HSC: Hiện vẫn còn khoảng 400 nghìn tỷ đồng nợ xấu chưa xử lý

21/11/2017 15:20
Theo ước tính của HSC, hiện vẫn còn khoảng 400 nghìn tỷ đồng nợ xấu chưa xử lý, tương đương 6,1% tổng dư nợ tại thời điểm cuối quý III/2017.

Tại phiên trả lời chất vấn sáng ngày 17/11 tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV, Thống đốc NHNN cho biết tính đến cuối tháng 9/2017, tỷ lệ nợ xấu nội bảng toàn hệ thống là 2,34%, giảm so với tỷ lệ 2,46% tại thời điểm cuối năm 2016.

"Nếu đánh giá một cách thận trọng, tổng số nợ tiềm ẩn có thể thành nợ xấu, nợ xấu nội bảng và nợ xấu đã bán cho VAMC chưa xử lý được thì tính đến cuối tháng 9/2017 là 566 nghìn tỷ đồng giảm so với mức 600 nghìn tỷ đồng tại thời điểm cuối năm 2016, tỷ lệ nợ xấu là 8,61% giảm so với mức 10,08% tại thời điểm cuối năm trước", Thống đốc Lê Minh Hưng báo cáo trước Quốc hội.

Theo CTCK HSC, có hai lý do khiến tỷ lệ nợ xấu trong thời gian qua giảm. Thứ nhất là do cơ sở so sánh lớn hơn, khi tổng tín dụng tăng với tăng trưởng tín dụng trong 9 tháng đầu năm đạt 12,16%, từ 5.861 nghìn tỷ đồng vào cuối năm 2016 lên 6.573 nghìn tỷ đồng.

Thứ hai, giá trị nợ xấu cũng giảm 34 nghìn tỷ đồng nhờ đẩy mạnh thanh lý và xử lý nhờ lợi nhuận toàn ngành trong năm nay đã được cải thiện cộng với áp lực từ Chính phủ yêu cầu xử lý vấn đề nợ xấu triệt để và toàn diện.

Đánh giá của HSC cho biết số liệu của NHNN có vẻ là thống kê toàn bộ nợ xấu hiện tại trên cả hệ thống thay vì chỉ bao gồm nợ xấu đã báo cáo và trái phiếu VAMC chưa được trích lập dự phòng. Con số báo cáo này có lẽ cũng bao gồm cả các khoản nợ xấu tiềm ẩn.

"Nhìn chung nợ xấu hiện tập trung phần lớn ở 7 hoặc 8 ngân hàng, trong đó ngoài Agribank và Sacombank, phần lớn là các tổ chức tín dụng nhỏ hơn. Và do phần lớn nợ xấu còn lại đều được đảm bảo bởi các tài sản BĐS, tỷ lệ thu hồi nợ được kỳ vọng sẽ đạt mức cao khi các tài sản đảm bảo được thanh lý. Do đó, nhìn chung đây là thông tin tích cực liên quan tới việc cập nhật tiến độ xử lý nợ xấu. Trước hết, thông tin minh bạch hơn và thứ hai là có vẻ như quá trình xử lý nợ xấu đang dần tiến triển tốt, với dự kiến vấn đề nợ xấu ở rất nhiều ngân hàng sẽ được xử lý phần lớn trong năm 2018-2019. Nhờ vậy sẽ có sự phục hồi mạnh mẽ trong lợi nhuận của các ngân hàng như Vietcombank và ACB, là những ngân hàng đã trích lập dự phòng phần lớn nợ xấu của mình đồng thời cũng ghi nhận lợi nhuận không thường xuyên từ bán nợ xấu.", HSC nhận định.

Về cơ cấu nợ xấu, HSC cho biết, tỷ lệ nợ xấu được các ngân hàng báo cáo là 2,34%, tương đương 153,82 nghìn tỷ đồng theo thông báo chính thức của NHNN vào cuối tháng 9 năm 2017.

Trong khi đó, mệnh giá trái phiếu VAMC hiện tại tương đương 4,05% tổng tín dụng. Theo thông tin truyền thông về cuộc gặp gần đây nhất với VAMC, mệnh giá trái phiếu VAMC tính hết tháng 8/2017 là 266,33 nghìn tỷ đồng.

Do đó, 2,22% giá trị nợ xấu còn lại có thể là nợ xấu tiềm ẩm hay nợ tái cấu trúc (tương đương 137 nghìn tỷ đồng nợ xấu).

Theo ước tính của HSC, hiện vẫn còn khoảng 400 nghìn tỷ đồng nợ xấu chưa xử lý, tương đương 6,1% tổng dư nợ tại thời điểm cuối quý III/2017.

Ước tính này dựa trên so sánh nợ xấu theo báo cáo của ngân hàng thương mại (NHTM) với hệ số trích lập dự phòng rủi ro LLR bình quân toàn ngành ngân hàng (không tính 3 ngân hàng 0 đồng) tại thời điểm cuối năm 2016 là 70,7%.

“Nếu cho rằng tỷ lệ này trong 9 tháng đầu năm 2017 vẫn như trên thì còn 30% nợ xấu chưa được trích lập dự phòng, tương đương 46 nghìn tỷ đồng nợ xấu”, HSC giả định.

Nếu nhìn vào số dư trái phiếu VAMC, ước tính dự phòng lũy kế trích lập cho trái phiếu VAMC tại thời điểm cuối năm 2016 là 37 nghìn tỷ đồng; đến cuối tháng 9/2017 là 50 nghìn tỷ đồng. Theo đó phần trái phiếu VAMC còn chưa trích lập dự phòng là 216 nghìn tỷ đồng.

Nếu trừ 2 phần trên ra khỏi số tổng, thì phần nợ xấu còn lại là 137 nghìn tỷ đồng. HSC cho rằng đây có lẽ là nợ xấu tiềm ẩn chưa được thể hiện trong nợ xấu cho vay khách hàng và trái phiếu VAMC được NHTM công bố.

“Có lẽ đây là số nợ tái cấu trúc ước tính được hạch toán một cách đặc biệt hoặc liên quan đến cho vay doanh nghiệp Nhà nước. Có thể là giả định dự phòng lũy kế cho các khoản nợ xấu tiềm ẩn cho đến nay là chưa nhiều”, HSC cho biết.

Tin mới

Lý do Việt Nam có thể nhập khẩu gạo lớn thứ 2 thế giới
10 giờ trước
Việt Nam từ lâu được biết đến là một trong những quốc gia sản xuất và xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Thế nhưng, theo dự báo mới nhất của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), Việt Nam lại có thể trở thành nước nhập khẩu gạo lớn thứ hai toàn cầu trong thời gian tới.
Khan hàng loại quả xuất khẩu tỉ USD, giá tăng mạnh
10 giờ trước
Đơn hàng xuất khẩu dồn dập nhưng một số doanh nghiệp phản ánh khó mua quả dừa tươi do khan hiếm nguồn cung.
Quốc gia đông dân thứ 4 thế giới nuôi tham vọng vượt mặt Việt Nam ở một 'mỏ vàng' tỷ USD, sản lượng 700.000 tấn mỗi năm có đủ sức?
9 giờ trước
Indonesia đang hướng tới mục tiêu chiếm vị trí thứ 2 thế giới của Việt Nam về sản lượng cà phê.
Top 10 ô tô 'đắt khách' nhất tháng 4/2025: VinFast áp đảo ngoạn mục, Xpander suýt 'bay màu'
8 giờ trước
Thị trường ô tô Việt Nam tháng 4/2025 tiếp tục được dẫn dắt bởi bộ 3 xe điện nhà VinFast gồm VF 5, VF 3 và VF 6. Trong khi đó, nhóm xe động cơ đốt trong lại có nhiều sự xáo trộn.
Phân khúc SUV cỡ C đua giảm giá giành thị phần
7 giờ trước
Trong khi Honda CR-V hay Ford Territory ngày càng giảm giá mạnh, Mazda CX-5 vẫn đang là mẫu xe bán chạy nhất phân khúc SUV cỡ C tính từ đầu năm 2025.

Tin cùng chuyên mục

Bán điện thoại 30 triệu mà pin chỉ 3.900 mAh, Samsung vẫn thua "công nghệ thần thánh" này của Trung Quốc
11 giờ trước
Trung Quốc đã có được công nghệ mới có thể giúp Galaxy S25 Edge trở nên hoàn hảo hơn. Nhưng rất tiếc Samsung chưa làm được điều này.
Siêu phẩm xe ga 125cc của Yamaha xuất hiện tại đại lý, giá chỉ từ 28 triệu đồng
12 giờ trước
Mẫu xe tay ga mới của Yamaha có thể "đe dọa" Honda Vision.
Người Việt chuộng ô tô nhập khẩu, hàng loạt xe giảm giá kỷ lục trong tháng 5
15 giờ trước
Thị trường ô tô Việt Nam tháng 5/2025 chứng kiến hàng loạt chương trình giảm giá sâu từ các hãng xe và đại lý, trải rộng trên nhiều phân khúc.
Đơn hàng container từ Trung Quốc đến một quốc gia tăng 300%
15 giờ trước
Cú "bắt tay" tạm dừng áp thuế quan giữa 2 quốc gia là nguyên nhân chính cho sự gia tăng này.