Hàng tồn và phải thu giảm chủ yếu do doanh thu giảm: Công cuộc tái cấu trúc của Lộc Trời (LTG) đã, đang và sẽ còn chậm?

18/07/2020 08:08
Trong ngắn hạn, giới quan sát nhận thấy việc tinh giảm hàng tồn kho và khoản phải thu của Lộc Trời (LTG) chủ yếu do doanh thu sụt giảm thay vì cải thiện vòng quay hàng tồn kho hay khoản phải thu. Cùng với đó, mặc dù chính sách tinh chỉnh hệ thống phân phối đã giúp khoản phải thu liên tục giảm so với cùng kỳ (từ quý 4-2018), đi cùng sự sụt giảm doanh thu, thì vòng quay khoản phải thu ngược lại chưa có sự cải thiện.

Từ nửa cuối năm 2019, Tập đoàn Lộc Trời (LTG) đã tái cơ cấu lại mảng gạo bằng việc ngừng bán gạo không thương hiệu, tập trung vào gạo có thương hiệu. Bên cạnh đó, LTG đang nỗ lực siết chặt chính sách thu nợ với các đơn vị phân phối thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) nhằm giảm giá trị khoản phải thu.

Chi tiết, những năm trước khi thị trường thuốc BVTV đang bão hòa, LTG đã nỗ lực mở rộng thị phần thông qua việc mở rộng hệ thống nhà phân phối và đưa ra những chính sách mua trả có phần "thoải mái". Điều này dẫn đến gánh nặng ở khoản phải thu khi nhiều đơn vị phân phối chậm trả tiền. Thời gian trở lại đây, LTG ngược lại đã tiến hành thanh lọc đại lý cấp 1 và giảm số lượng từ mức 1.300 (cuối năm 2018) về chỉ còn hơn 400. Bên cạnh đó, Công ty dành nhiều thời gian hơn để hỗ trợ các đại lý cấp 2, việc không được thực hiện thường xuyên trước đây.

Điều kiện kinh doanh khó khăn trong nửa đầu năm 2020 có thể sẽ làm chậm lại quá trình tái cơ cấu

Tuy nhiên, trong ngắn hạn, giới quan sát nhận thấy việc tinh giảm hàng tồn kho và khoản phải thu chủ yếu do doanh thu sụt giảm thay vì cải thiện vòng quay hàng tồn kho hay khoản phải thu. Cùng với đó, mặc dù chính sách tinh chỉnh hệ thống phân phối đã giúp khoản phải thu liên tục giảm so với cùng kỳ (từ quý 4-2018), đi cùng sự sụt giảm doanh thu, thì vòng quay khoản phải thu ngược lại chưa có sự cải thiện.

Trong báo cáo mới nhất, Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) dự kiến doanh thu và lợi nhuận của LTG sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực trong nửa đầu năm và sẽ hồi phục trở lại từ quý 3/2020. Như vậy, điều kiện kinh doanh khó khăn trong nửa đầu năm 2020 có thể sẽ làm chậm lại quá trình tái cơ cấu của Tập đoàn. VDSC nhấn mạnh, sẽ phải quan sát thêm diễn biến các chỉ số quản lý vốn lưu động trong các quý tới trước khi đưa ra các đánh giá về tác động của những chính sách mới lên hiệu quả hoạt động của LTG.

Đáng chú ý, nhận thấy tình hình hoạt động còn gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, tại ĐHĐCĐ thường niên mới đây ban lãnh đạo LTG quyết định dời thời điểm chuyển sang sàn HoSE qua năm 2022 thay vì 2019 như dự kiến ban đầu.

Hàng tồn và phải thu giảm chủ yếu do doanh thu giảm: Công cuộc tái cấu trúc của Lộc Trời (LTG) đã, đang và sẽ còn chậm? - Ảnh 1.

Hoạt động xuất khẩu gạo của LTG sẽ được kiểm soát cầm chừng hơn

Đi sâu vào tình hình kinh doanh, quý đầu năm LTG ghi nhận doanh thu thuần chỉ đạt 733 tỷ đồng, giảm mạnh 53% so với cùng kỳ. Doanh thu giảm mạnh do sự sụt giảm ở doanh thu của 2 mảng kinh doanh chính gồm thuốc BVTV và gạo.

Cụ thể, doanh thu thuốc BVTV giảm 64% YoY, xuống 326 tỷ đồng trong khi doanh thu gạo chỉ đạt 202 tỷ đồng, giảm 57%. Nguyên nhân chính là do ảnh hưởng tiêu cực từ hạn hán, hạn mặn và dịch Covid-19 lên ngành nông nghiệp.

Mặc dù biên lợi nhuận gộp (LNG) được cải thiện từ 21,8% (quý 1/2019) lên 24,3%, LNG chỉ đạt 178 tỷ, giảm đến 48%. Kết quả, Công ty báo lỗ ròng 39 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái lãi đến hơn 56 tỷ.

Riêng về mảng gạo, xuất khẩu gạo hiện nay đang gặp nhiều khó khăn bao gồm:

(1) giảm xuất khẩu qua Trung Quốc do có những thay đổi trong quy trình kinh doanh gạo,

(2) hoạt động xuất khẩu giữa các quốc gia bị hạn chế nhằm kiểm soát dịch Covid-19,

(3) Chính phủ yêu cầu ngừng xuất khẩu gạo từ ngày 24/3 để đảm bảo an ninh lương thực trong nước.

Trong khi đó, giá bán tăng 6% do nguồn cung suy giảm khi nước xuất khẩu lớn là Thái Lan bị mất mùa do hạn hán, hạn mặn và thiếu nguồn nước tưới tiêu, trong khi nguồn cầu tăng do các nước đẩy mạnh nhập khẩu gạo để dự trữ lương thực trong thời gian cách ly do dịch Covid-19.

Hàng tồn và phải thu giảm chủ yếu do doanh thu giảm: Công cuộc tái cấu trúc của Lộc Trời (LTG) đã, đang và sẽ còn chậm? - Ảnh 2.

Dự báo cho cả năm 2020, hoạt động xuất khẩu gạo của LTG sẽ được kiểm soát cầm chừng hơn, không còn tình trạng trữ gạo đón đầu xuất khẩu như trước nhằm tránh tình trạng không xuất được dẫn đến bị ép giá. Dự kiến sản lượng gạo xuất khẩu của LTG sẽ giảm 28%, VDSC nhận định.

Được biết, Đại hội năm 2020 của LTG ghi nhận nhiều thay đổi đáng chú ý từ nhân sự, cơ cấu kinh doanh đến định hướng mới trong mảng nông nghiệp. Nhìn chung, Tập đoàn đang trong giai đoạn tái cấu trúc quyết liệt, nhằm thoát khỏi những khó khăn hiện hữu của mảng nông nghiệp. Tuy nhiên, kết quả vẫn còn ở phía trước, phụ thuộc vào chiến lược, năng lực ban lãnh đạo cũng như các yếu tố thị trường.

Hàng tồn và phải thu giảm chủ yếu do doanh thu giảm: Công cuộc tái cấu trúc của Lộc Trời (LTG) đã, đang và sẽ còn chậm? - Ảnh 3.

Tin mới

Loại quả từng là "kiếp nạn" của nông dân, phải kêu gọi giải cứu, giờ lãi 50%, thương lái tranh nhau mua
9 giờ trước
Với mức giá hiện tại, nhà vườn có lợi nhuận khoảng 15.000 đồng/kg.
Vì sao đấu thầu vàng miếng lại "ế" 13.400 lượng?
9 giờ trước
Kết quả phiên đấu thầu vàng miếng do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thực hiện sáng nay (23/4) cho thấy các đơn vị dự thầu đều tỏ ra rất thận trọng. Chỉ có 2 đơn vị trúng thấu 3.400 lượng, còn số lượng "ế" lên đến 13.400 lượng.
Hàng hóa chuyển qua Shopee, TikTok hàng tỷ USD mỗi tháng, có nên miễn thuế VAT?
8 giờ trước
Lượng giao dịch hàng hóa có giá trị nhỏ xuyên biên giới đã tăng gấp nhiều lần trong thời gian qua vì thế cần đặt ra vấn đề có nên miễn thuế VAT hay không.
'Tôi nợ Toyota một lời xin lỗi'
7 giờ trước
Vì sao trưởng bộ phận nghiên cứu ngành xe và không gian tại Morgan Stanley, ông Adam Jonas, nói như vậy?
Đang đi nhậu với bạn bè, người đàn ông nhận tin nhắn trúng Vietlott gần 70 tỷ đồng nhưng không kiểm tra điện thoại
7 giờ trước
Đây là giải thưởng Jackpot 2 có giá trị lớn nhất của Vietlott qua kênh SMS.

Tin cùng chuyên mục

Thị trường “lật mặt”, VN-Index suýt bay mất 20 điểm
7 giờ trước
Cầm cự quanh tham chiếu chỉ được chưa đầy 1 tiếng giao dịch phiên sáng, VN-Index lại quay đầu giảm và sức ép càng gia tăng mạnh cuối phiên chiều.
Công ty chứng khoán đua nhau báo lợi nhuận “bùng nổ”
11 giờ trước
Quý 1/2024 đánh dấu giai đoạn tích cực sau khi chỉ số vượt qua được vùng giá cũ và chinh phục mốc 1.200 điểm. Nhờ sự sôi động của thị trường, nhiều công ty chứng khoán không chỉ có lợi nhuận tăng trưởng tốt mà thậm chí, mức tăng còn gấp nhiều lần kết quả của cùng kỳ năm ngoái.
Trợ lý Chủ tịch Quốc hội bị bắt: Thị trường chuyển biến tích cực, nhiều cổ phiếu "tím lim"
1 ngày trước
Phiên ngày 22/04 hôm nay đã cắt đứt chuỗi giảm giá mạnh của thị trường chứng khoán trong những phiên vừa qua. Vn-Index chốt phiên tăng 1,31% lên 1.190 điểm.
Nhà đầu tư nên làm ngay những điều này khi VN-Index biến động mạnh
18/04/2024 05:30
Cú giảm sâu trong phiên giao dịch đầu tuần thổi bùng nỗi lo lắng của thị trường. Chuyên gia nhấn mạnh, ngay lúc này nhà đầu tư cần bình tĩnh và nên thực hiện những điều sau để bảo vệ tài sản.