMW, Audi... đang chuyển sang xe điện Xiaomi
7 giờ trước
CEO Xiaomi đã chia sẻ những thông tin tích cực về mẫu xe điện SU7 tại Triển lãm ô tô Bắc Kinh.
Công nghệ sấy hiện đại từ Sasaki đồng hành cùng ngành nông sản Việt
6 giờ trước
Thương hiệu Sasaki tỏa sáng tại buổi kỷ niệm 65 năm ngành Khoa học và Công nghệ Việt Nam, với điểm nhấn là công nghệ sấy lạnh đa năng thông minh, tiên tiến, tiết kiệm năng lượng, cung cấp giải pháp sấy đa dạng cho nông sản, hải sản và dược liệu, cam kết ưu việt về hiệu suất và đồng hành phát triển ngành chế biến nông sản.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Vàng

GOLD

71.433.433 VNĐ / lượng

2,337.68 USD / toz

0.31 %

+ 7.22

Bạc

SILVER

830.917 VNĐ / lượng

27.19 USD / toz

-0.60 %

- -0.16

Đồng

COPPER

255.914.532 VNĐ / tấn

458.00 UScents / lb

1.07 %

+ 4.85

Bạch kim

PLATINUM

28.607.842 VNĐ / lượng

936.20 USD / toz

0.32 %

+ 3.00

Nickel

NICKEL

488.059.268 VNĐ / tấn

19,256.50 USD / mt

0.52 %

+ 99.50

Chì

LEAD

56.012.826 VNĐ / tấn

2,210.00 USD / mt

0.11 %

+ 2.50

Nhôm

ALUMINUM

65.086.397 VNĐ / tấn

2,568.00 USD / mt

0.18 %

+ 4.50

» Xem tất cả giá Kim loại

Tin cùng chuyên mục

Giá vàng hôm nay 27/4: Vàng trong nước tăng không ngừng sau đấu thầu
15 giờ trước
Giá vàng hôm nay ghi nhận tiếp tục tăng mạnh trong nước. Vàng SJC hiện đã vượt mốc 85 triệu đồng/lượng trong khi vàng nhẫn cũng vượt mốc 76 triệu đồng/lượng. Giá vàng miếng SJC ghi nhận liên tục tăng sau khi Ngân hàng Nhà nước tổ chức đấu thầu vàng lần 1 sau 11 năm dừng hoạt động này.
Thị trường ngày 27/4: Giá dầu và vàng tiếp đà tăng, đồng cao nhất 2 năm
16 giờ trước
Chốt phiên giao dịch ngày 26/4, giá dầu, vàng và sắt thép tiếp đà tăng, đồng cao nhất 2 năm, lúa mì cao nhất hơn 3 tháng, trong khi khí tự nhiên, cao su, ca cao, đường, cà phê, ngô và đậu tương... đồng loạt giảm.
iPhone 16 Pro sẽ "hồi sinh" màu hồng huyền thoại, nhìn "sương sương" đã thấy đẹp không tì vết
17 giờ trước
Hình ảnh cho thấy chiếc iPhone 16 Pro màu hồng lại khiến cộng đồng người hâm mộ Apple "đứng ngồi không yên".
Cập nhật giá vàng hôm nay 26/4: Vàng miếng SJC tăng như "lên đồng", vượt 85 triệu đồng/lượng
1 ngày trước
Giá vàng hôm nay 26/4: Giá vàng bất ngờ đảo chiều tăng phi mã so với mở phiên sáng. Vàng miếng SJC vượt mốc 85 triệu đồng/lượng, trong khi đó vàng nhẫn 9999 cũng vượt 76 triệu đồng/lượng.