Hơn 58.000 tỷ đồng tài trợ điện gió, điện mặt trời có nguy cơ thành nợ xấu thuộc về các chủ đầu tư nào?

16/03/2023 16:06
“Nếu cơ chế mới được áp dụng, chỉ tính riêng 34 dự án đã hoàn thành đầu tư xây dựng, ước tính tổng vốn đã đầu tư gần 85.000 tỷ đồng trong đó khoảng trên 58.000 tỷ đồng được tài trợ từ nguồn vốn ngân hàng, sẽ có nguy cơ vỡ phương án tài chính, nợ xấu, doanh nghiệp và ngân hàng không thể thu hồi vốn.” – 36 nhà đầu tư cho biết.

36 nhà đầu tư có các dự án điện mặt trời, điện gió chuyển tiếp tại Việt Nam vừa gửi Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính văn bản kiến nghị khắc phục những bất cập trong việc xây dựng và ban hành cơ chế giá phát điện nhà máy điện mặt trời, điện gió chuyển tiếp.

Trong văn bản Thủ tướng, các nhà đầu tư cho biết do ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, có 84 dự án năng lượng tái tạo với tổng công suất là 4.676,62 MW (trong đó gồm có 4.184,8 MW điện gió và 491,82MWac điện mặt trời) đã bị chậm tiến độ vận hành thương mại so với kế hoạch làm cho các dự án này không kịp hưởng giá điện cố định (FIT) như được Quy định.

Trong đó đặc biệt là nhóm 34 dự án chuyển tiếp với tổng công suất 2.090,97MW đã hoàn tất thi công và hoàn thiện công tác thử nghiệm đảm bảo đủ điều kiện huy động (theo thông tin cập nhật đến tháng 3 năm 2023).

Các nhà đầu tư cho biết đã chờ đợi trong thời gian dài để Chính phủ ban hành cơ chế giá phát điện mới làm tiền đề cho việc thỏa thuận giá bán điện với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN). Tuy nhiên, các chính sách áp dụng cho các dự án chuyển tiếp gần đây do Bộ Công Thương ban hành - trong đó quy định tại Quyết Định 21 và Thông Tư 01 - đã khiến nhà đầu tư vô cùng lo lắng do các điểm bất cập về pháp lý cũng như về hiệu quả tài chính cho nhà đầu tư, làm cho nhà đầu tư có thể lâm vào tình trạng thua lỗ và phá sản.

Các văn bản Bộ Công Thương ban hành được đề cập gồm Thông tư số 15/2022 /TT-BCT ngày 03/10/2022 của Bộ Công Thương quy định về phương pháp xây dựng khung giá phát điện nhà máy điện mặt trời, điện gió chuyển tiếp; Quyết định số 21/QĐ-BCT ngày 07/01/2023 của Bộ Công Thương ban hành khung giá điện nhà máy điện mặt trời, điện gió chuyển tiếp và Thông tư số 01/2023/TT-BCT ngày 19/01/2023 của Bộ Công Thương về bãi bỏ một số quy định tại các Thông tư 02 và Thông tư 18 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định thực hiện phát triển dự án điện gió, điện mặt trời và hợp đồng mua bán điện mẫu.

Đặc biệt, các nhà đầu tư cho rằng cơ chế giá phát điện thiếu hợp lý sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường đầu tư, giảm khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài do sự thiếu ổn định chính sách phát triển năng lượng sạch; cũng như ảnh hưởng tới hệ thống tài chính – ngân hàng.

“Nếu cơ chế mới được áp dụng, chỉ tính riêng 34 dự án đã hoàn thành đầu tư xây dựng, ước tính tổng vốn đã đầu tư gần 85.000 tỷ đồng trong đó khoảng trên 58.000 tỷ đồng được tài trợ từ nguồn vốn ngân hàng , sẽ có nguy cơ vỡ phương án tài chính, nợ xấu, doanh nghiệp và ngân hàng không thể thu hồi vốn.” – 36 nhà đầu tư cho biết.

34 dự án được kể trên bao gồm 28 dự án điện gió với tổng công suất 1.638,35MW và 6 dự án điện mặt trời với tổng công suất 452,62Mwac. Cụ thể:

Hơn 58.000 tỷ đồng tài trợ điện gió, điện mặt trời có nguy cơ thành nợ xấu thuộc về các chủ đầu tư nào? - Ảnh 1.

Trong đó, có 4 dự án điện gió (NMĐG Chơ Long, Hòa Đông 2, Yang Trung, Lạc Hòa 2 - tổng công suất 426,1 MW) và 3 dự án điện mặt trời (ĐMT Thiên Tân 1.2, 1.3, 1.4 - tổng công suất 192 MWac) do các công ty thành viên của T&T Group làm chủ đầu tư.

Trong năm 2021, các công ty trên đã phát hành hàng loạt trái phiếu với tổng giá trị phát hành lên hơn 8.100 tỷ đồng. Sau khi 1 số lô đã đáo hạn và mua lại 1 số trái phiếu, dư nợ trái phiếu hiện tại của nhóm công ty này còn khoảng 7.775 tỷ đồng.

Cụ thể, CTCP Phong điện Chơ Long đã phát hành 5 lô trái phiếu có tổng giá trị phát hành là 990 tỷ đồng, trong đó lô trái phiếu mã CLWCH2124001 trị giá 40 tỷ đã đáo hạn. Hiện tại, dư nợ trái phiếu của Phong điện Chơ Long còn 950 tỷ đồng.

Công ty TNHH Điện gió Hòa Đông 2 phát hành 17 lô trái phiếu, 1 lô đã đáo hạn, 1 lô đã mua lại 30 tỷ đồng, dư nợ trái phiếu còn lại 2.475 tỷ đồng. CTCP Phong Điện Yang Trung phát hành 6 lô trái phiếu, 1 lô đã đáo hạn, dư nợ còn lại 920 tỷ đồng.

Đối với 2 công ty điện mặt trời, CTCP Công nghiệp năng lượng Ninh Thuận phát hành 1 lô trái phiếu có trị giá phát hành 2.200 tỷ đồng, đã mua lại 60 tỷ và dư nợ trái phiếu hiện tại là 2.140 đồng. Còn công ty TNHH Đầu tư và phát triển năng lượng Ninh Thuận cũng phát hành 1 lô trái phiếu trị giá phát hành là 1.350 tỷ đồng, mua lại 60 tỷ đồng và dư nợ hiện tại 1.290 đồng.

Nhà máy điện mặt trời Trung Nam – Thuận Nam có công suất lớn nhất trong số 34 dự án với công suất chưa COD (vận hành thương mại) là 172,12 MW do Công ty TNHH Điện mặt trời Trung Nam Thuận Nam (thuộc Trung Nam Group) làm chủ đầu tư.

Được biết, quy mô diện tích dự án là 264 ha tại xã Lợi Hải và xã Bắc Phong, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận. Dự án sử dụng hơn 700.000 tấm pin, được khởi công vào tháng 7/2018. Theo Trung Nam, dự án có tổng chi phí xây dựng là 12.000 tỷ đồng.

Nhóm nhà đầu tư nói trên cho rằng về lâu dài, cơ chế giá không đạt hiệu quả sẽ dẫn đến việc dừng hoặc chậm đầu tư các dự án năng lượng, dẫn tới không đảm bảo an ninh năng lượng, không thực hiện được các chính sách và cam kết về chuyển dịch năng lượng, giảm phát thải carbon và lộ trình cắt giảm khí thải của Chính phủ, đồng thời làm suy giảm cơ hội tạo chuỗi cung ứng nội địa và tạo việc làm cho người dân địa phương.

Tin mới

"Sau khi dùng thử Galaxy S24, tôi nghĩ Samsung nên lấy cắp ngay trò này của iPhone": Đảm bảo bán chạy hơn
8 giờ trước
Samsung có lẽ đang làm thừa một chiếc điện thoại. Doanh số của mẫu này trong dòng Galaxy S năm nào cũng tồi tệ.
Apple cảnh báo nóng: Tuyệt đối không được sạc iPhone theo cách này vì rất dễ gây cháy nổ, nhiều người Việt đang mắc phải cần thay đổi ngay!
7 giờ trước
Gã khổng lồ công nghệ Apple đã đưa ra cảnh báo về thói quen người dùng để điện thoại sạc pin qua đêm khi đang ngủ.
Xem trước Omoda E5 mở bán tại Việt Nam trong năm nay: Chạy 430km/lần sạc, nhiều trang bị an toàn dễ hút khách
6 giờ trước
Omoda E5 là mẫu xe thuần điện đầu tiên của thương hiệu Chery được công bố mở bán tại Việt Nam.
Giá vé máy bay đắt đỏ, dân đổ xô đi du lịch gần, homestay ven Hà Nội bội thu
5 giờ trước
Do nhu cầu của du khách tăng cao, nhiều homestay ở ngoại thành Hà Nội và các vùng lân cận đã kín phòng từ cả tháng nay.
Các dịch vụ đi lại, lưu trú, ăn uống dịp nghỉ lễ 30-4 gây áp lực lên mặt bằng giá
5 giờ trước
Bộ Tài chính cho biết công tác điều hành giá thời gian tới sẽ đối mặt với một số áp lực, do đó cần sự chủ động, linh hoạt để ứng phó

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.