Hàng loạt lãnh đạo bị bán giải chấp cổ phiếu: “Force Sell” tiếp tục gọi tên Chủ tịch LDG Nguyễn Khánh Hưng

29/10/2022 11:19
Không còn là "chuyện lạ", hàng loạt lãnh đạo doanh nghiệp của Xây dựng Hòa Bình, CTCP Phát triển nhà Bà Rịa - Vũng Tàu, Cao su Đà Nẵng... cũng đã bị bán giải chấp cổ phiếu của chính công ty mình.

Mới đây, ông Nguyễn Khánh Hưng - Chủ tịch HĐQT của CTCP Đầu tư LDG (LDG) vừa bán ra 713.000 cổ phiếu LDG, qua đó giảm sở hữu từ 11,29% về còn 11% vốn điều lệ, giao dịch được thực hiện ngày 28/10.

Lý do là ông Hưng bị Công ty chứng khoán bán giải chấp cổ phiếu LDG, diễn ra trong bối cảnh cổ phiếu này liên tục bị bán tháo và giảm mạnh. Cụ thể, từ ngày 7/1 đến ngày 28/10, cổ phiếu LDG giảm 79,6% từ 27.300 đồng về 5.560 đồng/cp.

Đây không phải lần đầu ông Hưng bị bán giải chấp cổ phiếu. Trong đợt biến động mạnh của TTCK hồi tháng 3/2022, Chứng khoán Mirae Asset cũng đã bán giải chấp hơn 2,5 triệu cổ phiếu LDG của ông Hưng.

Hàng loạt lãnh đạo bị bán giải chấp cổ phiếu: “Force Sell” tiếp tục gọi tên Chủ tịch LDG Nguyễn Khánh Hưng - Ảnh 1.

Việc bị bán giải chấp là câu chuyện chung những ngày gần đây, trong bối cảnh TTCK bị bán tháo và giảm mạnh trước tâm lý tiêu cực của nhà đầu tư.

Mới nhất ngày 24/10, ông Đinh Văn Thanh, Phó Tổng Giám đốc Xây dựng Hòa Bình (HBC) vừa bị Chứng khoán VPS bán giải chấp 24.500 cổ phiếu, tương đương giá trị khoảng 283 triệu đồng. Lượng cổ phiếu HBC ông Thanh sở hữu đạt 87.850 cổ phiếu (tỷ lệ sở hữu 0,03% vốn).

Hàng loạt lãnh đạo bị bán giải chấp cổ phiếu: “Force Sell” tiếp tục gọi tên Chủ tịch LDG Nguyễn Khánh Hưng - Ảnh 2.

Cũng hoạt động trong mảng bất động sản, ông Nguyễn Tuấn Anh, Thành viên HĐQT độc lập CTCP Phát triển nhà Bà Rịa - Vũng Tàu (HDC), đã bị công ty chứng khoán bán giải chấp 73.000 cổ phiếu, giảm tỷ lệ sở hữu tại doanh nghiệp xuống còn 0,13% vốn điều lệ (139.115 cổ phiếu).

Một cổ đông khác có liên quan tới ông Tuấn Anh tại HDC, CTCP Đầu tư Thiên Anh Minh (do ông Tuấn Anh làm Chủ tịch) đã bán ra 68.600 cổ phiếu HDC, giảm lượng nắm giữ xuống còn 148.500 cổ phiếu (0,14% vốn điều lệ). Thời gian thực hiện giao dịch từ ngày 21-24/10.

Đây là lần thứ ba trong năm cổ đông này bị bán giải chấp cổ phiếu. Khoảng hai tuần trước, cả ông Tuấn Anh và Đầu tư Thiên Anh Minh từng bị bán giải chấp. Không những vậy, ông Tuấn Anh và công ty trên còn đăng ký bán ra toàn bộ số cổ phần HDC còn lại đang nắm giữ, giảm tỉ lệ sở hữu về 0%, giao dịch dự kiến thực hiện từ 28/10 – 25/11/2022.

Hàng loạt lãnh đạo bị bán giải chấp cổ phiếu: “Force Sell” tiếp tục gọi tên Chủ tịch LDG Nguyễn Khánh Hưng - Ảnh 3.

Bà Nguyễn Thị Minh Thu, Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Cao su Đà Nẵng (DRC), đã đăng ký mua vào 10.000 cổ phiếu DRC. Thời gian giao dịch dự kiến từ 10/10 đến 8/11/2022. Bà Thu đăng ký mua vào cổ phiếu DRC ngay sau khi bị Chứng khoán SHS thực hiện bán giải chấp đúng 10.000 cổ phiếu DRC trong phiên 5/10.

Bán giải chấp cổ phiếu (force sell, bán tháo) là việc công ty chứng khoán bán bớt cổ phiếu của nhà đầu tư, nhằm hạ tỉ lệ nợ về mức an toàn theo quy định. Hành động này thường xảy ra khi nhà đầu tư sử dụng đòn bẩy tài chính bằng cách vay ký quỹ (margin) và giá cổ phiếu bị giảm xuống dưới ngưỡng cho phép của công ty chứng khoán nhưng nhà đầu tư lại chưa nộp thêm tiền bù vào.

Tin mới

Thu giữ số vàng trị giá 15,4 tỷ đồng giấu trong quần áo tại sân bay
7 giờ trước
Số vàng trị giá 15,4 tỷ đồng được người đàn ông giấu tinh vi trong quần áo.
Sở hữu VinFast VF 8 tại Canada, nam Gen Z chia sẻ: ‘Tăng tốc tốt như xe xăng máy V6, nhiều người trầm trồ không tin Việt Nam cũng có thể sản xuất ô tô’
7 giờ trước
Theo bạn Hoàng Tiến Huy, VinFast VF 8 vận hành tốt trong mọi điều kiện địa hình như đi phố, đường cao tốc, đường đèo núi hay điều kiện thời tiết khó như sương mù dày đặc.
Khởi tố chủ cơ sở sản xuất, buôn bán số lượng lớn mỹ phẩm giả ở Bắc Giang
6 giờ trước
Nguyễn Văn Khánh đã bán trót lọt trên 100.000 đơn hàng cho khách hàng tại các tỉnh, thành phố trong cả nước và với doanh thu trên 6 tỷ đồng.
Cà phê Robusta Việt Nam đang bị đe dọa
5 giờ trước
Từng là “ông vua” cà phê Robusta với gần 40% thị phần toàn cầu, Việt Nam đang đứng trước nguy cơ đánh mất vị thế số 1 xuất khẩu cà phê này vào tay Brazil, do sản lượng liên tục sụt giảm. Sản lượng Robusta trong niên vụ 2024/2025 đã giảm xuống mức thấp nhất 4 năm.
Ô tô dưới 350 triệu ở Việt Nam năm 2025: Lựa chọn nào 'đáng đồng tiền bát gạo'?
5 giờ trước
Phân khúc ô tô giá rẻ nhất Việt Nam (dưới 350 triệu đồng) có thêm nhiều lựa chọn đáp ứng được nhu cầu của đông đảo người tiêu dùng.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.