Hậu Covid-19: Du lịch là chìa khoá giúp phục hồi nền kinh tế châu Á - Thái Bình Dương

14/04/2020 13:34
Châu Á-Thái Bình Dương là khu vực phát triển ngành du lịch – lữ hành tốt nhất thế giới với tốc độ tăng trưởng 5,5%, theo ngay sau là Trung Đông với tốc độ tăng trưởng 5,3%.

Ngành du lịch – lữ hành dẫn đầu nền kinh tế

Trong bản Báo cáo Tác động Kinh tế (EIR) thường niên mới nhất, WTTC (Hội đồng Du lịch và lữ hành thế giới) cho biết năm 2019 ngành du lịch và lữ hành đã đóng góp 2.971 tỷ USD vào GDP, tương đương 9,8% nền kinh tế của toàn khu vực, đại diện cho mức tăng trưởng 5,5% so với năm 2018. Các số liệu cho thấy ngành này đang dẫn đầu nền kinh tế của toàn khu vực Châu Á-Thái Bình Dương trong năm thứ 5 liên tiếp, với tốc độ tăng trưởng 4,2%.

Đáng chú ý, tổng chi tiêu của khách quốc tế đạt 548 tỷ đô la Mỹ, chiếm 6,6% tổng xuất khẩu của khu vực.

Sự gia tăng thu nhập từ ngành du lịch được thúc đẩy bởi sự tăng trưởng liên tục của các hộ gia đình có thu nhập trung bình, sự thuận lợi trong việc xin thị thực, tính kết nối gia tăng và sự ưu tiên phát triển của chính phủ trong lĩnh vực này.

Ngoài ra, nghiên cứu của WTTC cũng cho thấy trong 5 năm qua, ngành du lịch và lữ hành đã tạo ra hơn 21 triệu việc làm mới trong khu vực, chiếm 56% tổng số việc làm mới trên toàn cầu.

Đồng thời, du lịch nghỉ dưỡng chiếm phần lớn tổng chi tiêu du lịch và lữ hành (81%), và chỉ có 19% tổng chi tiêu được dành cho việc đi công tác. Báo cáo cũng cho thấy các số liệu chênh lệch khi so sánh giữa chi tiêu nội địa và quốc tế, với chi tiêu của khách nội địa chiếm 74% và chi tiêu của khách quốc tế chiếm 26% tổng chi tiêu.

Trung Quốc dẫn đầu, Việt Nam tăng trưởng nổi bật về du lịch

Năm 2019, Trung Quốc dẫn đầu khu vực về GDP và quy mô sử dụng lao động, cùng với đó là sự tăng trưởng mạnh mẽ tại các thị trường châu Á lớn khác như Việt Nam, Malaysia và Philippines.

Ngành du lịch và lữ hành tạo ra nhiều việc làm ở Trung Quốc hơn bất kỳ quốc gia nào khác trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, với gần 80 triệu việc làm, tương đương 10,3% tổng số việc làm. Năm 2019, nền kinh tế du lịch và lữ hành ở nước này tăng trưởng 9,3% và có quy mô lớn thứ hai trên thế giới. Ngành này cũng đóng góp 11,3% cho toàn nền kinh tế Trung Quốc.

Malaysia và Việt Nam cũng chứng kiến ​​sự tăng trưởng đáng kể, với tốc độ tăng trưởng lần lượt là 6,6% và 7,7%. Cả hai thị trưởng này đều cho thấy một sự phân chia đồng đều giữa chi tiêu của khách nội địa (49%) và chi tiêu của khách quốc tế (51%). Phần lớn chi tiêu du lịch ở cả hai quốc gia đều áp đảo dành cho du lịch nghỉ dưỡng, trong đó khách du lịch đến Malaysia và Việt Nam lần lượt dành 86% và 90% chi tiêu cho việc nghỉ dưỡng.

Một quốc gia lân cận là Philippines cũng chứng kiến ​​sự tăng trưởng đáng kể 8,6% trong ngành du lịch – lữ hành, chiếm 25,3% toàn nền kinh tế trong nước và tạo ra hơn 10 triệu việc làm, tương đương 24,1% tổng số việc làm. Chi tiêu cho việc nghỉ dưỡng chiếm 66% tổng chi tiêu của du khách và 85% nguồn thu đến từ du khách nội địa.

Gloria Guevara, Chủ tịch & Giám đốc điều hành của WTTC, cho biết: "Báo cáo EIR 2019 của WTTC cho thấy sức ảnh hưởng to lớn của ngành du lịch và lữ hành đối với nền kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương. Đây là khu vực có ngành du lịch – lữ hành tăng trưởng nhanh nhất thế giới trong sự đóng góp cho GDP, và tạo ra hơn 182 triệu việc làm, chiếm 9,6% tổng số việc làm."

"Báo cáo của chúng tôi nhấn mạnh vai trò quan trọng của lĩnh vực này đối với việc thúc đẩy sự phục hồi của nền kinh tế khu vực, tạo ra việc làm mới và đưa du khách trở lại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Điều này sẽ tạo ra hiệu ứng domino tích cực về kinh tế cho các nhà cung cấp lớn và nhỏ trong toàn ngành."

Cho đến lúc đó, điều quan trọng hiện giờ là tất cả các chính phủ trong khu vực cần bảo vệ ngành du lịch và lữ hành hiện đang rất khó khăn, coi đó là "xương sống" của nền kinh tế khu vực và toàn cầu. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy có tới 75 triệu việc làm trên thế giới đang trong tình trạng nguy cấp, trong đó khu vực Châu Á-Thái Bình Dương có hơn 48 triệu việc làm. Điều này để nhấn mạnh ngành du lịch-lữ hành đang cần sự hỗ trợ cấp thiết như thế nào."

Trên toàn cầu, tốc độ tăng trưởng theo năm của ngành du lịch và lữ hành đạt 3,5%, vượt xa tốc độ tăng trưởng GDP toàn cầu (2,5%) trong năm thứ 9 liên tiếp. Đây là ngành có thứ bậc cao thứ ba thế giới tính về tốc độ tăng trưởng GDP.

Báo cáo EIR cho thấy cứ 10 người thì có 1 người làm trong ngành du lịch – lữ hành, tương đương 330 triệu việc làm. Ngành này cũng đóng góp 10,3% vào GDP thế giới và tạo ra 1 trên 4 việc làm mới.

Một phân tích chi tiết của WTTC cho thấy Châu Á-Thái Bình Dương là khu vực phát triển ngành du lịch – lữ hành tốt nhất thế giới với tốc độ tăng trưởng 5,5%, theo ngay sau là Trung Đông với tốc độ tăng trưởng 5,3%. Cả Mỹ và EU đều cho thấy tốc độ tăng trưởng ổn định 2,3%, trong khi quốc gia tăng trưởng nhanh nhất là Ả Rập Xê Út với tốc độ tăng trưởng cao gấp 4 lần so với mức trung bình toàn cầu.

Hậu Covid-19: Du lịch là chìa khoá giúp phục hồi nền kinh tế châu Á - Thái Bình Dương - Ảnh 1.

Tin mới

Cuôc chiến chuỗi cà phê: Phúc Long tăng 79 cửa hàng, Katinat đuổi sát nút, riêng The Coffee House ngậm ngùi đóng cửa 1/3
21 phút trước
Trong khi các đối thủ đều đang mở rộng mạng lưới cửa hàng, The Coffee House lại đóng cửa 48 cửa hàng chỉ sau một năm.
Xe hatchback cao cấp chuẩn bị mở bán: Trên hạng Morning, i10 mà giá quy đổi chỉ bằng 1 nửa
40 phút trước
Mẫu xe mới sẽ chính thức lên kệ vào ngày 22/5.
Giới "sành ăn" săn lùng giống quả mới: Mùi thơm quyến rũ, hương vị đặc biệt không thể lẫn vào đâu được
44 phút trước
Một số người mô tả hương vị này như "rượu mulberry" hoặc "rượu vang trái cây", mang lại cảm giác "say".
Vì sao VinFast có thể phá tan sự bão hòa thị trường xe máy Việt?
52 phút trước
Chuyên gia Nguyễn Long Châu nhận định, sau thời gian khai mở thị trường xe máy điện tại Việt Nam, VinFast đã biết cách đáp ứng chính xác những gì khách hàng cần.
Khởi tố một cán bộ hải quan tiếp tay buôn lậu hơn 4.000 thùng sữa từ Mỹ về Việt Nam
2 giờ trước
Nguyễn Thị Hiền, cán bộ hải quan tại TP Hồ Chí Minh bị cáo buộc tiếp tay cho đường dây buôn lậu hàng nghìn thùng sữa và thực phẩm dinh dưỡng từ Mỹ về Việt Nam.

Tin cùng chuyên mục

Xiaomi ra mắt 2 dòng TV giá siêu mềm cùng 'rừng' sản phẩm AIoT tại Việt Nam
2 giờ trước
TV A Series và A Pro Series mở bán ngay trong tháng 5 này với giá từ 6,49 triệu đồng cho bản 43 inch Full HD.
Xe ga giống hệt Honda Vision có bản mới tại Việt Nam: Giá cực rẻ chỉ 26,5 triệu đồng, ăn 1,7 lít xăng/100km
6 giờ trước
SYM đã bổ sung màu đen xám hoàn toàn mới dành cho mẫu tay ga Shark 50.
Honda LEAD 125 2025 vừa ra mắt có gì đặc biệt: Thiết kế "lột xác" sang trọng, thêm màu mới
8 giờ trước
Mới đây, trong sự kiện giới thiệu hàng loạt sản phẩm mới, Honda Nhật Bản đã chính thức trình làng phiên bản cập nhật 2025 của mẫu xe tay ga LEAD 125. Đây là dòng xe vốn rất được ưa chuộng tại thị trường Việt Nam và duy trì được sự phổ biến tại Nhật Bản kể từ lần đầu ra mắt vào năm 2013.
Sở hữu SUV “quốc dân” Mazda CX-5 chỉ từ 714 triệu đồng
1 ngày trước
Tháng 5/2025, Mazda Việt Nam áp dụng chính sách ưu đãi đặc biệt dành cho Mazda CX-5 với giá bán chỉ từ 714 triệu đồng cùng quà tặng ưu đãi dịch vụ đến 15 triệu đồng, giúp khách hàng an tâm tận hưởng trọn vẹn mùa du lịch hè.