Hai yếu tố giúp kinh tế Việt Nam vượt khủng hoảng Covid-19 nhanh hơn các nền kinh tế khác

14/07/2020 17:32
McKinsey & Company cho biết, Covid-19 đã gây ra rất nhiều cản trở cho đà tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Tuy nhiên, Việt Nam cũng là quốc gia có khả năng cao sẽ phục hồi nhanh nền kinh tế về mức tăng trưởng trước khủng hoảng.

So với các nền kinh tế ở châu Á và trên thế giới, Việt Nam có hai yếu tố giúp cho nền kinh tế có khả năng ứng phó với đại dịch. Yếu tố đầu tiên đó là Việt Nam đã thành công trong việc kiểm soát dịch bệnh. Trên thực tế, các báo cáo chỉ ra rằng đã hai tháng Việt Nam không có ca lây nhiễm mới trong cộng đồng.

Việt Nam chỉ đóng cửa nền kinh tế trong vòng ba tuần và đây cũng là quốc gia đầu tiên mở cửa nền kinh tế.

Yếu tố thứ hai đó là thị trường tiêu dùng ở Việt Nam. Trong vài năm qua, Việt Nam là một điểm sáng trong khu vực châu Á về triển vọng kinh tế. Tỷ lệ người dân gia nhập vào tầng lớp trung lưu ngày càng tăng, chi tiêu tăng dẫn đến sự bùng nổ trong thị trường tiêu dùng quốc gia. Kết quả là chi tiêu trong nước chiếm gần 70% GDP Việt Nam.

Rõ ràng là sự lây lan của đại dịch cũng như việc đóng cửa nền kinh tế là những yếu tố khiến người tiêu dùng mất niềm tin. Theo báo cáo của McKinsey & Company, vào tháng 4, hơn một nửa người tiêu dùng Việt Nam đã cắt giảm chi tiêu. Trong quý này, tăng trưởng GDP đã giảm xuống mức thấp nhất trong một thập kỷ. Tuy nhiên, điều may mắn là sự cắt giảm trong chi tiêu này thuộc về phần chi phí tuỳ ý (discretionary expense), phân khúc chỉ chiếm hơn một phần tư GDP.

Trong khi đó, chi tiêu cho các nhu yếu phẩm đóng góp hơn 40% GDP Việt Nam. Tỷ lệ chi này vẫn giữ vững trong suốt cuộc khủng hoảng và dự kiến sẽ tiếp tục duy trì ổn định trong thời gian tới. Bruce Delteil, đồng tác giá báo cáo và là đối tác văn phòng McKinsey tại Hà Nội cho biết: "Đây là một yếu tố cực kỳ quan trọng đối với nền kinh tế đất nước".

Cả hai yếu tố này giúp Việt Nam chiếm lĩnh nhiều ưu thế trong nền kinh tế hiện nay. Tuy nhiên, tăng trưởng của Việt Nam phụ thuộc vào hai khu vực kinh tế lớn: thương mại và du lịch. Điều này đồng nghĩa với việc rất khó để có thể kích thích tăng trưởng như trong giai đoạn trước khi đại dịch xảy ra, cho dù đại dịch đã lắng xuống trên toàn cầu.

Trong những năm gần đây, Việt Nam đang chú trọng tăng trưởng các ngành sản xuất, đặc biệt là trong phân khúc thâm dụng lao động (những ngành công nghiệp bao gồm: nhà hàng, khách sạn, nông nghiệp và khai thác mỏ). Sản xuất tại Việt Nam đã thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đáng kể, tỷ lệ thương mại so với GDP là cao nhất trong khu vực Đông Nam Á, cao hơn Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản và Anh.

Theo McKinsey, thời điểm này cuộc khủng hoảng đang tiếp tục đặt gánh nặng lên nền kinh tế của Việt Nam. Chuỗi cung ứng trên toàn cầu mất cân bằng, xuất khẩu của Việt Nam bị ảnh hưởng do nền kinh tế Trung Quốc cũng như các thị trường trọng điểm khác đều đang đóng cửa. Kết quả là trong ba tháng đầu năm nay, 21% vốn FDI vào Việt Nam giảm, các doanh nghiệp quốc tế đều hoãn các kế hoạch trước đó để ứng phó với các tình thế của cuộc khủng hoảng.

Chỉ khi thương mại quốc tế tăng tốc, Việt Nam mới có thể hoàn toàn phục hồi tốc độ tăng trưởng. Tuy nhiên, McKinsey chỉ ra rằng, nhiều yếu tố đã giúp ổn định nền kinh tế Việt Nam trong suốt cuộc khủng hoảng lần này. Tăng trưởng GDP quý I/2020 của Việt Nam đạt gần 4%, là mức tăng thấp nhất kể từ 2011 trở lại đây. Nhưng so với nhiều nền kinh tế khác, đây vẫn là một con số đầy hứa hẹn.

Thêm vào đó, khi nền kinh tế toàn cầu mở cửa, thị trường Việt Nam sẽ có vị thế tốt hơn trước. Trước khi khủng hoảng diễn ra, Trung Quốc đã rời khỏi ngành sản xuất thâm dụng lao động, khiến cho nền kinh tế các nước đang trong giai đoạn tìm kiếm các thị trường thay thế khác. Cuộc khủng hoảng và tác động của nó đối với chuỗi cung ứng của Trung Quốc đã đẩy cầu thị trường của nền kinh tế sang những khu vực khác.

Theo Deiteik, Việt Nam đã gặt hái được rất nhiều lợi ích từ sự thay đổi này do ngành công nghiệp sản xuất quốc gia đang phát triển mạnh mẽ. Sau cuộc khủng hoảng, thị trrường Việt Nam có thể sẽ chiếm một phần đáng kể trong khoảng trống mà Trung Quốc để lại. Đây là một dấu hiệu tăng trưởng tích cực của nền kinh tế Việt Nam trong tương lai. Một nền kinh tế mở sẽ làm cho doanh thu ngành du lịch của đất nước tăng cao. Tuy nhiên, điều này cũng phụ thuộc vào hành vi của người tiêu dùng đối với ngành du lịch và sự phát triển của ngành công nghiệp này ở Việt Nam.

Hiện tại thì Việt Nam vẫn phải chờ tới lúc đại dịch hoàn toàn kết thúc. Dự báo cho thấy hầu hết nền kinh tế trên toàn cầu sẽ tăng và hoạt động trở lại vào cuối năm nay. Tuy nhiên tăng trưởng nhanh sẽ tập trung diễn ra chủ yếu vào giữa năm 2021. Việt Nam sẽ có rất nhiều tiềm năng để phát triển và tăng cường kinh tế trong giai đoạn này với điều kiện đại dịch sẽ không bùng phát lại. Trên thực tế, Ngân hàng Phát triển châu Á, Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế đều dự đoán rằng Việt Nam có thể đạt tốc độ tăng trưởng lên tới 7% vào năm tiếp theo.

Tin mới

Quý I/2024, Việt Nam xuất siêu 8,08 tỷ USD
8 giờ trước
Theo số liệu Tổng cục Thống kê công bố sáng 29/3, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa quý I/2024 đạt 178,04 tỷ USD, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 17%; nhập khẩu tăng 13,9%. Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 8,08 tỷ USD.
Nguy cơ gạo Việt Nam bị cạnh tranh tại thị trường truyền thống
7 giờ trước
Theo Thương vụ Việt Nam tại Philipines, trong bối cảnh phụ thuộc khá lớn vào nguồn cung gạo từ Việt Nam nên Chính phủ Philipines đang tìm cách giảm sự phụ thuộc này thông qua việc đa dạng hóa nguồn cung, tìm đến những nhà cung ứng gạo tiềm năng khác Việt Nam mà trước đây họ cho rằng không có lợi thế. Điều này đã được Thương vụ Việt Nam tại Philipines nắm bắt thông tin, nhận định và cảnh báo tới các cơ quan bộ, ngành quản lý, xây dựng chính sách và doanh nghiệp trong nước.
Giảm được hơn 30% chi phí vận hành taxi, "khách sộp" của GSM chốt đơn thêm 2.500 ô tô điện VinFast, đặt mục tiêu thay thế 90% xe xăng
7 giờ trước
Đối tác đặt mua và thuê xe taxi điện của VinFast là công ty TNHH Đồng Thúy – đơn vị sở hữu thương hiệu Lado Taxi ở Lâm Đồng.
76 giây sản xuất ra một chiếc SU7, 27 phút mở bán đạt doanh số 50.000 xe - Đây là sự đáng sợ của một Xiaomi vừa 'chân ướt chân ráo' gia nhập thị trường ô tô điện
5 giờ trước
Ra mắt chậm hơn rất nhiều so với các đối thủ, chiếc SU7 của Xiaomi vẫn tạo được hứng thú với rất nhiều người.
Tình trạng xe Lexus LX 570, Range Rover giảm giá cả tỷ vẫn ế
5 giờ trước
Dù đã giảm 1 tỷ đồng để tìm khách hàng nhưng sau 3 lần đấu giá lô xe hạng sang như ô tô Lexus LX 570, Range Rover... vẫn chưa có người mua. Công an Hà Tĩnh dự kiến thẩm định lại và có thể giảm thêm 10% giá khởi điểm cho lần đấu giá tiếp theo.

Tin cùng chuyên mục

VPBank Technology Hackathon 2024 – sân chơi sáng tạo dành cho các tài năng công nghệ
10 giờ trước
VPBank Technology Hackathon 2024 là sân chơi công nghệ lớn và sáng tạo do VPBank phối hợp cùng đối tác Amazon Web Services (AWS) tổ chức. Chương trình hướng tới các tài năng công nghệ, đặc biệt là những tài năng trẻ tốt nghiệp các trường đại học nhóm ngành Công nghệ Thông tin và Khoa học Dữ liệu có thành tích học tập xuất sắc.
LPBank mở rộng hệ thống ngân hàng tự động AutoBank trên toàn quốc
10 giờ trước
Ngày 28/03, hệ thống ngân hàng tự động AutoBank được LPBank triển khai trên toàn quốc. So với hệ thống ATM đã trở nên rất phổ biến, hệ thống AutoBank sở hữu những tính năng vượt trội trong giao dịch, độ xác thực cao, an toàn và bảo mật, mang lại nhiều sự thuận tiện cho khách hàng.
Giá USD hôm nay 29/3: Lao dốc trên thị trường tự do
11 giờ trước
Giá USD hôm nay 29/3: Đồng bạc xanh giao dịch trên mức 104, chờ dữ liệu kinh tế mới. Trong nước, đồng USD tại thị trường tự do bất ngờ giảm mạnh.
Độc quyền vàng miếng SJC: Thông tin "nóng nhất" từ Phó Thủ tướng, giá vàng hôm nay
13 giờ trước
Các chuyên gia, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia đề xuất bỏ độc quyền vàng miếng SJC. Phó Thủ tướng Lê Minh Khái giao Ngân hàng Nhà nước hoàn thiện báo cáo, đề xuất các giải pháp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.