Hơn 20 tỷ USD thỏa thuận hợp tác được ký trong một tuần APEC

14/11/2017 07:42
"Trong vòng 10 năm trở lại đây thì APEC 2017 có sự góp mặt của nhiều nhà lãnh đạo nhất"...

"Tuần lễ Cấp cao APEC 2017 đã thành công ngoài dự tính từ khâu tổ chức đến kết quả. Chúng ta gặp được thiên thời, địa lợi trong quá trình tổ chức, kể cả vấn đề thời tiết cũng ủng hộ chúng ta rất nhiều".

Đó là khẳng định của Phó thủ tướng - Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh tại cuộc họp báo nhằm chia sẻ thông tin, đánh giá ban đầu về Tuần lễ Cấp cao APEC 2017 nói riêng và Năm APEC 2017 nói chung, chiều 13/11.

Khẳng định vị thế

Theo Phó thủ tướng, Tuần lễ Cấp cao APEC 2017 có sự tham dự của lãnh đạo cấp cao của hầu hết các nền kinh tế thành viên trong 10 năm qua.

Tính chung cả năm 2017, Việt Nam đã đón khoảng 21.000 đại biểu tới tham dự các hội nghị APEC tại các tỉnh thành của Việt Nam và riêng Tuần lễ Cấp cao là 11.000 người, gồm lãnh đạo cấp cao, các quan chức cùng hơn 2.000 doanh nghiệp hàng đầu khu vực, quốc tế và 800 doanh nghiệp Việt Nam.

Ngoài ra còn có lãnh đạo các tổ chức quốc tế và các ngân hàng uy tín trên toàn cầu.

"Thành công cả về nội dung và tổ chức là đánh giá chung của các nền kinh tế thành viên tham dự đối với Việt Nam trong vai trò nền kinh tế chủ nhà. Qua việc tổ chức thành công Năm APEC 2017, Việt Nam đã khẳng định được vị thế của mình", Phó thủ tướng cho hay.

Vai trò dẫn dắt

Theo Phó thủ tướng, tại Hội nghị Cấp cao APEC 2017, "chúng ta không chỉ tham gia mà còn đóng vai trò dẫn dắt những chủ đề cũng như nội dung trong hội nghị. APEC 2017 cũng là dịp đưa quan hệ song phương với các nước lên tầm mới.

Trong đó, thành công lớn nhất là duy trì được mục tiêu của APEC trong bối cảnh phức tạp của tình hình thế giới, kinh tế, có chiều hướng khác nhau trong vấn đề kinh tế, thương mại, đầu tư và những lĩnh vực mới. Đồng thời, đã khẳng định vai trò của APEC là diễn đàn liên kết kinh tế hàng đầu quốc tế và khu vực.

Phó thủ tướng cho biết, với vai trò là nền kinh tế chủ nhà, Việt Nam đã thành công khi tạo được sự quan tâm chung của các nền kinh tế thành viên với chủ đề "Tạo động lực mới cùng vun đắp tương lai chung" cùng 4 ưu tiên được các thành viên quan tâm và ủng hộ: tăng trưởng bền vững sáng tạo và bao trùm; đẩy mạnh liên kết kinh tế khu vực sâu rộng; nâng cao năng lực cạnh tranh và sáng tạo của các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa; tăng cường an ninh lương thực và nông nghiệp bền vững ứng phó với biến đổi khí hậu.

Bên cạnh đó, các sáng kiến mà Việt Nam đưa ra cũng được các nền kinh tế thành viên chấp thuận. Các vấn đề ưu tiên nêu ra đều được các nền kinh tế thành viên quan tâm thảo luận.

Đáng chú ý, các văn kiện được đưa ra trong Tuần lễ Cấp cao APEC tạo định hướng cho những năm sắp tới, bởi 2017 là năm khó khăn nhất trong những năm qua do khác biệt quan điểm về bảo hộ, tự do hóa thương mại.

"Mong muốn thì còn rất nhiều, tuy nhiên chúng ta tạm hài lòng với những gì đạt được. Trước khi Tuần lễ Cấp cao APEC 2017 diễn ra, nhiều nước không nghĩ rằng sẽ có một tuyên bố chung. Tuy nhiên, với nhiều sáng kiến và sự nỗ lực của một nước chủ nhà, chúng ta đã đạt được tuyên bố chung cùng nhiều phụ lục đi kèm", Phó thủ tướng nói.

4 chuyến thăm cấp cao

Tuần lễ Cấp cao APEC 2017 cũng là dịp quan trọng để nâng tầm quan hệ song phương của Việt Nam với các nước.

Trong Tuần lễ Cấp cao APEC 2017, Việt Nam đã có 4 chuyến thăm cấp cao của các nền kinh tế lớn như Mỹ, Trung Quốc, Chile, Canada, đồng thời tiến hành 50 cuộc trao đổi cấp cao với các nước.

Đáng chú ý, là việc các doanh nghiệp, nhà đầu tư đã ký 121 thỏa thuận với các đối tác trong khu vực, với giá trị hơn 20 tỷ USD.

"Trong vòng 10 năm trở lại đây thì APEC 2017 có sự góp mặt của nhiều nhà lãnh đạo nhất. Đây cũng là lần đầu tiên Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cùng tham dự, phát biểu".

"Vị thế của Việt Nam trong vai trò của nước chủ nhà APEC 2017 còn được khẳng định bởi sự nhận lời tham dự từ sớm của các nhà lãnh đạo lớn như Tổng thống Donald Trump, Chủ tịch Tập Cận Bình, Thủ tướng Shinzo Abe...", Phó thủ tướng thông tin thêm.

Tin mới

Nóng tại Quảng Ninh: Phát hiện một hộ kinh doanh có hơn 2.000 kg thực phẩm không rõ nguồn gốc, hộ khác có 5,6 triệu con ngao hoa giống không rõ xuất xứ
9 giờ trước
Lực lượng quản lý thị trường Quảng Ninh ra quân và xử lý 43 vụ vi phạm sau 1 tuần triển khai Tháng cao điểm.
Xôn xao chuỗi cà phê The Coffee House bịt ổ điện, cộng đồng mạng dậy sóng: “Đuổi khéo” khách ngồi lâu?
10 giờ trước
Động thái bịt ổ điện của chuỗi cà phê này khiến không ít người cho rằng để tránh thực khách ngồi lâu tại quán cà phê.
Cặp xe VinFast đã đến nước đông dân nhất thế giới: Màu sơn 'không dành để bán', tiết lộ điều gì?
10 giờ trước
Chiếc xe VinFast này có thể tới vì một mục đích đặc biệt, dường như sẽ không được bán ra tại đây.
Yamaha nhá hàng xe tay ga đời mới dễ làm dân phượt thích mê: Mạnh gấp rưỡi Exciter, dáng ngồi thoải mái
10 giờ trước
Điều gì khiến Yamaha tự tin gọi mẫu xe tay ga này là "biểu tượng mới của xe ga thể thao"?
Bất ngờ thông tin sầu riêng nhiễm chất cấm
11 giờ trước
Sau khi Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT) cử nhiều đoàn kiểm tra tại các vùng trồng trọng điểm, kết quả ban đầu cho thấy, nguy cơ cao nhất tập trung ở một số địa phương vùng Tây Nam bộ.

Tin cùng chuyên mục

Tịch thu 100 kg vàng và hơn 44 tỷ tiền mặt giấu trong 4 vali riêng
11 giờ trước
Vụ việc bị phát hiện khi lực lượng an ninh tiến hành kiểm tra hành lý của chuyến bay khởi hành đến Thổ Nhĩ Kỳ.
Loạt xe Omoda & Jaecoo giảm tới 90 triệu đồng, có mẫu xuống ngang SUV cỡ A
12 giờ trước
Hai dòng xe Omoda C5 và Jaecoo J7 đều đang có những động thái để thúc đẩy doanh số trong bối cảnh thị trường nhiều biến động.
Biển số 88A-888.88 có giá trúng đấu giá hơn 21 tỷ đồng
12 giờ trước
Tại phiên đấu giá diễn ra vào chiều ngày 22/5, biển số ô tô 88A-888.88 của tỉnh Vĩnh Phúc có giá trúng đấu giá là hơn 21 tỷ đồng.
Từng là xe 'quốc dân' của người Việt, phân khúc này giờ đây không có mẫu xe nào vượt doanh số 1.000 chiếc sau 4 tháng đầu năm
16 giờ trước
Mẫu xe có doanh số cao nhất phân khúc chỉ đạt trên 800 xe/4 tháng, trung bình khoảng 200 xe/tháng.