Hòa Phát ước lãi 8.100 tỷ đồng lợi nhuận sau 11 tháng, chủ tịch Trần Đình Long “đánh tiếng” mua cổ phiếu

04/12/2018 15:18
Tỷ lệ cổ tức năm 2019 của Hòa Phát sẽ tiếp tục tối thiểu bằng năm 2018 (30%), nhưng nhiều khả năng sẽ là cổ tức bằng cổ phiếu do đang trong quá trình đầu tư khu Dung Quất.

Chiều 4/12, Tập đoàn Hòa Phát (HPG) đã tổ chức buổi gặp mặt nhà đầu tư nhằm cập nhật tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh doanh nghiệp.

Ông Trần Đình Long – Chủ tịch Hòa Phát cho biết sau 11 tháng đầu năm, về cơ bản Tập đoàn đã hoàn thành kế hoạch kinh doanh năm. Mặc dù về cuối năm do biến động ngành thép thế giới đi xuống có ảnh hưởng đôi chút đến HPG, nhưng nhìn chung HPG vẫn hoàn thành kế hoạch kinh doanh với doanh thu 11 tháng đạt trên 50.000 tỷ, lợi nhuận đạt 8.100 tỷ sau thuế (kế hoạch 2018: doanh thu 55.000 tỷ đồng, LNST 8.050 tỷ đồng).

Về khu liên hợp thép Dung Quất, ông Long cho biết khi hoàn thành vào năm 2020, sản lượng thép Hòa Phát sẽ tăng lên 5 triệu tấn. Kế hoạch xây dựng nhà máy hiện tương đối đúng tiến độ, dự kiến đến cuối quý 1, đầu quý 2/2019 lò cao số 1 sẽ đi vào hoạt động.

Chủ tịch Hòa Phát cho biết dự án Dung Quất là trọng tâm của Tập đoàn. Thậm chí vài tháng nay ông không gặp các giám đốc một số mảng kinh doanh như điện lạnh, nội thất…vì muốn tập trung vào dự án Dung Quất.

Về việc quỹ ngoại liên tiếp bán ròng HPG thời gian gần đây, ông Long cho rằng quỹ PENM là nhà đầu tư nên việc đến hạn phải bán ra là bình thường. Cá nhân chủ tịch HPG không bán ra, thậm chí sẽ mua thêm vào.

Đại diện PENM cho biết quỹ là đối tác chiến lược lâu năm của HPG từ năm 2007 và cho đến giờ đã có 4 quỹ do PENM quản lý đang đầu tư vào HPG. Hiện PENM đang trong giai đoạn huy động quỹ mới để đầu tư vào HPG, điều này thể hiện cam kết lâu dài đầu tư vào HPG.

Trong quá khứ, khi đến hạn thoái quỹ (10 năm), các quỹ thuộc PENM quản lý buộc phải bán đi các cổ phiếu trong danh mục và điều này đã gây ra ảnh hưởng đôi chút đến thị trường. Nhưng sau đó, quỹ khác thuộc PENM lập tức mua lại.

Hiện tại, PENM III chưa bán nhiều HPG. Việc bán cổ phiếu như vậy là điều bắt buộc do điều khoản quỹ. Nhưng PENM III còn 2,5 năm nữa mới đến thời hạn đóng quỹ nên có thể sẽ chưa bán hết cổ phiếu HPG ngay lúc này.

Khi được hỏi về sau Dung Quất, Hòa Phát sẽ tiếp tục làm gì để thúc đẩy tăng trưởng? Ông Long cho biết Tập đoàn đang nghiên cứu nhiều hướng. Có thể Tập đoàn sẽ tìm thêm ngành hàng nào mới có thể phát triển hoặc nếu thị trường thép tốt, Hòa Phát sẽ nâng công suất Dung Quất lên.

Đánh giá về các yếu tố ảnh hưởng tới Hòa Phát trong giai đoạn 2019 – 2020, ông Long cho rằng thép vẫn là trọng số lớn, yếu tố ảnh hưởng nhất tới Hòa Phát. Do vậy, có 2 yếu tố sẽ ảnh hưởng tới Tập đoạn là (1) Theo chu kỳ của ngành thép thế giới và tăng trưởng kinh tế thế giới. Trong đó, trọng số đặc biệt là Trung Quốc; (2) Thép là ngành ăn theo, phụ thuộc vào sự phát triển của thị trường BĐS. Cá nhân Chủ tịch Hòa Phát đánh giá thị trường BĐS Việt Nam vẫn đi lên.

Về kế hoạch năm 2019, ông Long chưa tiết lộ con số cụ thể. Nhưng về sản lượng tiêu thụ vào khoảng 4 triệu tấn thép (năm 2018 tiêu thụ 2,3 triệu tấn). Tỷ lệ cổ tức năm 2019 sẽ tiếp tục tối thiểu bằng năm 2018 (30%), nhưng nhiều khả năng sẽ là cổ tức bằng cổ phiếu.

Ông Long cho rằng nếu thị trường BĐS không quá xấu, chiến tranh thương mại không có gì phức tạp hơn thì KQKD năm 2019 của Hòa Phát sẽ tốt hơn năm nay.

Hòa Phát ước lãi 8.100 tỷ đồng lợi nhuận sau 11 tháng, chủ tịch Trần Đình Long “đánh tiếng” mua cổ phiếu - Ảnh 1.

Diễn biến cổ phiếu HPG

Về kế hoạch để gia tăng thị phần, ông Long cho rằng Hòa Phát có rất nhiều việc phải làm, nhưng quan trọng hơn cả là phải giữ vững, nâng cao chất lượng sản phẩm. Hữu xạ tự nhiên hương, làm sản phẩm tốt ắt sẽ có người mua.

Với câu hỏi Hòa Phát liệu có tham gia sâu vào mảng BĐS? Ông Long cho rằng thời điểm này sẽ chưa tham gia vì đang tập trung vào khu Dung Quất.

Tin mới

Ngày này năm xưa: Bộ đôi Elantra, Tucson cùng ra mắt, đều giảm doanh số nhưng vị thế hoàn toàn trái ngược
3 giờ trước
Sự kiện ra mắt bộ đôi Elantra và Tucson đánh dấu bước điều chỉnh sản phẩm nhằm duy trì sức cạnh tranh trong hai phân khúc sedan hạng C và SUV hạng C vốn có sự cạnh tranh gay gắt.
Công an Hà Nội thu giữ hơn 100 tấn hàng hóa thực phẩm chức năng, thiết bị y tế giả
3 giờ trước
Phòng cảnh sát kinh tế Công an TP Hà Nội triệt phá thành công chuyên án thu giữ hơn 100 tấn thực phẩm chức năng, thiết bị y tế giả do Phạm Ngọc Tiến và vợ là Đoàn Thị Nguyệt (cùng SN 1988, trú tại Phúc La, Hà Đông, Hà Nội) cầm đầu.
Bán điện thoại 30 triệu mà pin chỉ 3.900 mAh, Samsung vẫn thua "công nghệ thần thánh" này của Trung Quốc
2 giờ trước
Trung Quốc đã có được công nghệ mới có thể giúp Galaxy S25 Edge trở nên hoàn hảo hơn. Nhưng rất tiếc Samsung chưa làm được điều này.
'Sao đổi ngôi' trên thị trường gọi xe công nghệ
2 giờ trước
Số liệu thống kê mới nhất của quý I/2025 cho thấy một cuộc đổi ngôi đang âm thầm diễn ra trên thị trường taxi và taxi công nghệ tại Việt Nam, khi cán cân ngày càng nghiêng về nền tảng thuần điện nội địa Xanh SM và tốc độ tăng trưởng ngày càng chậm lại của Grab.
Yamaha Force X 125cc 2025 ra mắt: Thiết kế 'lai địa hình' phá cách, giá chỉ hơn 30 triệu đồng
2 giờ trước
Với giá bán niêm yết chỉ hơn 30 triệu VNĐ, mẫu xe này được định vị ở phân khúc tay ga phổ thông, nhưng lại sở hữu nhiều chi tiết thiết kế lạ mắt, cùng một số nâng cấp thực dụng đáng chú ý.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.