Hoàn thiện thể chế cho doanh nghiệp nhà nước: Đảm bảo "đoàn tàu" chạy đúng hướng

12/09/2019 09:34
Hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách về cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước đã được ban hành khá đồng bộ...

Hơn hai năm thực hiện Nghị quyết 12 ngày 3/6/2017 của Trung ương Đảng về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước, Chính phủ, Quốc hội dốc lực cho công tác xây dựng thể chế để rõ "đường ray" đảm bảo cho "đoàn tàu" doanh nghiệp nhà nước chạy đúng hướng.

Theo đó, hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách về cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước đã được ban hành khá đồng bộ. Cụ thể, Chính phủ đã ban hành 13 nghị định, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 2 quyết định liên quan đến cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước. 

Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 60/2018 về tiếp tục hoàn thiện và đẩy mạnh việc thực hiện chính sách pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. 

Quyết định số 1232/QĐ-TTg ngày 17/8/2017 phê duyệt danh mục doanh nghiệp có vốn nhà nước thực hiện thoái vốn giai đoạn 2017 - 2020 nhằm thực hiện định hướng về lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp nhà nước. 

Hàng loạt các quy định về định giá đất đai, tài sản hữu hình, tài sản vô hình trong cổ phần hóa theo cơ chế thị trường và về trách nhiệm của tổ chức tư vấn độc lập, Kiểm toán Nhà nước trong định giá tài sản, vốn và xác định giá trị doanh nghiệp cũng đã được ban hành.  

Hoàn thiện và nâng cao các thiết chế hiện có để hỗ trợ cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp như Nghị định số 126/2017/NĐ-CP với những đổi mới về đa dạng hóa các phương thức bán cổ phần theo thông lệ quốc tế, trao quyền chủ động cho cơ quan đại diện chủ sở hữu, tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa; quy định rõ trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc công bố các loại thông tin mà nhiều nhà đầu tư quan tâm. 

Công bố Danh mục doanh nghiệp nhà nước phải cổ phần hóa 2017 - 2020 tại Văn bản số 991/TTg-ĐMDN ngày 10/7/2017 và Danh mục doanh nghiệp có vốn nhà nước thực hiện thoái vốn giai đoạn 2017 - 2020 tại Quyết định số 1232/QĐ-TTg ngày 17/08/2017... 

Ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số nội dung về chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC); Nghị định quy định về điều lệ tổ chức và hoạt động của SCIC; Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1001/QĐ-TTg ngày 10/7/2017 phê duyệt "Phương án sắp xếp, phân loại doanh nghiệp của SCIC đến năm 2020"; Quyết định số 2012/QĐ-TTg ngày 13/12/2017 phê duyệt phương án cơ cấu lại SCIC đến năm 2020...

Các cơ chế, chính sách để doanh nghiệp nhà nước vận hành theo cơ chế thị trường cũng đã được hình thành đồng bộ hơn. Chính phủ ban hành các Nghị định hướng dẫn Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp. 

Các hướng dẫn cơ bản đã bao phủ các lĩnh vực của nền kinh tế, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp nhưng vẫn bảo đảm vai trò chỉ đạo của Nhà nước, thực hiện công khai, minh bạch thông tin về hoạt động của doanh nghiệp. Quy định trách nhiệm của tập thể và cá nhân trong việc quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp. 

"Ở các nước, các tập đoàn, tổng công ty có luật riêng, hệ thống pháp luật để quản lý đã khá đầy đủ, còn chúng ta hiện chỉ có nghị định riêng đối với một số tập đoàn lớn như Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Viettel... Các tập đoàn, tổng công ty còn lại phần lớn chưa có. Vì thế, Chính phủ còn phải dành nhiều quan tâm cũng như nỗ lực nhiều hơn nữa trong công tác xây dựng thể chế để đảm bảo cho các doanh nghiệp của chúng ta hoạt động hiệu quả hơn, đóng góp cho đất nước nhiều hơn".
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc

Về pháp lý, cơ chế, chính sách hiện nay đã đảm bảo sự cạnh tranh bình đẳng giữa doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp ngoài nhà nước. Hầu hết doanh nghiệp nhà nước đã vận hành theo cơ chế thị trường. Việc quyết định giá cả về cơ bản đã theo quan hệ cung - cầu trên thị trường và cạnh tranh bình đẳng giữa các loại hình doanh nghiệp.Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã đi vào hoạt động và từng bước ổn định tổ chức. Đã đổi mới cơ chế, chính sách cho nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống quản trị và nâng cao năng lực, phẩm chất của đội ngũ cán bộ quan lý doanh nghiệp nhà nước...

Về phía doanh nghiệp nhà nước, các doanh nghiệp đã cập nhật, cụ thể hóa các quy định của pháp luật, điều lệ doanh nghiệp thông qua việc ban hành các văn bản quản lý nội bộ tương đối đầy đủ, giúp công tác điều hành và giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng minh bạch và hiệu quả; phát hiện và xử lý kịp thời những yếu kém, vi phạm nhằm nâng cao trách nhiệm trong việc chấp hành pháp luật. 

Một số tập đoàn, tổng công ty đã triển khai áp dụng ký hợp đồng ủy quyền đối với người đại diện phần vốn nhà nước tại các doanh nghiệp có vốn góp của Nhà nước, thực hiện chế độ hợp đồng lao động đối với người quản lý, lãnh đạo doanh nghiệp thành viên.

Tin mới

Siêu thị thắng lớn, chợ vắng hoe dịp lễ 30-4
2 giờ trước
Lượng khách mua sắm tại các siêu thị khu vực trung tâm TP HCM tăng cao trong dịp lễ 30-4, doanh thu nhiều hệ thống lớn kỳ vọng tăng hơn mức 20%-30% theo dự kiến
Không phải dầu thô hay khí đốt, châu Âu bất ngờ săn lùng một mặt hàng của Nga bất chấp lệnh trừng phạt, nhập khẩu tăng hơn 10 lần
2 giờ trước
Châu Âu đã nhập khẩu hơn 474.000 tấn mặt hàng này từ Nga trong tháng 1/2025 so với chỉ hơn 36 nghìn tấn vào một năm trước.
Thị trường ngày 2/5: Giá dầu tăng gần 2%, cà phê giảm hơn 4%, vàng thấp nhất trong hai tuần
3 giờ trước
Kết thúc phiên 1/5 giá dầu tăng gần 2% sau khi Tổng thống Mỹ đe dọa áp đặt lệnh trừng phạt thứ cấp đối với Iran, vàng giảm xuống mức thấp nhất trong gần hai tuần, đồng tăng sau đợt bán tháo mạnh, cà phê giảm mạnh.
Nước nào tiêu thụ cá tra Việt Nam lớn nhất thế giới?
4 giờ trước
Xuất khẩu cá tra tăng vọt trong những tháng đầu năm. Trong đó, Mỹ và Trung Quốc là hai nước mua nhiều cá tra Việt Nam nhất, với sản phẩm chủ lực là phile cá đông lạnh.
Vừa gia nhập thị trường Trung Quốc chưa được bao lâu, đối thủ sầu riêng của Thái Lan, Việt Nam bất ngờ gặp khó, năng suất thấp nhất trong 1 thập kỷ
5 giờ trước
Tham vọng chiếm lĩnh thị trường sầu riêng Trung Quốc của quốc gia này đang đứng trước thách thức.

Tin cùng chuyên mục

Đắt gấp 5 lần iPhone, điện thoại 160 triệu đồng sắp về tay giới thượng lưu Việt xịn cỡ nào?
3 ngày trước
Ngày càng nhiều đại gia Việt yêu thích dòng điện thoại này.
Volkswagen Việt Nam và VIB ưu đãi lãi suất độc quyền 0% cho khách mua xe
16/04/2025 02:00
Đón mừng Đại lễ 30/4 và 1/5, Volkswagen Việt Nam phối hợp với Ngân hàng Quốc Tế (VIB) triển khai chương trình ưu đãi độc quyền lãi suất 0% dành cho khách hàng mua xe trong tháng 4.
Giải Golf Hữu nghị Việt Nam – ASEAN mở rộng 2025 có gì đặc biệt?
28/03/2025 17:53
Nhân dịp kỷ niệm 30 năm Việt Nam gia nhập ASEAN (1995 - 2025), Giải Golf Hữu nghị Việt Nam - ASEAN Mở rộng 2025 sẽ chính thức diễn ra từ ngày 19 - 20/4 tới đây tại tỉnh Vĩnh Phúc. Tổng giá trị giải thưởng lên đến 10 tỷ đồng.
Hãng điện thoại Trung Quốc từng "mất tích bí ẩn" bất ngờ tái xuất ở Việt Nam: Tiếng tăm ngang hàng Xiaomi
28/03/2025 08:16
Đây là thương hiệu Trung Quốc chuyên các mẫu điện thoại giá tốt, cấu hình cao, sáng ngang với những cái tên đình đám như Xiaomi, Oppo hay Huawei.