Hạn chế nhập khẩu “siêu thực phẩm” cho nhà giàu, Trung Quốc làm dự án chưa từng có, sản lượng 50 tấn/năm

23/03/2024 07:46
Dự án này của Trung Quốc không chỉ có giá trị kinh tế cao mà con giúp quốc gia này hạn chế được sự phụ thuộc vào nguồn cung từ nước ngoài.

Theo Ủy ban Quản lý và Giám sát Tài sản Nhà nước Trung Quốc, quốc gia tỷ dân đã thực hiện thành công dự án thí điểm về tận dụng năng lượng lạnh trong quá trình xử lý khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) để giúp nuôi các loại hải sản giá trị cao ở cảng Đại Bằng, tại thành phố Thâm Quyến, tỉnh Quảng Đông. Các loại hải sản có giá trị cao được nuôi trong dự án này, bao gồm cá mú, tôm hùm và bào ngư.

Trên thực tế, Cảng Đại Bằng ở Trung Quốc đã tái khí hóa hơn 8 triệu tấn LNG trong năm 2023. Trong quá trình này, khí tự nhiên hóa lỏng ở nhiệt độ -160 độ C sẽ được làm nóng bằng nước biển để thực hiện hóa khí. Sau đó, năng lượng lạnh từ LNG khi bốc hơi sẽ làm giảm nhiệt độ của nước biển từ 3 – 5 độ C. Đây là điều kiện rất thích hợp cho sự phát triển của những loài hải sản có giá trị kinh tế cao.

Khi tận dụng được nguồn năng lượng lạnh này, Cảng Đại Bằng có thể cung cấp được nguồn nước biển vô trùng ở nhiệt độ thấp liên tục, từ đó giúp cải thiện chất lượng thịt của các loại hải sản cao cấp và giúp Trung Quốc đảm bảo nguồn cung quanh năm.

Đại diện Ủy ban Quản lý và Giám sát Tài sản Nhà nước Trung Quốc chia sẻ, dự án này được thực hiện để nuôi các loại hải sản có giá trị cao, nhằm giảm sự phụ thuộc của quốc gia này vào nguồn cung nước ngoài. So với các phương pháp nuôi trồng thông thường, dự án sử dụng năng lượng lạnh từ LNG sẽ cho sản lượng lên tới 50 tấn hải sản đắt đỏ /năm, giúp giảm 30% chi phí.

Hạn chế nhập khẩu “siêu thực phẩm” cho nhà giàu, Trung Quốc làm dự án chưa từng có, sản lượng 50 tấn/năm - Ảnh 1

Trung Quốc đã nuôi thành công một số loại hải sản cao cấp (trong đó có tôm hùm ) trong dự án tận dụng năng lượng lạnh trong quá trình xử lý khí tự nhiên hóa lỏng (LNG). Ảnh: Chinadaily

Theo cơ quan này, loại hải sản cao cấp như tôm hùm trên thị trường Trung Quốc hiện nay chủ yếu được nhập khẩu từ nước ngoài. Do đó, dự án này được thực hiện với mục đích thay thế các sản phẩm hải sản nhập khẩu cao cấp.

Thực tế dự án sử dụng năng lượng lạnh từ LNG đã khởi động từ tháng 12/2022. Sau hơn 1 năm đưa lứa cá bột đầu tiên vào nuôi dưỡng, đến nay đã cho thu hoạch sau hơn 1 năm. Theo các chuyên gia, các phương pháp kỹ thuật tự động, chẳng hạn như thay đổi nhiệt độ, sục khí tập trung được áp dụng nhằm đa dạng hóa chủng loại về thủy hải sản , giảm chi phí, đồng thời tăng hiệu quả sản xuất.

"Cửa sáng" cho nhu cầu tiêu thụ tôm hùm của Trung Quốc

Hạn chế nhập khẩu “siêu thực phẩm” cho nhà giàu, Trung Quốc làm dự án chưa từng có, sản lượng 50 tấn/năm - Ảnh 2

Trung Quốc giảm nhập khẩu tôm hùm . Thay vào đó, quốc gia này sử dụng năng lượng lạnh từ LNG để nuôi loại hải sản cao cấp này. Ảnh: SCMP

Ủy ban Quản lý và Giám sát Tài sản Nhà nước Trung Quốc cho biết, trong nuôi trồng thủy hải sản chất lượng cao, việc kiểm soát nhiệt độ là chiếm chi phí lớn nhất. Trong khi đó, dự án này lại đảm bảo được nguồn cung nước lạnh ổn định và áp dụng hệ thống tuần hoàn khoa học nhằm tránh gây ra ảnh hưởng tới môi trường tự nhiên của biển. 

Phương pháp này được các chuyên gia đánh giá là xanh, ít phát thải carbon và mang tính tái tạo bền vững. Theo tính toán của các chuyên gia, việc sử dụng năng lượng lạnh từ LNG giúp Trung Quốc tiết kiệm được 1,97 triệu kWh điện mỗi năm và giảm phát thải tới 1.800 tấn CO2.

Hiện nay, Trung Quốc đang tiến hành đẩy mạnh an ninh lương thực trong bối cảnh căng thẳng về địa chính trị leo thang. Đáng chú ý, từ năm 2020, Trung Quốc đã ban hành lệnh cấm nhập khẩu tôm hùm từ Úc, khi quan hệ hai nước căng thẳng. Điều này đã tạo ra một khoảng trống thị trường khổng lồ cho những nhà cung cấp tôm thế giới. Bởi trước khi lệnh cấm có hiệu lực, hơn 50% lượng tôm nhập khẩu của Trung Quốc là đến từ Úc.

Theo dữ liệu từ Tổng cục thống kê Trung Quốc, mỗi năm, Trung Quốc chi tới hơn 900 triệu USD để nhập khẩu tôm hùm . Tuy nhiên, kể từ năm 2021, con số này đã giảm xuống chỉ còn khoảng 600 triệu USD. Năm 2023, Trung Quốc chỉ chi 629 triệu USD để nhập khẩu tôm hùm , giảm tới 31% so với năm 2020.

Hiện nay, nhà cung cấp tôm hùm bông lớn nhất cho Trung Quốc là New Zealand, chiếm gần 40% tổng kim ngạch nhập khẩu . Tiếp theo là Mexico, Mỹ, với thị phần lần lượt là 20% và 16%. Ngoài ra, có 3 nước Đông Nam Á là Việt Nam, Thái Lan và Indonesia cũng đang cố gắng chiếm thị phần tôm hùm tại đất nước tỷ dân. Trong đó, theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản (VASEP), chỉ trong 2 tháng đầu năm 2024, Trung Quốc đã chi tới gần 29 triệu USD (gấp 27 lần so với cùng kỳ năm 2023) để nhập khẩu tôm hùm xanh từ Việt Nam.

Cũng trong đầu năm 2024, Trung Quốc và Việt Nam đã ký 3 nghị định thư mở cửa xuất khẩu chính ngạch cho nhiều nông sản Việt Nam sang thị trường tỷ dân. Đáng chú ý là tạo cơ chế đặc biệt để các cơ sở Việt Nam có thể đăng ký xuất khẩu tôm hùm bông.

Bài viết tham khảo nguồn: SCMP, People's Daily, Customs

Tin mới

Chỉ 30% người dùng xe điện 'Made in China' sẽ quay lại với xe Trung Quốc, câu chuyện sẽ tái diễn ở Việt Nam nếu không có gì hơn là giá rẻ
3 giờ trước
Một khảo sát được thực hiện bởi Differential Asia cho thấy 'giữ khách' là yếu tố mà các hãng xe điện Trung Quốc còn cần học hỏi nhiều.
Siêu thị tích hàng, khuyến mại rầm rộ hút khách mua sắm dịp nghỉ lễ 30/4
4 giờ trước
Để kích cầu tiêu dùng dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 kéo dài, siêu thị ở Hà Nội trưng bày đầy ắp hàng hóa và tung hàng loạt chương trình khuyến mại, giảm giá hấp dẫn.
Nghỉ lễ chưa biết đi đâu, tới ngay Plase Show 2024 để trải nghiệm ‘bữa tiệc’ âm thanh ánh sáng đỉnh cao
5 giờ trước
Ngày 26/4, Plase Show 2024 - Triển lãm thiết bị trình chiếu âm thanh chuyên nghiệp đã chính thức khai mạc mở cửa đón khách tại Sân vận động Mỹ Đình.
Một nền tảng giáo dục trực tuyến của Việt Nam lọt top xếp hạng “ngôi sao đang lên” của Edtech thế giới
5 giờ trước
Đây là đại diện Đông Nam Á duy nhất lọt bảng xếp hạng “ngôi sao đang lên” của Edtech thế giới.
Xuất khẩu gạo cao nhất từ trước tới nay
6 giờ trước
Xuất khẩu gạo Việt Nam quý I năm nay đạt gần 2,2 triệu tấn, cao nhất từ trước đến nay. Riêng tháng 3 đã lập kỷ lục mới về xuất khẩu trong 1 tháng của Việt Nam khi đạt tới hơn 1,1 triệu tấn.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Thịt bò

BEEF

1.212.542.420 VNĐ / tấn

293.50 BRL / kg

0.00 %

- 0.00

Thịt gà

CHICKEN

29.952.070 VNĐ / tấn

7.25 BRL / kg

0.42 %

+ 0.03

» Xem tất cả giá Thực phẩm

Tin cùng chuyên mục

Kia Sorento hybrid giảm sốc 120 triệu đồng, còn từ 1,029 tỷ đồng, rẻ hơn cả Honda CR-V hybrid
7 giờ trước
Sau chưa đầy 1 tháng, Kia Việt Nam đã điều chỉnh giá toàn bộ dòng Sorento đang phân phối trong nước.
Xe tự lái 'lên ngôi' khi máy bay, đường sắt 'cạn vé'
9 giờ trước
Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay giá vé máy bay tăng cao, đường sắt
Masan đạt gần 19.000 tỷ đồng doanh thu trong quý I/2024
1 ngày trước
Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan (HOSE: MSN) vừa công bố báo cáo tài chính chưa kiểm toán của quý I/2024. Trong đó, mảng kinh doanh tiêu dùng cốt lõi của Masan ghi nhận lợi nhuận hoạt động kinh doanh tăng trưởng ở mức 69,7% so với cùng kỳ.
Thế giới rầm rộ làn sóng cấm TikTok: Nhiều sai phạm ở Việt Nam vẫn tăng trưởng khủng
1 ngày trước
Trong khi TikTok đang trở thành mạng xã hội bị "cấm cửa" tại nhiều quốc gia nhất thì ở Việt Nam, nền tảng này vẫn cho thấy tốc độ phát triển thần tốc, thậm chí vượt mặt Lazada để trở thành thị trường trực tuyến số 2 của Việt Nam sau Shopee.