Hồ tiêu lại đối mặt với nguy cơ phải “giải cứu”

21/03/2018 18:46
Những dự đoán và cảnh báo về vỡ quy hoạch hồ tiêu và khủng hoảng thừa mặt hàng nông sản này đã được nhắc đến từ cách đây 2 năm, khi nhiều hộ nông dân chặt điều và trồng ồ ạt hồ tiêu khi thấy giá hồ tiêu tăng cao.

Tuy nhiên, đến thời điểm này, mặc dù giá hồ tiêu đã xuống rất thấp, nhiều nông dân vẫn tiếp tục mở rộng diện tích trồng hồ tiêu, và nguy cơ giải cứu loại nông sản này lại hiện hữu. Câu chuyện trồng theo phong trào đã được nhắc đến nhiều lần, xảy ra với nhiều loại nông sản nhưng vẫn chưa có biện pháp giải quyết triệt để.

Theo Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT),  năm 2015, hồ tiêu đạt tới mức 200.000 đồng/kg, gấp 4 lần so với giá thành.

Do vậy, năm 2010, nếu cả nước chỉ trồng 51.500ha hồ tiêu, thì đến hết năm 2017, con số này đã lên tới trên 152.000ha, tăng 196,3% so với năm 2010 và vượt quy hoạch năm 2020 trên 100.000ha. Chính mức lãi khủng này đã khiến một số nông dân mở rộng diện tích ngoài quy hoạch.

Ông Lê Văn Đức, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt cho biết, nông dân đa dạng diện tích bằng cách trồng xen hồ tiêu vào cà phê, có khoảng 15-20% diện hồ tiêu trồng xen.

Đáng báo động là hiện nay, mặc dù giá hồ tiêu xuống thấp, chỉ còn 61.000 đến 62.000 đồng/kg nhưng nhiều hộ dân các dân tộc ở các tỉnh Tây Nguyên, chủ yếu là Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai… vẫn tiếp tục tự phát mở rộng diện tích cây hồ tiêu.

Số liệu từ Cục Trồng trọt cho thấy, chỉ riêng năm 2017, đồng bào các dân tộc ở các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Lâm Đồng đã trồng mới thêm trên 16.207ha. Trong đó, Đắk Lắk là địa phương có diện tích tiêu trồng mới nhiều nhất với trên 5.500ha.

 Hồ tiêu lại đối mặt với nguy cơ phải “giải cứu” - Ảnh 1.
Ồ ạt trồng không theo quy hoạch, cộng với giá hồ tiêu xuống thấp, nông dân đứng trước thiệt hại lớn.

Trực trạng phá vỡ quy hoạch, ào ào trồng hồ tiêu ở cả những vùng đất không thích hợp, sử dụng nhiều giống tiêu không rõ nguồn gốc… khiến mỗi năm các tỉnh Tây Nguyên có hàng ngàn hécta tiêu bị sâu bệnh hại, dịch bệnh chết nhanh, chết chậm làm thiệt hại lớn cho bà con nông dân.

Đáng lo ngại nhất, theo Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, do cung vượt cầu, giá tiêu trên thế giới nói chung và giá tiêu ở Việt Nam đã liên tục giảm mạnh trong thời gian qua.

Hiện tại, giá tiêu ở Việt Nam chỉ còn hơn 60.000 đ/kg, gần sát với giá thành sản xuất bình quân chung của cả nước là hơn 49.000 đ/kg. Nếu xu hướng giá vẫn tiếp diễn như hiện nay, chúng ta lại có nguy cơ phải “giải cứu” hồ tiêu, trong khi so với các loại nông sản khác, hồ tiêu thuộc dạng sản phẩm không thể dùng nhiều trong các bữa ăn của người Việt.

Thực tế, cách đây hơn một năm, giá hồ tiêu cũng xuống thấp và nhiều hộ trồng tiêu đã đứng trước nguy cơ phá sản.

Vào thời điểm đó, Hiệp hội Hồ tiêu cũng đã phải đưa ra 7 giải pháp khẩn cấp để “giải cứu” hồ tiêu như đẩy công tác khuyến nông để nâng cao trình độ cho người trồng, chăm sóc, thu hoạch, chế biến hồ tiêu, đăc biệt trình độ canh tác theo VietGAP, Global GAP, canh tác theo hướng xen canh; các cơ quan chuyên trách của ngành nông nghiệp trung ương, địa phương và các doanh nghiệp trong ngành hồ tiêu đều phải có trách nhiệm để có hồ tiêu sạch theo tiêu chuẩn các thị trường nhập khẩu; quản lý chặt hơn nữa việc sản xuất và phân phối thuốc bảo vệ thực vật; tổ chức liên kết sản xuất hồ tiêu theo chuỗi, có chứng nhận xuất xứ vùng trồng, giảm bớt trung gian trong khâu thu mua nguyên liệu để có thể kiểm soát được chất lượng, đáp ứng yêu cầu các thị trường lớn, có giá trị cao như Mỹ, châu Âu…

Và giải pháp cốt lõi nhất được Hiệp hội Hồ tiêu đưa ra là cần quy hoạch diện tích trồng hồ tiêu cả nước ổn định ở mức 100.000ha. Tuy nhiên, đến nay, con số diện tích trồng hồ tiêu đã tăng vọt lên 152.000ha.

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh, các địa phương cần tập trung giảm diện tích ở những nơi không phù hợp với cây tiêu, không trồng mới ở những diện tích tiêu bị chết.

Ông Cường cũng lưu ý, các địa phương cần đẩy mạnh tuyên truyền, vận động để nông dân hiểu rõ sản lượng hồ tiêu thế giới đã vượt quá nhu cầu, tiêu là gia vị nên lượng sử dụng có hạn… không nên phát triển ồ ạt diện tích và sản lượng. Nếu không nhanh chóng tái cơ cấu, ngành hồ tiêu không chỉ có bị tụt hậu mà còn có phá vỡ ngành hàng, không có người mua, giảm uy tín sản phẩm.

Theo Cục Trồng trọt, tiêu Việt Nam chiếm khoảng 58% thị phần xuất khẩu trên thế giới. Mặc dù, là nước xuất khẩu hàng đầu nhưng chưa phải là nơi chế biến và thương mại hàng đầu thế giới. Do vậy, cần tiếp tục hỗ tợ xây dựng mô hình liên kết theo chuỗi, thí điểm như vậy ngành tiêu mới phát triển bền vững.

Tin mới

Loạt ô tô giảm giá cả trăm triệu đồng ngay trong tháng 5
8 giờ trước
Trong tháng 5, hàng loạt mẫu xe tiếp tục được nhà sản xuất và showroom giảm giá để kích cầu tiêu dùng.
Bán kẹp tóc vài ngàn đồng, chủ shop bỏ túi bạc tỉ
7 giờ trước
Xuất hiện rầm rộ từ đầu tháng 3, kẹp hoa sứ nhanh chóng trở thành “hot item”, được chị em săn đón trên sàn thương mại điện tử với giá trị giao dịch 2 tháng đạt hơn 1 tỉ đồng mỗi shop.
Yến sào xuất khẩu chính ngạch sang Pháp
6 giờ trước
Lô hàng tổ yến sào và các sản phẩm nông nghiệp Việt Nam vừa được thông quan 100% vào Pháp, đạt chuẩn chất lượng kiểm định nghiêm ngặt của thị trường châu Âu.
Một vị sếp quản cả 2 thương hiệu siêu xe xăng và điện lên tiếng: 'Đại gia thích siêu xe xăng hơn điện, cũng như thích đồng hồ cổ hơn là smartwatch'
5 giờ trước
CEO Bugatti Rimac Mate Rimac, nhờ vị trí cực kỳ đặc biệt của mình khi quản lý 2 thương hiệu siêu xe xăng (Bugatti) và siêu xe điện (Rimac) cùng lúc, đã đưa ra một so sánh khá thú vị.
Công ty Nhật Bản thu hồi 100.000 túi bánh mì gối cắt lát vì phát hiện xác chuột
4 giờ trước
Mặc dù nổi tiếng là quốc gia có tiêu chuẩn vệ sinh cực cao nhưng Nhật Bản lại liên tiếp vướng phải nhiều vụ bê bối liên quan đến thực phẩm khiến người dân ngày càng e ngại.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

35.736.572 VNĐ / tấn

163.30 JPY / kg

0.06 %

+ 0.10

Đường

SUGAR

10.810.413 VNĐ / tấn

19.27 UScents / lb

-1.58 %

- -0.31

Cacao

COCOA

225.556.864 VNĐ / tấn

8,864.00 USD / mt

1.94 %

+ 169.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

113.916.056 VNĐ / tấn

203.06 UScents / lb

0.04 %

+ 0.07

Đậu nành

SOYBEANS

11.257.337 VNĐ / tấn

1,204.00 UScents / bu

0.88 %

+ 10.50

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

10.448.570 VNĐ / tấn

372.50 USD / ust

-0.11 %

- -0.40

Dầu đậu nành

SOYBEAN OIL

24.857.778 VNĐ / tấn

44.31 UScents / lb

3.92 %

+ 1.67

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà khảo sát mỏ cát trên sông Hậu
4 giờ trước
Hôm nay 11/5, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà có chuyến khảo sát mỏ cát san lấp trên sông Hậu (huyện Trà Ôn, tại Vĩnh Long). Đây mỏ cát cung cấp cho dự án cao tốc Cần Thơ - Cà Mau.
Ngành sầu riêng còn nhiều mối lo
9 giờ trước
Ngành sầu riêng có doanh thu xuất khẩu hàng tỉ USD nhưng ẩn chứa nhiều bất ổn do phát triển quá nóng
Thanh long tăng giá, nhà vườn ngày đêm canh giữ cây
12 giờ trước
Vào mùa khô hạn như hiện nay, giá trái thanh long tại tỉnh Tiền Giang ở mức cao và khan hiếm nên đã xảy ra tình trạng trộm đột nhập vào vườn hái trái thanh long. Nhà vườn trồng cây thanh long hiện phải ngày đêm canh giữ trái cây này, tránh bị đối tượng xấu hái cắp.
Nông dân nuôi cua biển lãi đến 160 triệu đồng/ha/vụ
19 giờ trước
Từ đầu tháng 5 đến nay, nông dân ở các vùng ven biển thuộc các huyện Cầu Ngang, Trà Cú, Châu Thành, Duyên Hải, thị xã Duyên Hải bước vào vụ thu hoạch nuôi cua biển đầu tiên trong năm 2024.