Hành trình về nước của một người xa xứ: "Mua vé máy bay như chơi xổ số"

21/01/2022 10:11
Hàng chục chuyến bay quốc tế đã bị hủy bỏ khi Trung Quốc ghi nhận số ca nhiễm Covid-19 từ nước ngoài trở về tăng đột biến.

Đã gần một tháng nay Liang thường tỉnh dậy vào lúc nửa đêm. Thứ khiến cô mất ngủ không phải những cơn ác mộng mà là những trăn trở về việc liệu cô có thể sớm trở về nhà ở Trung Quốc hay không.

Người phụ nữ 43 tuổi, hiện đang ở Thuỵ Điển, chỉ tiết lộ họ của mình khi nói chuyện với Sixth Tone. Cô cho biết, cứ đến 3 giờ sáng mỗi ngày cô lại xem tin tức trên điện thoại. Đây là lúc nhà chức trách phát bản tin cập nhật chính thức về tình hình dịch bệnh hàng ngày ở Trung Quốc. Cô đã cố gắng lên một chuyến bay để về quê nhà thăm người mẹ đang chống chọi với căn bệnh ung thư của mình, nhưng tất cả bốn chuyến bay cô đặt vào đầu tháng Giêng đã bị hủy bỏ do chính sách "ngắt mạch" (ngăn chặn vi-rút lây lan từ nước ngoài vào) của Trung Quốc.

"Một đêm, mẹ tôi nhắn tin cho tôi nói rằng tình hình của bà đã trở nên tồi tệ hơn… và có lẽ bà sẽ không thể vượt qua khi tôi trở về Trung Quốc" Liang, người đã đến Thụy Điển thăm con gái, cho biết. "Điều đó khiến tôi cảm thấy tồi tệ. Tôi nói với bà  rằng tôi đang tìm mọi cách để trở về Trung Quốc, nhưng tất cả các chuyến bay đã bị hủy bỏ ".

Quyết tâm theo đuổi chiến lược "Zero COVID"

Vào tháng 6/2020, Trung Quốc đã thực hiện chính sách giảm số ghế hoặc tạm ngừng các chuyến bay bị phát hiện chở một số lượng hành khách có kết quả xét nghiệm dương tính với vi-rút khi hạ cánh xuống nước này. Khi số ca COVID-19 tăng đột biến trên toàn cầu, các nhà chức trách Trung Quốc cho biết "các ca nhiễm COVID-19 nhập cảnh" đã tăng lên đáng kể, trong đó Thượng Hải báo cáo con số cao nhất kể từ khi bắt đầu đại dịch.

Dự kiến ​​từ ngày 17/1 - 30/1, số lượng chỗ ngồi cho các chuyến bay đến từ Bắc Mỹ và Tây Âu đến Trung Quốc lần lượt giảm 43% và 21% so với dữ liệu được công bố vào ngày 10/1, theo số liệu từ Tổ chức hàng không Official Airline Guide (OAG) chia sẻ với Sixth Tone. Reuters đưa tin rằng tính đến ngày 12/1 năm nay, khoảng 70 chuyến bay từ Hoa Kỳ đến Trung Quốc đã bị hủy.

Với việc du lịch cao điểm vào Tết Nguyên đán và Thế vận hội mùa đông Bắc Kinh chỉ còn vài tuần nữa, Trung Quốc đang ở trong tình trạng cảnh giác cao độ để ngăn chặn bất kỳ đợt bùng phát COVID-19 lớn nào. Quốc gia này đã báo cáo hơn 3.700 ca nhiễm trong nước kể từ đợt bùng phát mới nhất ở thành phố Tây An vào ngày 9/12. 

Con số này là thấp theo tiêu chuẩn toàn cầu nhưng là đáng kể đối với một quốc gia vẫn theo đuổi chiến lược "không COVID" (Zero COVID). Biến thể Omicron có khả năng truyền nhiễm cao hiện đã được phát hiện ở nhiều thành phố, bao gồm các điểm nhập cảnh quốc tế chính như Thượng Hải và Bắc Kinh. Điều này đặt ra thêm thách thức cho các nhà chức trách.

Theo các chuyên gia, với các ca nhiễm đang gia tăng trên toàn cầu, các quy định nghiêm ngặt đối với các chuyến bay quốc tế đến Trung Quốc khó có thể thay đổi trong một sớm một chiều. Zhang Wenhong, một nhà vi-rút học hàng đầu của Trung Quốc và là chuyên gia hàng đầu về COVID-19, cho biết vào cuối tuần trước rằng "rủi ro của các trường hợp nhập cảnh mắc COVID-19 vẫn còn rất cao trong sáu tháng tới".

Trở về như mua một tờ vé số

Giữa những chính sách nghiêm ngặt của đất nước này để giữ được tình trạng hầu như không có vi-rút, câu chuyện về những sinh viên chật vật để kịp đến trường ở nước ngoài hay những công nhân tuyệt vọng tìm cách bay về nước sau khi kết thúc thời gian làm việc ở nước ngoài cho thấy nhiều người phải đối mặt với những tổn hại về mặt cảm xúc.

Chen Qing dự định bay về Trung Quốc vào tháng tới sau khi thăm bạn trai ở Mỹ, nhưng cô cho biết chuyến bay ngày 14/2 của cô đã bị hủy. Hiện tại, cô gái 32 tuổi này đã đặt vé lại để bay vào tuần sau, nhưng cô không kỳ vọng gì khi xem xét số lượng hành khách có kết quả xét nghiệm dương tính với vi-rút khi đến Trung Quốc.

"Tôi đang dành rất nhiều thời gian hàng ngày để kiểm tra thông tin hủy đặt phòng trên mạng xã hội," Chen nói với Sixth Tone. Cô cũng cho biết thêm rằng cô lo ngại việc chuyến bay bị trì hoãn có thể ảnh hưởng đến công việc ở quê nhà của mình.

Các quy định cứng nhắc và diễn biến nhanh chóng đã khiến người Trung Quốc ở nước ngoài lo lắng. Nhiều người trong số họ chia sẻ trải nghiệm của mình trên mạng. Một số người đã bắt đầu lâp các nhóm trò chuyện trực tuyến với người lạ để chia sẻ về hoàn cảnh của mình và cập nhật thông tin du lịch cho nhau. Trong khi đó, trên những nền tảng xã hội như Xiaohongshu đang tràn ngập những bài đăng của những người thất bại trong việc nỗ lực bay từ nước ngoài về nước, nguyên nhân liên quan đến việc nhiều chuyến bay bị hủy hay giá vé tăng vọt.

Cả Chen và Liang cho biết họ đã trả hơn 20.000 nhân dân tệ (3.150 USD) cho một chuyến bay đến Trung Quốc, cao hơn gấp đôi so với giá trước đại dịch. Nhiều người đã đặt vé thông qua các đại lý du lịch để đảm bảo rằng họ không bỏ lỡ cơ hội có được chỗ ngồi.

Liang nói: "Trở về Trung Quốc giống như mua một tờ vé số. Đó là một canh bạc thực sự."

Nhiệm vụ bất khả thi

Đối với nhiều người, khả năng các chuyến bay bị chuyển hướng ngay giữa không trung càng làm họ lo lắng. Một chuyến bay của Delta Air Lines từ Seattle đến Thượng Hải vào tháng trước đã trở thành cuộc hành trình kéo dài khoảng sáu giờ, với lý do các quy định mới của sân bay điểm đến "yêu cầukéo dài đáng kể thời gian hạ cánh và không khả thi về mặt hoạt động".

Đại sứ quán Trung Quốc tại Hoa Kỳ đã bác bỏ tuyên bố này, đổ lỗi cho việc hủy chuyến bay do tình trạng thiếu nhân viên của các hãng hàng không Hoa Kỳ. Tuần trước, chính phủ Hoa Kỳ đã chỉ trích quyết định của Trung Quốc về việc hủy bỏ ngày càng nhiều số lượng các chuyến bay vì "không phù hợp với các nghĩa vụ của nước này theo Thỏa thuận Vận tải Hàng không Hoa Kỳ-Trung Quốc."

Trong khi đó, hàng nghìn người bao gồm cả người Trung Quốc và người nước ngoài đang bị kẹt giữa bộ máy quan liêu và sự kiểm soát gắt gao ở biên giới với hy vọng được đoàn tụ với gia đình, trở lại trường học hoặc công việc của họ. Nhưng hiện tại, Liang và Chen nói rằng đó có vẻ như là một nhiệm vụ gần như bất khả thi, đòi hỏi một loạt các công việc cần thực hiện, bao gồm đảm bảo an toàn chuyến bay, thực hiện nhiều xét nghiệm vi-rút trước khi khởi hành và phải cách ly sau khi đến nơi.

Liang cho biết cô hy vọng chuyến bay mà cô đặt vé lần thứ năm vào ngày 13/2 sẽ cất cánh mà không gặp trở ngại nào. "Tôi hiểu chiến lược của Trung Quốc. Tôi chỉ cảm thấy việc trừng phạt mọi người dựa trên chính sách "ngắt mạch" (ngừng các chuyến bay quốc tế đến Trung Quốc) là vô nhân đạo."

Chen nói thêm: "Đôi khi tôi cảm thấy như thể mình là một con vi-rút."

Tham khảo Sixth Tone

https://cafef.vn/hanh-trinh-ve-nuoc-cua-mot-nguoi-xa-xu-mua-ve-may-bay-nhu-choi-xo-so-20220121101048981.chn

Tin mới

Honda HR-V 2024 ra mắt: Có chi tiết gợi nhớ Porsche, thêm bản 'giả off-road' hầm hố, giá tăng nhẹ
8 giờ trước
Phiên bản cập nhật giữa vòng đời của Honda HR-V (lấy tên Vezel tại Nhật Bản) đã chính thức ra mắt.
Ford báo lỗ hơn 1 tỷ USD vì xe điện
7 giờ trước
Nhà sản xuất ô tô hàng đầu của Mỹ Ford đã lỗ hơn một tỷ USD cho xe điện trong quý I/2024, với mức lỗ trên mỗi xe lên tới 130.000 USD.
5 ngày nghỉ lễ, siêu thị - trung tâm thương mại "hốt bạc" nhờ nắng nóng?
6 giờ trước
Trong kỳ nghỉ lễ 30-4 và 1-5, lượng khách đến vui chơi mua sắm tăng 100%-200% so với ngày thường.
Giá dầu châu Á giảm phiên thứ ba liên tiếp
5 giờ trước
Giá dầu châu Á giảm phiên thứ ba liên tiếp trong ngày 1/5 do lượng dầu dự trữ và sản lượng tại Mỹ tăng lên, cùng với hy vọng về một thỏa thuận ngừng bắn tại Trung Đông ngày càng tăng.
Loạt xe dự kiến ra mắt tháng 5/2024: Hilux trở lại, Corolla Cross và xe hybrid 'chiếm sóng'
4 giờ trước
Tháng 5/2024 sẽ đánh dấu sự trở lại của mẫu bán tải đã vắng mặt suốt một năm, màn ra mắt của các mẫu xe hybrid cũng như một mẫu mô tô hầm hố đến từ Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Cựu Chủ tịch ACB - ông Trần Mộng Hùng qua đời
6 giờ trước
Theo thông tin từ Ngân hàng Á Châu (ACB) cho biết, ông Trần Mộng Hùng - Cựu Chủ tịch Ngân hàng ACB đã qua đời vào ngày 25/4/2024,
Giá điện được điều chỉnh 3 tháng/lần
11 giờ trước
Theo Quyết định số 5/2024/QĐ-TTg quy định về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân, từ ngày 15/5/2024, giá điện được xét thay đổi 3 tháng 1 lần khi chi phí đầu vào tăng từ 3% trở lên.
Giá USD hôm nay 1/5: Đồng bạc xanh tăng vọt trước khi dữ liệu của Fed được công bố
12 giờ trước
Giá USD hôm nay 1/5 ổn định tại thị trường chính thức trong kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5, còn trên thị trường tự do, giá bán USD bất ngờ suy giảm. So với phiên liền trước, giá USD bán ra tại chợ đen giảm 55 đồng hiện ở mức 25.640 đồng mỗi USD, chiều mua vào giảm 75 đồng xuống mức 25.540 đồng mỗi USD.
Xuất hiện mã độc có khả năng "đột nhập" ứng dụng ngân hàng, đánh cắp thông tin trên Android
14 giờ trước
Người dùng Android cần cảnh giác với bản cập nhật Google Chrome giả mạo lừa cài đặt phần mềm độc hại có tên "Brokewell".